Bấm huyệt có chữa được mất ngủ?

Một số người bị mất ngủ trong thời gian ngắn trong vài ngày hoặc vài tuần, trong khi những người khác mất ngủ trong nhiều tháng. Bất kể bạn bị mất ngủ thường xuyên như thế nào thì bấm huyệt có thể giúp bạn giảm bớt phần nào. Đọc tiếp để tìm hiểu về bấm huyệt chữa mất ngủ, bạn có thể thử và tìm hiểu thêm về khoa học đằng sau việc xoa bóp bấm huyệt cho giấc ngủ.

1. Bấm huyệt có chữa được mất ngủ?

Mất ngủ là một chứng rối loạn giấc ngủ khá phổ biến, khiến bạn khó đi vào giấc ngủ và ngủ không sâu giấc. Chứng mất ngủ khiến nhiều người không thể ngủ đủ 7-9 tiếng mỗi đêm mà các chuyên gia khuyến nghị. Bấm huyệt bao gồm việc sử dụng xúc giác vật lý để kích thích các điểm áp lực tương ứng với các khía cạnh khác nhau của sức khỏe thể chất và tinh thần.

Tác dụng của bấm huyệt là giải phóng nhanh các cơn đau, thư giãn cơ và giảm áp lực lên hệ thần kinh, thông kinh hoạt lạc, giúp điều hòa và tăng cường chức năng phủ tạng, hỗ trợ tiêu hóa. Tùy vào các vị trí huyệt đạo tác động mà bấm huyệt phát huy hiệu quả điều trị các vấn đề bệnh lý cơ thể gặp phải khác nhau. Thêm nữa, bấm huyệt còn giúp tăng cường hệ miễn dịch và thể lực, tăng khả năng hấp thụ dinh dưỡng và phòng nhiều bệnh lý. Bấm huyệt giúp thư giãn tinh thần, điều chỉnh và lập lại sự cân bằng của hoạt động thần kinh, giải tỏa căng thẳng. Và đặc biệt có hiệu quả với bệnh lý liên quan đến hệ thống thần kinh ngoại biên, thần kinh trung ương, bệnh nan y hoặc bệnh mãn tính... Đây được coi là phương pháp thực hiện đơn giản, dễ thực hiện và không gây đau. Chính vì vậy, bấm huyệt trở thành xu hướng trị bệnh được nhiều người lựa chọn.

Bấm huyệt có từ hàng ngàn năm trước, nhưng các chuyên gia chỉ mới bắt đầu đánh giá hiệu quả của nó như một phương pháp điều trị y tế gần đây. Mặc dù hầu hết các nghiên cứu hiện có về bấm huyệt và giấc ngủ còn ít. Ví dụ như, một nghiên cứu năm 2010 với nhóm đối tượng 25 người tham gia trong các cơ sở chăm sóc dài hạn, những người bị khó ngủ. Chất lượng giấc ngủ của họ được cải thiện sau năm tuần điều trị bằng phương pháp bấm huyệt. Quyền lợi kéo dài đến hai tuần sau khi họ ngừng điều trị.

Một nghiên cứu khác năm 2011 với nhóm đối tượng là 45 phụ nữ sau mãn kinh mắc chứng mất ngủ cũng cho kết quả tương tự sau 4 tuần điều trị. Nhiều nghiên cứu khác có những phát hiện tương tự nhưng tất cả đều tương đối nhỏ và hạn chế. Vì vậy, mà các chuyên gia không có đủ dữ liệu chất lượng cao để đưa ra bất kỳ kết luận cụ thể nào. Bởi vậy, chưa có bằng chứng cụ thể nào cho thấy bấm huyệt làm giảm chất lượng giấc ngủ, tuy nhiên với lợi ích không nhỏ mà nó đem lại mà bản thân bấm huyệt lại không quá nhiều tác hại đến sức khỏe của bạn thì bạn vẫn nên thử phương pháp này.

2. Các điểm bấm huyệt cho giấc ngủ ngon

2.1. Huyệt Thần môn

Điểm nằm ở nếp gấp trên cổ tay ngoài của bạn, phía dưới ngón út của bạn

Để điều trị chứng mất ngủ:

  • Cảm nhận không gian nhỏ và rỗng ở khu vực này và ấn nhẹ theo chuyển động tròn hoặc lên xuống.
  • Tiếp tục trong hai đến ba phút.
  • Giữ phần bên trái của điểm với áp lực nhẹ nhàng trong vài giây, và sau đó giữ phần bên phải.
  • Bạn hãy lặp lại trên cùng một vùng của cổ tay còn lại.

Kích thích điểm áp lực này có liên quan đến việc làm cho tâm trí của bạn tĩnh lặng, có thể giúp bạn dễ ngủ hơn.


Huyệt thần môn nằm ở nếp gấp trên cổ tay ngoài
Huyệt thần môn nằm ở nếp gấp trên cổ tay ngoài

2.2. Huyệt Tam âm giao

Giao điểm nằm trên chân trong của bạn, ngay trên mắt cá chân của bạn

Để điều trị chứng mất ngủ:

  • Xác định vị trí điểm cao nhất trên mắt cá chân của bạn.
  • Đếm chiều rộng bốn ngón tay lên chân của bạn, trên mắt cá chân của bạn.
  • Áp dụng một chút áp lực sâu vào phía sau xương cẳng chân lớn nhất ( xương chày) của bạn, xoa bóp theo chuyển động tròn hoặc lên xuống trong bốn đến năm giây.

Ngoài việc giúp bạn dễ ngủ, huyệt đạo này cũng có thể giúp bạn chữa chứng rối loạn vùng chậu và đau bụng kinh.

