Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng ThS.BS Lê Dương Tiến - CK Nội cơ xương khớp, Khoa Khám bệnh & Nội khoa, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng.
Bệnh viêm khớp vảy nến (tên tiếng Anh là Psoriatic arthritis) một dạng viêm khớp xảy ra ở những người bệnh vẩy nến. Nếu không được điều trị, viêm khớp vẩy nến có thể khiến người bệnh bị tàn tật suốt đời.
1. Nguyên nhân của bệnh viêm khớp vảy nến
Cả hai bệnh viêm khớp vẩy nến và bệnh vẩy nến đều là bệnh mãn tính, tình trạng bệnh sẽ nặng dần theo thời gian. Tuy nhiên trong những giai đoạn nặng dần lên có những khoảng thời gian các triệu chứng được cải thiện hoặc thuyên giảm xen kẽ.
Viêm khớp vảy nến có thể ảnh hưởng đến một bên hoặc cả hai bên khớp cơ thể. Các dấu hiệu và triệu chứng của viêm khớp vẩy nến thường giống với các bệnh viêm khớp dạng thấp. Cả hai bệnh này đều khiến khớp bị đau, sưng và nóng khi chạm vào.
Tuy nhiên, viêm khớp vẩy nến còn có khả năng gây ra:
- Ngón tay và ngón chân sưng lên: Viêm khớp vảy nến gây sưng đau hoặc có thể bị sưng và biến dạng ở tay và chân trước khi có các triệu chứng nặng ở khớp.
- Đau chân: Viêm khớp vảy nến có thể gây đau tại những điểm mà gân và dây chằng bám vào xương, đặc biệt là ở phía sau gót chân (viêm gân Achilles) hoặc ở lòng bàn chân (viêm cân gan chân).
- Đau lưng dưới: Một số người bệnh vẩy nến mắc viêm cột sống do hậu quả của viêm khớp vẩy nến. Viêm cột sống chủ yếu gây viêm khớp ở giữa các đốt sống của cột sống và ở khớp giữa cột sống với xương chậu (viêm khớp cùng chậu).
Khi nào đi khám bác sĩ
Nếu mắc bệnh vẩy nến, hãy cho bác sĩ biết khi có các triệu chứng của đau khớp, để bác sĩ có phương pháp điều trị kịp thời, tránh làm tổn thương các khớp nặng hơn nếu không được điều trị.
2. Triệu chứng của bệnh viêm khớp vảy nến
Viêm khớp vảy nến xảy ra khi hệ thống miễn dịch của cơ thể bạn bắt đầu tấn công các tế bào và mô khỏe mạnh. Phản ứng miễn dịch bất thường này gây ra viêm trong khớp, đồng thời các tế bào da bị tăng sinh.
Hiện nay các bác sĩ vẫn chưa lý giải được tại sao hệ thống miễn dịch của cơ thể tấn công các mô khỏe mạnh của chính mình, nhưng dường như cả hai yếu tố di truyền và môi trường đều có vai trò dẫn đến bệnh vẩy nến. Nhiều trường hợp mắc viêm khớp vẩy nến có tiền sử gia đình mắc bệnh vẩy nến hoặc viêm khớp vẩy nến. Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra một số dấu ấn gen có thể có liên quan đến viêm khớp vẩy nến.
Chấn thương vật lý hoặc nguyên nhân đến từ trong môi trường như nhiễm virus hoặc vi khuẩn, có thể gây ra viêm khớp vẩy nến ở những người có gen di truyền của bệnh vẩy nến.
3. Phác đồ điều trị viêm khớp vảy nến
Hiện nay do không có cách chữa trị khỏi hoàn toàn cho viêm khớp vẩy nến, vì vậy điều trị tập trung kiểm soát viêm để giảm đau khớp và ngăn ngừa khuyết tật.
