Mặc dù bệnh bạch biến không gây nguy hiểm cho sức khỏe thể chất của bệnh nhân nhưng nó vẫn có thể là một vấn đề lớn. Bất kỳ điều kiện nào khiến chúng ta trông khác biệt so với mọi người đều có thể gây khó khăn về mặt cảm xúc. Cùng tìm hiểu xem liệu bệnh bạch biến có di truyền không?
1. Bệnh bạch biến là gì?
Bệnh bạch biến còn được gọi là bệnh leucoderma, là một tình trạng da lâu dài khiến một vùng da bị mất màu (sắc tố), dẫn đến vùng da đó trông có màu trắng hoặc hồng. Bệnh bạch biến thực sự có thể xuất hiện ở bất cứ đâu trên cơ thể, nhưng nó có nhiều khả năng phát triển ở một số khu vực sau: Mắt, lỗ mũi, rốn, khuỷu tay và vùng sinh dục, đôi khi được tìm thấy bên trong miệng. Các vùng trên cơ thể có nếp gấp, chẳng hạn như đầu gối và khuỷu tay.
Vì các tế bào sắc tố tạo màu cho tóc cũng như da nên một số người mắc bệnh bạch biến có thể nhận thấy tóc bạc sớm hoặc mất màu trên môi. Không có định kiến về việc ai có thể phát triển tình trạng này. Do đó, nó có thể ảnh hưởng đến bất kỳ ai, bất kể màu da hay nguồn gốc dân tộc của họ, nhưng sẽ dễ thấy hơn ở những người có làn da sẫm màu. Những người có màu da sáng hơn thậm chí có thể không nhận ra rằng, da của họ không tạo ra sắc tố. Mặc dù bệnh bạch biến có thể bắt đầu ở mọi lứa tuổi, nhưng 95% những người mắc bệnh bạch biến phát triển bệnh trước tuổi 40.
2. Bệnh bạch biến có lây không?
Một câu hỏi phổ biến về bệnh bạch biến là liệu nó có lây không. Câu trả lời ngắn gọn là KHÔNG, bạn không thể nhiễm nó và chắc chắn bạn không thể truyền nó bằng cách chạm vào ai đó. Bệnh bạch biến không liên quan đến ung thư, bệnh bạch tạng hoặc bệnh phong. Bệnh bạch biến không phải là bệnh truyền nhiễm và cũng không phải là một tình trạng có hại về thể chất.
3. Bệnh bạch biến có di truyền không?
Mặc dù bệnh bạch biến không hoàn toàn liên quan đến di truyền gia đình, nhưng nó có thể di truyền trong gia đình. Trên thực tế, khoảng 30% những người mắc bệnh này sẽ có tiền sử gia đình. Do đó, trẻ em sẽ không mắc bệnh bạch biến chỉ với lý do cha mẹ mắc bệnh này. Tuy nhiên, trẻ có nguy cơ phát triển tình trạng này cao hơn.
4. Nguyên nhân gây bệnh bạch biến?
Tại sao bệnh bạch biến xảy ra hiện chưa được biết. Nó được cho là có liên quan đến các bệnh tự miễn dịch, dẫn đến hệ thống miễn dịch tấn công nhầm các mô khỏe mạnh của chính nó, thay vì các tế bào lạ như virus hoặc vi khuẩn. Các dấu hiệu đầu tiên có thể ở một vùng da bị tổn thương do ánh nắng mặt trời trên diện rộng. Khoảng 15-25% người mắc bệnh bạch biến cũng có thể bị ảnh hưởng bởi một bệnh tự miễn dịch khác như cường giáp (tuyến giáp hoạt động quá mức), bệnh, viêm khớp dạng thấp, tiểu đường loại 1, bệnh vẩy nến, thiếu máu ác tính, bệnh Addison.
5. Bệnh bạch biến có liên quan đến các bệnh lý khác không?
Người ta thường cho rằng khoảng 15 đến 25% những người mắc bệnh bạch biến cũng bị ảnh hưởng bởi ít nhất một tình trạng tự miễn dịch khác. Phổ biến nhất là bệnh tiểu đường type 1, bệnh tuyến giáp tự miễn, viêm khớp dạng thấp, bệnh vẩy nến, bệnh thiếu máu ác tính, bệnh Addison, lupus ban đỏ hệ thống, bệnh celiac, bệnh Crohn hoặc viêm loét đại tràng. Nhiều người mắc bệnh bạch biến cũng nhận thấy mối tương quan giữa bệnh chàm và các mảng da của họ.
6. Có thuốc chữa bệnh bạch biến không?
Hiện tại, không có cách chữa bệnh bạch biến. Nghiên cứu đang tiến hành tìm cách thay đổi điều này để cung cấp cho bệnh nhân trên toàn thế giới nhiều lựa chọn hơn về cách quản lý hoặc điều trị tình trạng này.
7. Có cách nào để ngăn ngừa bệnh bạch biến?
Không có cách nào bạn có thể dự đoán được bạn sẽ mắc bệnh bạch biến ở đâu, khi nào hoặc thậm chí liệu bạn có bị bệnh hay không. Và vì chúng ta không biết tại sao bệnh bạch biến lại xảy ra nên không có cách nào để ngăn ngừa bệnh này. Người ta cho rằng, nó được kích hoạt bởi sự kết hợp giữa di truyền và điều kiện môi trường, có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi. Tuy nhiên, người ta cho rằng, một số yếu tố có thể góp phần vào sự khởi đầu của nó:
- Căng thẳng.
- Tổn thương da do bỏng nắng nghiêm trọng hoặc (các) vết cắt.
- Di truyền – trong gia đình.
- Thay đổi nội tiết tố trong cơ thể, ví dụ, tuổi vị thành niên.
- Tiếp xúc với một số hóa chất.
- Các vấn đề về gan và/hoặc thận.
- Các sản phẩm có chứa phenol (còn được gọi là axit carbolic hoặc axit phenic) có thể là tác nhân gây bệnh bạch biến.
Hy vọng những thông tin trong bài viết trên đã giúp độc giả hiểu rõ về bạch biến có di truyền không? Nếu có bất kỳ băn khoăn, thắc mắc nào có thể liên hệ với bác sĩ để được thăm khám, hỗ trợ.
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.