Không áp dụng điểm áp lực này nếu bạn đang mang thai, vì nó có thể kích thích chuyển dạ.


Huyệt tam âm giao nằm trên chân trong, ngay trên mắt cá chân
Huyệt tam âm giao nằm trên chân trong, ngay trên mắt cá chân

2.3. Huyệt Dũng tuyền

Điểm này nằm ở trong lòng bàn chân bạn. Chỗ lõm nhỏ xuất hiện ngay trên bàn chân khi bạn co ngón chân vào trong.

Để điều trị chứng mất ngủ:

  • Nằm ngửa, gập đầu gối để có thể dùng tay chạm vào chân.
  • Lấy một chân trong tay và co các ngón chân lại.
  • Cảm nhận chỗ lõm trên lòng bàn chân của bạn.
  • Ấn mạnh và xoa bóp điểm này trong vài phút theo chuyển động tròn hoặc lên xuống.

Kích thích điểm này sẽ tiếp thêm năng lượng cho bạn và giúp bạn ngủ ngon hơn.


Huyệt dũng tuyền nằm ở trong lòng bàn chân
Huyệt dũng tuyền nằm ở trong lòng bàn chân

2.4. Huyệt Nội quan

Điểm này nC của bạn giữa hai gân. Bạn tìm điểm cao nhất của mắt cá chân ở mặt trong của chân. Bắt đầu từ đầu mắt cá chân, đo chiều rộng chân bằng bốn ngón tay. Tạo áp lực sâu ngay sau xương trên mắt cá chân.

Để điều trị chứng mất ngủ:

  • Lật ngược tay để lòng bàn tay hướng lên trên.
  • Lấy một tay và đếm chiều rộng ngón tay từ ba ngón tay trở xuống từ nếp gấp cổ tay của bạn.
  • Tạo một áp lực xuống đều đặn giữa hai gân ở vị trí này.
  • Sử dụng chuyển động tròn hoặc lên xuống để mát-xa khu vực này trong bốn đến năm giây.

Huyệt đạo này còn làm dịu cơn buồn nôn, đau dạ dàyđau đầu.


Huyệt nội quan nằm ở trong lòng bàn chân, giữa hai gân
Huyệt nội quan nằm ở trong lòng bàn chân, giữa hai gân

2.5. Huyệt Phong trì

Huyệt đạo nằm ngay phía sau gáy của bạn. Bạn có thể sờ thấy nó bằng cách cảm nhận xương chũm phía sau tai và theo đường rãnh xung quanh đến cơ cổ gắn với hộp sọ.

Để điều trị chứng mất ngủ:

  • Chắp hai bàn tay vào nhau và nhẹ nhàng mở lòng bàn tay bằng các ngón tay đan vào nhau để tạo hình chiếc cốc bằng hai bàn tay.
  • Dùng ngón tay cái để tạo áp lực sâu và chắc về phía hộp sọ, sử dụng các chuyển động tròn hoặc lên xuống để xoa bóp vùng này trong 4-5 giây.
  • Hít thở sâu khi xoa bóp khu vực này.

Kích thích điểm áp suất này có thể giúp giảm các triệu chứng hô hấp, chẳng hạn như ho, thường làm gián đoạn giấc ngủ. Nó cũng liên quan đến việc giảm căng thẳng và làm dịu tâm trí.

2.6. Huyệt Hành gian

Huyệt hành gian ở giữa ngón chân cái và ngón chân trỏ của bàn chân.

Huyệt này có tác dụng giúp chữa chứng mất ngủ không rõ nguyên nhân, cũng như chứng mất ngủ liên quan đến căng thẳng và lo lắng.

Việc bấm huyệt hành gian là một phần của thói quen thư giãn trong một nghiên cứu về sự mệt mỏi và chất lượng giấc ngủ ở những người điều trị sau ung thư vú. Bấm huyệt và giữ trong vòng 3 phút có thể cải thiện giấc ngủ.

2.7. Huyệt thái khê

Vị trí huyệt đạo nằm ngay trên gót chân ở mặt trong của bàn chân.

Năm 2014, một nghiên cứu gồm 75 người về việc sử dụng huyệt nội quan và thái khê đã phát hiện ra rằng bấm huyệt vào những điểm này đã cải thiện chất lượng giấc ngủ ở những người lớn tuổi trung niên và người lớn bị tăng huyết áp . Nó cũng làm giảm huyết áp của họ xuống mức khỏe mạnh.

2.8. Huyệt Ấn đường

Vị trí huyệt đạo nằm ngay chính giữa lông mày, ngay trên mũi. Tác động bấm huyệt vào huyệt đạo này có thể giúp điều trị chứng mất ngủ và các vấn đề khác như kích động, bồn chồn, lo lắng.

Tuy nhiên chưa có nhiều nghiên cứu đi sâu vào hiệu quả của bấm huyệt. Một số nghiên cứu cho thấy hiện nay có khoảng 10 - 30% số người bị mất ngủ. Thiếu ngủ có thể ảnh hưởng đến sức khỏe lâu dài và hạnh phúc của một người. Thuốc ngủ có tác dụng đối với một số người, nhưng chúng có thể gây ra tác dụng phụ. Bấm huyệt là một phương pháp thay thế rủi ro và an toàn mà hầu hết mọi người đều nên thử. Nhưng ghi nhớ nếu bạn muốn thử phương pháp này thì hãy tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc một chuyên gia bấm huyệt.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Nguồn tham khảo: medicalnewstoday.com, healthline.com

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe