Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ chuyên khoa II Cao Thị Thanh - Bác sĩ Nhi - Khoa Nhi - Sơ sinh - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hải Phòng
Em bé bị suy dinh dưỡng trong bụng mẹ sẽ gặp phải cản trở lớn trong quá trình phát triển, nguy cơ não, sinh non, thai chết lưu, dị tật bẩm sinh và chậm phát triển của trẻ cũng cao hơn bình thường rất nhiều.
1. Thai suy dinh dưỡng
Thai suy dinh dưỡng, hay còn gọi là suy dinh dưỡng bào thai là thể suy dinh dưỡng thể hiện sớm nhất. Đặc điểm thường thấy là trẻ sinh ra đủ tháng nhưng thường bị nhẹ cân - dưới 2,5 kg. Cân nặng của trẻ nhỏ hơn cân nặng trung bình ở cùng tuổi thai.
Mẹ có thể phát hiện sớm thai nhi bị suy dinh dưỡng qua các kỳ khám thai. Dựa vào các thông số như chiều cao tử cung, vòng bụng, các bác sĩ có thể chẩn đoán kích thước vòng bụng có tương xứng với tuổi thai nhi hay không.
Bên cạnh đó, mức độ tăng cân của người mẹ cũng có thể phản ảnh một phần tình trạng phát triển của thai nhi. Nếu trẻ phát triển bình thường, thì thai phụ có thể tăng khoảng 10 - 12 kg so với trước khi mang thai.
2. Nguyên nhân khiến thai suy dinh dưỡng
Thai suy dinh dưỡng có thể do 4 nhóm nguyên nhân chính và gây những ảnh hưởng khác nhau lên thai nhi.
2.1. Dinh dưỡng của người mẹ
Dinh dưỡng trong cơ thể của mẹ theo máu, qua nhau thai để đến nuôi dưỡng thai nhi. Thai suy dinh dưỡng là hiện tượng cơ thể mẹ bị thiếu hụt dinh dưỡng, vitamin, khoáng chất khi mang thai. Đây là nguyên nhân lớn khiến cho em bé bị suy dinh dưỡng trong bụng mẹ.
Do đó, chế độ dinh dưỡng khi mang thai không phải chỉ cần số lượng, mà còn phải đầy đủ dưỡng chất cần thiết. Thai phụ cần bổ sung đầy đủ các chất bột, chất đạm, có trong: thịt, trứng, đậu, tôm, cá. Những chất này sẽ xây dựng các tổ chức cơ quan cho trẻ như hệ thống não, thần kinh trung ương, tim, gan, phổi, bộ máy tiêu hóa, hô hấp, tuần hoàn và tiết niệu...
2.2. Tuổi của người mẹ
Cơ thể của người phụ nữ từ 30 tuổi trở đi bắt đầu xuất hiện các dấu hiệu lão hóa, mẹ không cung cấp cho thai nhi đầy đủ dinh dưỡng như khi còn trẻ. Sinh con của người phụ nữ là từ 25 tuổi đến 30 tuổi.
Ngoài ra, tuổi của người mẹ không những ảnh hưởng đến chiều cao, cân nặng của trẻ mà còn là nguy cơ cao khiến thai nhi dễ bị mắc các dị tật bẩm sinh. Vì vậy, sau 35 tuổi sinh đẻ sẽ không an toàn, cần được khám thai và kiểm tra đầy đủ, kỹ lưỡng hơn bình thường.
2.3. Sức khỏe của người mẹ
Sức khỏe của mẹ có ảnh hưởng vô cùng lớn đến thai nhi.
Trong thời gian có thai, nếu người mẹ bị cúm, sốt phát ban hoặc mắc các bệnh nhiễm khuẩn cấp, sẽ dễ đẻ ra những đứa trẻ bị dị tật bẩm sinh hoặc gầy yếu hơn bình thường. Do đó, trong thời gian mang thai, mẹ bầu phải đặc biệt chú ý giữ gìn sức khỏe, tránh bị ốm gây ảnh hưởng đến thai nhi.
2.4. Điều kiện lao động của mẹ khi mang thai
Khi có thai, ngoài năng lượng tiêu hao do lao động, người mẹ còn phải dành một phần đáng kể năng lượng cho phát triển thai nhi và dự trữ để sinh sữa cho con bú sau này.
Vì thế, nếu làm việc vất vả trong thời gian mang thai, mẹ bầu có thể không đủ năng lượng để giúp thai nhi lớn lên, kèm theo nguy cơ ít sữa, mất sữa sớm về sau.
