Giữ đường huyết ở mức ổn định là việc làm cần thiết, đặc biệt đối với người lớn tuổi, người có nhiều bệnh lý nền như đái tháo đường, tăng huyết áp, tim mạch... Ngày nay, bệnh nhân có thể tự theo dõi đường huyết cá nhân và so sánh kết quả với bảng theo dõi đường huyết tại nhà, đây được xem là chìa khóa theo giúp người bệnh theo dõi sức khỏe.
1. Những yếu tố nào ảnh hưởng đến chỉ số đường huyết
Thức ăn khi vào đến hệ tiêu hóa sẽ chuyển thành những dạng năng lượng khác nhau mà một trong số đó là đường (hay còn gọi là glucose). Bên cạnh nhịp tim và huyết áp, chỉ số đường huyết cũng là một chỉ số sức khỏe rất quan trọng cần phải theo dõi thường xuyên tại nhà.
Tại các cơ sở y tế, đường huyết được đo bằng cách lấy mẫu máu từ tĩnh mạch trên cánh tay để đem đi xét nghiệm. Hiện nay bệnh nhân đã có thể sử dụng những thiết bị đo đường huyết tại nhà bằng cách lấy kim châm vào đầu ngón tay, nặn máu vào que thử và cho vào máy đọc. Đơn vị đo đường huyết trung bình là miligam/decilit (mg/dl).
Trên thực có nhiều yếu tố tác động lên mức đường huyết, vì vậy việc đo đường huyết có thể dẫn đến những kết quả khác nhau bao gồm:
- Tuổi tác: Với người lớn tuổi, đặc biệt là độ tuổi sau 45 tuổi, chỉ số đường huyết thường sẽ tăng cao hơn do sự tích tụ đường lâu dài. Bên cạnh phải kể đến nguyên nhân do công suất phân giải đường của tụy bị suy giảm.
- Bệnh lý tim mạch: tăng huyết áp, bệnh hệ động/tĩnh mạch cũng dẫn đến tình trạng tăng đường huyết đáng kể.
- Tổn thương hiện có ở mắt, thận, mạch máu, não, tim... đòi hỏi cơ thể cung cấp một nguồn năng lượng lớn để sửa chữa, đây cũng là nguyên nhân gián tiếp gây tăng đường trong máu;
- Stress, trạng thái ốm có thể dẫn đến tăng đường huyết. Tăng đường xuất phát từ những căng thẳng cuộc sống. Ngoài ra sự gia tăng insulin khi bị stress cũng làm tăng nồng độ glucose đáng kể;
- Thử đường huyết là cách tốt nhất để bệnh nhân tự đánh giá đáp ứng của cơ thể đối với thức ăn, tập thể dục, thuốc điều trị, tình trạng stress, bệnh lý... qua đó điều chỉnh cách chăm sóc cơ thể, cách cân đối bữa ăn, cường độ tập luyện thể dục thể thao, điều chỉnh liều liều thuốc hạ đường huyết... Ngoài ra, thử đường huyết còn giúp xác định hạ/tăng đường để xử trí cấp cứu kịp thời.
2. Khi nào nên kiểm tra theo dõi chỉ số đường huyết
Đối với bệnh nhân mắc bệnh đái tháo đường type 1: Bệnh nhân nên thử đường huyết thường xuyên, ít nhất 3 lần/ngày để đạt mục tiêu điều trị. Người bệnh đái tháo đường type 2 nên thử đường huyết theo các gợi ý như sau:
- Buổi sáng lúc đói, trước ăn trưa, trước ăn chiều;
- Sau ăn 1-2 giờ (sáng, trưa, chiều);
- Trước khi đi ngủ;
- Thử đường huyết lúc 2 giờ hoặc 3 giờ sáng: khi bệnh nhân nghi ngờ có hạ đường huyết vào ban đêm.
Các tình huống khác bệnh nhân nên chú ý và tự thử đường huyết để theo dõi như sau:
- Bệnh nhân nghi ngờ đường huyết quá cao, hoặc quá thấp;
- Khi thay đổi thuốc điều trị, thay đổi liều thuốc đái tháo đường;
- Khi người bệnh thay đổi chế độ ăn, chương trình tập thể dục;
- Nếu có uống rượu, đi du lịch, ăn các món ăn khác lạ;
- Theo dõi đường huyết trước và sau khi tập thể dục;
- Đo đường huyết trước khi lái xe, trước hoạt động có cường độ tập trung cao;
- Bị bệnh;
- Mang thai.
Cách thử đường huyết tại nhà vô cùng đơn giản, bệnh nhân có thể tự thực hiện hoặc nhờ người thân trợ giúp:
- Đầu tiên cần rửa tay sạch với xà phòng, nước ấm sau đó để khô hoàn toàn;
- Nhẹ nhàng xoa bóp đầu ngón tay, sau đó để bàn tay hướng xuống dọc theo thân để dòng máu lưu thông đến các đầu ngón dễ dàng hơn;
- Sát trùng và chờ khô vị trí lấy máu trên ngón tay trước khi thực hiện lấy máu;
- Đâm kim vào ngón tay với độ sâu vừa đủ và bóp nhẹ nhàng sao cho xuất hiện giọt máu, nhỏ giọt máu lên que thử.
3. Bảng theo dõi đường huyết tại nhà là gì?
Bảng theo dõi đường huyết hay bảng kiểm tra đường huyết, bảng đo đường huyết tiểu đường là bằng liệt kê các chỉ số định lượng đường huyết lý tưởng của một người suốt cả ngày. Bảng theo dõi đường huyết tại nhà bao gồm theo dõi đường huyết trước và sau bữa ăn. Các chuyên gia y tế thường tư vấn cho bệnh nhân mức khuyến nghị giá trị đường huyết thông qua dạng bảng theo dõi đường huyết. Bảng đo đường huyết tiểu đường này sẽ giải thích những mức nào bình thường và bất thường cho người có và không có bệnh đái tháo đường.
Có thể thấy bảng đo đường huyết tiểu đường là một công cụ quan trọng quản lý nguy cơ bệnh tiểu đường với các chỉ số được thể hiện như sau:
3.1. Bảng theo dõi đường huyết tại nhà cho thai phụ
3.2. Bảng theo dõi đường huyết tại nhà cho những đối tượng còn lại (theo Hiệp hội đái tháo đường Hoa Kỳ – ADA)
Theo bảng đo đường huyết tiểu đường:
- Hạ đường huyết khi kết quả đo < 70 mg/dl;
- Tăng đường huyết khi kết quả đo > 180 mg/dl.
Những rủi ro theo từng mức đường huyết xác định:
- Dưới 50 mg/dl: bệnh nhân cần nạp đường ngay để nâng chỉ số đường huyết đồng thời cần đưa bệnh nhân đến bệnh viện ngay.
- 70 – 90 mg/dl: bệnh nhân cần bổ sung đồ ngọt khi có các triệu chứng hạ đường;
- 90 – 120 mg/dl: phạm vi đường bình thường bệnh nhân cần duy trì;
- 120 – 160 mg/dl: bệnh nhân cần đo đường thường xuyên và điều chỉnh lối sống;
- Từ 160 mg/dl trở lên: bệnh nhân cần điều trị ngay khi chẩn đoán đái tháo đường.
Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ cho biết bất kỳ ai cũng cần đo đường huyết định kỳ sau tuổi 45 và đo định kỳ mỗi 3 năm 1 lần. Đến kỳ đo đường huyết, người không mắc bệnh vẫn nên kiểm tra ít nhất 2 lần trong ngày hoặc có thể đo nhiều lần hơn, tối đa 10 lần. Thời điểm khuyến khích thực hiện đo đường huyết là: trước khi ăn sáng và trước khi đi ngủ, 1-2 giờ sau ăn.
4. Thay đổi lối sống giúp cải thiện chỉ số đường huyết hiệu quả
- Giảm cân nếu bệnh nhân đang có tình trạng thừa cân: Điều này được giải thích là do khi dư cân, chất béo trong cơ thể gia tăng sẽ dễ dẫn đến tình trạng tăng đề kháng insulin, gây tăng đường huyết;
- Tập thể dục thường xuyên sẽ giúp bệnh nhân tiêu hao lượng đường dư thừa tích tụ trong máu. Người bệnh nên tập thể dục ít nhất 30 phút mỗi lần tập như đi bộ, xe đạp... ngoài ra tập thể dục cũng rất tốt cho sức khỏe tim mạch.
- Giảm tình trạng căng thẳng cũng rất tốt cho đường huyết: Nhiều nghiên cứu đã chứng minh được rằng căng thẳng có thể khiến cơ thể tiết nhiều insulin hơn mức bình thường. Bệnh nhân có thể cải thiện bằng cách thường xuyên viết nhật ký, thiền, dành từ 15 đến 30 phút mỗi ngày để làm những việc mà mình thích, ngủ đủ giấc...
5. Phòng ngừa tình trạng hạ đường huyết
- Nên ăn uống đúng giờ, không bỏ bữa, không ăn trễ hoặc ăn quá ít.
- Bệnh nhân đái tháo đường cần uống thuốc, tiêm Insulin đúng quy định.
- Bệnh nhân đái tháo đường luôn mang theo carbohydrates mỗi khi uống rượu.
- Mang theo bên người carbohydrate (kẹo, bánh sandwich...) khi bệnh nhân tập thể dục vừa hoặc nặng.
- Thường xuyên kiểm tra huyết và so sánh với bảng theo dõi đường huyết tại nhà.
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.