Bánh mì trắng đã trở thành thực phẩm khá quen thuộc với nhiều người. Nhưng gần đây với sự xuất hiện của bánh mì đen, khiến cho mọi người có nhiều ý kiến quan tâm đến sự khác nhau giữa bánh mì đen và bánh mì trắng. Bài viết sẽ cung cấp thêm các thông tin về hai loại bánh mì này.
1. Làm thế nào để đánh giá sự khác nhau giữa bánh mì trắng và đen
Hầu hết tất cả các loại bánh mì đều được làm theo cách giống nhau, ngoại trừ thành phần các chất chứa trong bánh mì bao gồm gluten và ngũ cốc. Bánh mì đều được sản xuất bằng cách sử dụng men trong bột từ hạt lúa mì hoặc lúa mạch đen. Quá trình sản xuất bột mì chuyển hóa các loại đường đơn có trong bột. Bột nổi lên khi rượu và khí cacbonic được giải phóng. Khi bột mì được nướng, men sẽ chết và các túi nhỏ carbon dioxide bị bỏ lại, làm cho bánh mì có kết cấu đáng kinh ngạc.
2. Sự khác biệt về dinh dưỡng của bánh mì trắng và bánh mì đen
Cám trong bột mì cung cấp các thành phần dinh dưỡng khá phong phú bao gồm: magie, mangan, vitamin B và E, sắt, kẽm, kali và phốt pho. Hơn nữa, bánh mì cũng chứa chất xơ và chất dinh dưỡng thực vật thường được gọi là lignans thực vật. Những chất dinh dưỡng thực vật này được biết đến với tác dụng bảo vệ chống lại bệnh tim và ung thư vú. Nhiều người cho rằng lượng calo trong bánh mì trắng và bánh mì đen là như nhau.
Bột của bánh mì trắng được cho là giàu các khoáng chất và vitamin. Cơ quan thực phẩm và dược phẩm (FDA) cũng yêu cầu bổ sung folate, thiamin, sắt và niacin bị mất trong quá trình chế biến bánh mì để tránh thiếu hụt dinh dưỡng.
Bánh mì trắng: Trong 100 gam bánh mì trắng có chứa hàm lượng calo khoảng 304 calo. Ngoài ra, bánh mì trắng cung cấp bột đường, chất béo và protein. Bánh mì cũng cung cấp thiamin (vitamin B1) và folate (vitamin M) khá phong phú. Thành phần của bánh mì trắng cũng chứa nhiều sodium (natri) và chỉ số glycemic cao hơn so với bánh mì đen.
Bánh mì đen: Trong 100g bánh mì đen có chứa hàm lượng calo khoảng 284 calo. Tuy nhiên, hàm lượng chất xơ trong bánh mì đen cao hơn gấp 4 lần so với bánh mì trắng. Bánh mì đen còn chứa nhiều vitamin B. Chỉ số glycemic (chỉ số đường huyết trong thực phẩm) thấp hơn so với bánh mì trắng.
3. Hình thức của bánh mì trắng và bánh mì đen
Cả hai loại bánh mì đen và bánh mì trắng đều được làm bằng bột mì. Thành phần của một hạt bột mì bao gồm 3 phần: Phần cám, phần mầm và phần nội nhũ. Trung tâm lớn của hạt bột mì có protein và tinh bột là nội nhũ. Trong quá trình nảy mầm, khu vực trung tâm này nảy mầm. Bột mì cũng có nhiều khoáng chất, vitamin và dầu. Thành phần của cám rất giàu chất xơ và một số chất dinh dưỡng. Cám cũng bao phủ cả mầm và nội nhũ.
Trong bánh mì trắng, bột mì được chế biến tinh chế cao hơn so với bánh mì nguyên cám. Khi chế biến, chỉ để lại phần nội nhũ màu trắng, nhiều tinh bột và loại bỏ lớp cám có mầm của hạt lúa mì. Mầm và cám còn nguyên trong bột mì nguyên cám, đó là lý do tại sao nó có nhiều chất xơ và chất dinh dưỡng hơn bột mì trắng.
3. Ưu nhược điểm của bánh mì trắng và bánh mì đen
3.1. Chi phí và Khả năng tiếp cận
Bánh mì trắng tiết kiệm hơn bánh mì đen, mặc dù nó có các bước trong quá trình tinh chế. Bánh mì trắng có ở khắp mọi nơi và được sản xuất hàng loạt.
3.2. Khả năng dự đoán
Tính đồng nhất của bánh mì được đảm bảo trong trường hợp bánh mì trắng. Nó cũng có một hương vị nhạt nhẽo, tuy nhiên nó là nguyên liệu hoàn hảo và quan trọng để làm bánh sandwich.
Hầu hết mọi người đều cảm thấy rằng bánh mì đen ngon hơn dù đã nảy mầm, ủ men hay lên men vi khuẩn. Điều này là do sự bổ sung của mầm và cám.