3. Thai suy dinh dưỡng trong tử cung ảnh hưởng gì?
Dinh dưỡng thiếu hụt có thể gây các tổn hại cho thai nhi như:
- Nguy cơ sinh non, dị tật bẩm sinh
Nếu trong thai kỳ mẹ bầu nhận thấy môi của mình bỗng nhiên khô, đau và loét miệng do nổi nhiệt chứng tỏ rằng, mẹ đang thiếu nhiều dưỡng chất quan trọng như vitamin B12, kẽm và đặc biệt axit folic. Trong đó, axit folic là dưỡng chất đặc biệt quan trọng trong giai đoạn đầu của thai kỳ. Sự thiếu hụt axit folic có thể gây dị tật bẩm sinh trong ống thần kinh. Ngoài ra, những bà bầu có lượng axit folic thấp nguy cơ sinh non cao gấp 2 lần so với những người cung cấp đầy đủ dưỡng chất này.
Để bổ sung axit folic trong thai kỳ các mẹ chú ý bổ sung các loại rau có màu xanh đậm như rau bina, bông cải xanh, đậu lăng. Ngoài ra, bơ, nước ép trái cây, hoa quả cũng rất giàu axit folic.
- Thai chết lưu
Nếu phụ nữ mang thai bị suy dinh dưỡng, thai nhi có thể bị chết lưu hoặc gây ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Hiện nay, tuy trường hợp này rất hiếm, nhưng vẫn đã có xảy ra. Chính vì thế, mẹ bầu không nên bỏ qua hậu quả này và cần thiết lập chế độ ăn uống lành mạnh.
- Trẻ chậm phát triển thể chất
Chế độ dinh dưỡng không hợp lý còn khiến bạn có thể bị sinh non, em bé thiếu nhiều dưỡng chất và calo. Vì vậy, để đảm bảo sức khỏe cho em bé, bạn nên tiêu thụ khoảng 2.200 calo trong 3 tháng đầu, tăng lên đến 2.300-2.500 calo trong 3 tháng giữa và 3 tháng cuối.
Chế độ ăn không đúng cách hoặc thiếu vitamin, chất dinh dưỡng thiết yếu cho thai nhi có thể làm em bé phát triển chậm vì sự thiếu hụt nguồn lực từ trong cơ thể của mẹ.
Mẹ bầu cũng cần phải ăn đủ rau xanh và hoa quả, vì trong đó sẽ có nhiều chất khoáng như sắt, đồng, kẽm, canxi, photpho cũng như các loại vitamin. Nếu thiếu những thứ này sẽ bị thiếu máu, còi xương, mù lòa do thiếu vitamin A...
Ngoài ra, nếu không được nạp đủ các chất thiết yếu như canxi thì mẹ bầu có khả năng gặp phải các vấn đề về xương khớp. Canxi là dưỡng chất cần thiết cho thai nhi. Nếu thai phụ không nạp đủ lượng canxi, em bé sẽ lấy nó từ răng và xương của mẹ. Điều này có thể dẫn đến viêm khớp, loãng xương, ảnh hưởng đến sức khỏe của chính mẹ bầu.
Là lĩnh vực trọng điểm của hệ thống Y tế Vinmec, Khoa Nhi luôn mang lại sự hài lòng cho Quý khách hàng và được các chuyên gia trong ngành đánh giá cao với:
- Quy tụ đội ngũ y bác sĩ về Nhi khoa: gồm các chuyên gia có trình độ chuyên môn cao (giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ, thạc sĩ), giàu kinh nghiệm, từng công tác tại các bệnh viện lớn như Bạch Mai, 108.. Các bác sĩ đều được đào tạo bài bản, chuyên nghiệp, có tâm - tầm, am hiểu tâm lý trẻ. Bên cạnh các bác sĩ chuyên khoa Nhi trong nước, khoa Nhi còn có sự tham gia của các chuyên gia nước ngoài (Nhật Bản, Singapore, Úc, Mỹ) luôn tiên phong áp dụng những phác đồ điều trị mới nhất và hiệu quả nhất.
- Dịch vụ toàn diện: Trong lĩnh vực Nhi khoa, Vinmec cung cấp chuỗi các dịch vụ khám - chữa bệnh liên hoàn từ Sơ sinh đến Nhi và Vaccine,... theo tiêu chuẩn Quốc tế để cùng bố mẹ chăm sóc sức khỏe bé từ khi lọt lòng đến tuổi trưởng thành
- Kỹ thuật chuyên sâu: Vinmec đã triển khai thành công nhiều kỹ thuật chuyên sâu giúp việc điều trị các căn bệnh khó trong Nhi khoa hiệu quả hơn: phẫu thuật thần kinh - sọ, ghép tế bào gốc tạo máu trong điều trị ung thư.
- Chăm sóc chuyên nghiệp: Ngoài việc thấu hiểu tâm lý trẻ, Vinmec còn đặc biệt quan tâm đến không gian vui chơi của các bé, giúp các bé vui chơi thoải mái và làm quen với môi trường của bệnh viện, hợp tác điều trị, nâng cao hiệu quả khám chữa bệnh.
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.