3.1 Thuốc điều trị
Các loại thuốc được sử dụng để điều trị viêm khớp vẩy nến bao gồm:
- NSAID - Thuốc chống viêm không steroid (NSAID) có thể giảm đau và giảm viêm: NSAID không kê đơn bao gồm ibuprofen (Advil, Motrin IB, các loại khác) và naproxen natri (Aleve). Tác dụng phụ của nhóm thuốc này bao gồm kích ứng dạ dày, các vấn đề về tim, tổn thương gan và thận.
- Các thuốc DMARDs (Disease-modifying antirheumatic drugs): Những loại thuốc này có thể làm chậm sự tiến triển của viêm khớp vẩy nến và giúp cho các khớp và các mô khác tránh bị tổn thương vĩnh viễn. DMARD thông thường bao gồm methotrexate (Trexall, Otrexup, những loại khác), leflunomide (Arava) và sulfasalazine (Azulfidine). Tác dụng phụ khác nhau nhưng nhìn chung bao gồm tổn thương gan, ức chế tủy xương và nhiễm trùng phổi nghiêm trọng.
- Thuốc ức chế miễn dịch: Những loại thuốc này làm giảm hoạt động của miễn dịch trong cơ thể để ngăn sự phát triển của bệnh. Ví dụ bao gồm azathioprine (Imuran, Azasan) và cyclosporine (Gengraf, Neoral, Sandimmune). Những loại thuốc này có thể làm tăng sự nhạy cảm của người bệnh với nhiễm trùng.
- Tác nhân sinh học: Còn được gọi là thuốc kích thích phản ứng sinh học (biologic response modifiers), như abatacept (Orencia), adalimumab (Humira), certolizumab (Cimzia), etanercept (Enbrel), golimumab (Simponi), Infliximabab Cosentyx), tofacitinib (Xeljanz) và ustekinumab (Stelara). Những loại thuốc này nhắm vào các bộ phận cụ thể của hệ thống miễn dịch đã kích hoạt viêm và dẫn đến tổn thương khớp. Tuy nhiên, tác dụng phụ của nhóm thuốc lá này làm tăng nguy cơ nhiễm trùng, liều cao của tofacitinib có thể làm tăng nguy cơ tạo cục máu đông trong phổi. Tác nhân sinh học có thể được sử dụng một mình hoặc kết hợp với DMARD.
- Apremilast (Otezla) làm giảm hoạt động của một loại enzyme trong cơ thể có nhiệm vụ kiểm soát hoạt động viêm trong tế bào. Tác dụng của thuốc này bao gồm tiêu chảy, buồn nôn và đau đầu.
3.2 Phẫu thuật và kỹ thuật khác
- Tiêm steroid: Loại thuốc này làm giảm viêm nhanh chóng và đôi khi được tiêm vào khớp bị viêm.
- Phẫu thuật thay khớp: Các khớp đã bị tổn thương nghiêm trọng do viêm khớp vẩy nến có thể được thay thế bằng các bộ phận nhân tạo làm bằng kim loại và nhựa.
>>>Lời khuyên từ ThS.BS Lê Dương Tiến - CK Nội cơ xương khớp, Khoa Khám bệnh & Nội khoa, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng:
Do chưa có phương pháp điều trị dứt điểm, bệnh viêm khớp vảy nến chỉ có thể kiểm soát triệu chứng và ngăn ngừa tình trạng xấu cho các khớp xương. Điều quan trọng là bệnh cần được chẩn đoán sớm để điều trị nếu không bệnh có thể tiến triển đến tàn phế.
Viêm khớp vảy nến là bệnh tự miễn nên vì khám sớm rất quan trọng tránh biến chứng của bệnh cũng như ngăn ngừa sự tiến triển bệnh ngay từ đầu. Bệnh viện Vinmec có đội ngũ bác sĩ chuyên khoa về cơ xương khớp nhiều kinh nghiệm và hệ thống máy móc hiện đại nhất thế giới, kèm chế độ chăm sóc khách hàng ưu việt nên Vinmec là sự lựa chọn hợp lý nhất hiện nay.
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.
Nguồn tham khảo: mayoclinic.org