3.3. Kết cấu
Bánh mì đen có kết cấu đa dạng hơn trong khi bánh mì trắng có kết cấu dai. Sở thích là hoàn toàn chủ quan.
4. Câu hỏi thường gặp về bánh mì đen và bánh mì trắng
4.1. Bánh mì đen có tốt cho sức khỏe hơn bánh mì trắng không?
Bánh mì đen tốt hơn bánh mì trắng. Điều này là do bánh mì đen có nhiều lợi thế về dinh dưỡng. Bánh mì đen rất giàu chất xơ, và chất xơ này được loại bỏ khỏi bánh mì trắng trong quá trình tinh chế cơ học. Chất xơ kiểm soát lượng đường trong máu, bình thường hóa nhu động ruột và cũng giúp giảm cholesterol. Bánh mì đen cũng có thể giúp giảm tăng huyết áp, rối loạn tiêu hóa, nguy cơ đột quỵ và béo phì. Mầm và cám của bánh mì đen rất giàu thành phần khoáng chất và vitamin.
Bánh mì trắng thường có các vitamin tổng hợp mà cơ thể không thể hấp thụ hoàn toàn. Hơn nữa, bánh mì trắng có thể có chất bảo quản và thêm đường. Bánh mì đen tốt cho sức khỏe hơn bánh mì trắng vì nó còn nguyên chất xơ.
4. 2. Bánh mì đen hay bánh mì trắng có tác dụng giảm cân hiệu quả
Mọi người ăn bánh mì trắng hoặc bánh mì đen để giảm cân vì nghĩ rằng chúng có giá trị dinh dưỡng như nhau. Bánh mì trắng được chế biến nhiều hơn bánh mì nguyên cám. Do quá trình chế biến này, mầm và cám được loại bỏ trong bánh mì trắng, và chỉ còn lại phần nội nhũ màu trắng, giàu tinh bột. Do đó làm cho bánh mì trắng có ít chất dinh dưỡng. Hơn nữa, bánh mì trắng cũng có thêm đường và xi-rô ngô fructose cao. Tiêu thụ quá mức sẽ gây ra các vấn đề về cân nặng và cũng dẫn đến các bệnh thoái hóa khác như các vấn đề tim mạch và tiểu đường.
Mặt khác, bột mì nguyên cám chứa nhiều chất dinh dưỡng hơn vì mầm và cám còn nguyên vẹn. Vì vậy, nếu bạn đang muốn giảm cân, bạn có thể chọn ăn bánh mì đen để thúc đẩy hiệu quả giảm cân.
4.3. Bánh mì đen hay bánh mì trắng có tác dụng xây dựng cơ bắp của cơ thể
Đối với chế độ ăn kiêng xây dựng cơ bắp, bánh mì phù hợp phải là nguồn cung cấp carbohydrate và chất dinh dưỡng tốt. Bánh mì trắng có ít protein hơn bánh mì đen và protein rất quan trọng cho sự phát triển của cơ bắp. Bánh mì đen cũng chứa nhiều carbs phức hợp, đây cũng là một chất dinh dưỡng vĩ mô quan trọng cho những người tập thể hình. Vì vậy,bánh mì nâu rất tốt cho việc xây dựng cơ thể
Nếu bạn là người thường xuyên ăn bánh mì, thì bạn nên cân nhắc chuyển sang dùng lúa mì nguyên cám chưa tinh chế. Để đảm bảo rằng bạn nhận được tối thiểu các chất phụ gia và dinh dưỡng tối đa, bạn có thể tìm kiếm một sản phẩm có số lượng thành phần ít hơn.
5. Một số lưu ý khi sử dụng bánh mì
Bánh mì thường được xem như thực phẩm không cung cấp đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Vì vậy, bạn nên sử dụng bánh mì trong khẩu phần ăn một cách hợp lý để đảm bảo có khả năng bổ sung các thực phẩm giàu chất dinh dưỡng khác.
Hơn nữa, những người mắc bệnh đái tháo đường thì không nên bổ sung bánh mì vào khẩu phần ăn hàng ngày đặc biệt là bánh mì trắng.
Các loại bánh mì đen và trắng đều được làm bằng lúa mạch, lúa mì, lúa mạch đen cho nên bánh mì có khả năng sản sinh ra các chất nhầy tự nhiên trong cơ thể. Cho nên khi ăn các loại bánh mì này bạn có thể gặp phải các nguy cơ về vấn đề mũi, đường hấp bị dịch nhầy tắc nghẽn.
Bánh mì có hàm lượng tinh bột trong thành phần dinh dưỡng khá cao. Cho nên, nếu ăn bánh mì thường xuyên có thể sẽ là yếu tố nguy cơ gây tăng cân. Chẳng hạn bạn có thể sử dụng khoảng bốn lát bánh mì sẽ cung cấp 140 mg canxi giúp cho xương của bạn chắc khoẻ đồng thời cũng không thể khiến bạn tăng cân.
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.
Nguồn tham khảo: parenting.firstcry.com