Ảnh hưởng của caffeine với sức khỏe đã được rất nhiều nghiên cứu chứng minh. Nếu có thể kiểm soát được lượng caffeine vừa đủ, chúng ta có thể ngăn chặn được nhiều căn bệnh nguy hiểm, đồng thời bổ sung năng lượng cho cơ thể để thực hiện các hoạt động hằng ngày. Để tránh những ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ, người uống caffeine nên tư vấn bác sĩ để biết liều lượng caffeine phù hợp với sức khỏe bản thân.
1. Caffeine là gì? Những thức uống nào có chứa caffeine?
1.1 Caffeine là gì? Liều dùng caffeine vừa đủ với sức khỏe
Caffeine là một chất hóa học gây kích thích hệ thống thần kinh trung ương cũng như cơ bắp, tim và các phần khác của cơ thể. Caffeine xuất hiện trong lá và hạt của hơn 60 loại cây, có khả năng kiểm soát huyết áp. Caffeine cũng có thể được sản xuất trong phòng thí nghiệm và thêm vào thực phẩm, thuốc và đồ uống.
Ảnh hưởng của caffeine với sức khỏe dễ nhận thấy nhất chính là đem lại sự tỉnh táo cho người sử dụng nên đây có thể được xem là một chất kích thích thần kinh. Tuy nhiên, FDA vẫn công nhận caffeine là một chất an toàn cho sức khỏe với liều lượng vừa phải.
Vậy bao nhiêu caffeine là vừa đủ cho cơ thể? Đối với người có sức khỏe tốt, các chuyên gia khuyến cáo không nên tiêu thụ quá 250 milligram mỗi ngày (tương ứng với 3 tách cà phê). Hầu hết các chuyên gia chăm sóc sức khỏe đều khuyến cáo rằng trẻ em dưới 12 tuổi nên tránh hoàn toàn caffeine và phụ nữ đang mang thai nên hạn chế lượng caffeine tiêu thụ không quá 200 mg mỗi ngày.
1.2 Những loại đồ uống có chứa caffeine
Caffeine là một chất tự nhiên có trong rất nhiều loại cây, bao gồm cả lá trà và cây cacao.
- Cafe: được làm từ hạt cafe rang và nước nóng, là một trong những nguồn caffeine tự nhiên phổ biến nhất.
- Trà: Được chế biến từ lá trà ngâm trong nước nóng, trà chứa ít caffeine hơn so với cà phê. Nhưng các hợp chất tự nhiên trong lá trà sẽ làm chậm quá trình giải phóng caffeine, vì vậy mọi người có thể cảm thấy uống trà có tác dụng lâu hơn so với sau khi uống cà phê.
- Nước ngọt: Các quốc gia châu Phi sử dụng hạt cây kola để làm một số loại thuốc. Chiết xuất kola cũng thường được sử dụng trong sản xuất cho nước ngọt và nước tăng lượng.
- Chocolate: Món tráng miệng này xuất phát từ cây cacao. Liều lượng caffeine trong các sản phẩm chocolate có thể thay đổi, nhưng sô cô la đen thường có nhiều caffeine hơn so với chocolate sữa.
2. Sự thật về ảnh hưởng của caffeine với sức khỏe người sử dụng
2.1 Caffeine có phải là chất gây nghiện không?
Ảnh hưởng của caffeine với sức khỏe không giống như các loại thuốc gây nghiện khác nhưng nếu ngừng sử dụng caffeine đột ngột, người sử dụng sẽ cảm thấy cơ thể bị ảnh hưởng trong một hoặc hai ngày tiếp theo.
Các triệu chứng khi ngừng sử dụng caffeine một cách đột ngột bao gồm:
- Đau đầu
- Cảm giác mệt
- Cảm giác lo âu
- Dễ cáu kỉnh
- Tâm trạng buồn bã
- Khó tập trung
Caffeine, khác với một số loại thuốc và rượu, không gây ra các triệu chứng nghiêm trọng khi ngừng sử dụng đột ngột. Do đó, các chuyên gia cho rằng sử dụng caffeine thường xuyên gây nghiện.
2.2 Ảnh hưởng của caffeine với sức khỏe tim mạch, bệnh nhân ung thư
- Bệnh tim mạch và caffeine: Người nhạy cảm với caffeine sẽ có triệu chứng tăng nhẹ nhịp tim và huyết áp trong thời gian ngắn sau khi sử dụng caffeine. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu cho thấy, caffeine không làm tăng nguy cơ: bệnh tim mạch, tăng cholesterol và nhịp tim không đều. Trong trường hợp, bệnh nhân có huyết áp cao và các vấn đề về tim, hãy hỏi bác sĩ về lượng caffeine mà bản thân có thể tiêu thụ.
- Ung thư và caffeine: kết quả của 13 nghiên cứu với 20.000 người tham gia cho thấy caffeine không gây ảnh hưởng đến sức khoẻ bệnh nhân ung thư. Trên thực tế, caffeine thậm chí có thể giảm nguy cơ mắc một số bệnh ung thư.
2.3 Ảnh hưởng của caffeine với sức khỏe phụ nữ mang thai
Hiện nay, chưa có nghiên cứu nào chứng minh một lượng nhỏ caffeine (200 milligram - khoảng 2 tách cafe mỗi ngày) có thể gây ra những ảnh hưởng sau với phụ nữ mang thai:
- Sảy thai
- Dị tật bẩm sinh
- Sinh non
- Cân nặng khi sinh thấp
Tuy nhiên, tiêu thụ nhiều hơn 200 milligram caffeine mỗi ngày đã được chứng minh có khả năng làm tăng nguy cơ sảy thai hoặc sinh em bé thiếu cân. Chính vì thế, phụ nữ mang thai nên tham khảo ý kiến bác sĩ về lượng caffeine vừa đủ với cơ thể để giảm bớt ảnh hưởng của caffeine với sức khỏe thai kỳ.
2.4 Uống caffeine có thể giảm nguy cơ mắc bệnh tim không?
Uống cafe làm tăng nhịp tim nên phần lớn người dùng cho rằng caffeine có thể làm tăng các triệu chứng về rối loạn nhịp. Tuy nhiên, caffeine thực sự có khả năng làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim khi sử dụng một lượng vừa phải.
Một nghiên cứu so sánh đã ghi nhận lại rằng, phụ nữ uống cafe lượng vừa phải có nguy cơ mắc bệnh tim thấp hơn nhiều so với người uống ít hơn.
2.5 Những ảnh hưởng của caffeine đến sức khoẻ khác
Theo các nghiên cứu, sử dụng caffeine ở lượng vừa đủ đem đến một số ảnh hưởng tích cực cho sức khoẻ người sử dụng, có thể kể đến:
2.5.1 Tăng mức năng lượng
Cho đến nay, tác dụng phổ biến nhất của caffeine là khả năng tăng sự tỉnh táo và nạp lại năng lượng cho người sử dụng. Caffeine là một chất kích thích, giúp nâng cao tâm trạng, cải thiện sự tập trung và giảm thiểu cảm giác mệt mỏi của người sử dụng.
2.5.2 Tăng cường trao đổi chất
Cơ thể cần năng lượng để hoạt động, dù đó chỉ là những hoạt động đơn giản như ngồi vào bàn làm việc và nhìn vào máy tính. Quá trình chuyển đổi thức ăn và đồ uống thành năng lượng được gọi là trao đổi chất và caffeine có công dụng thúc đẩy quá trình này.
Lượng caffeine có trong một tách cà phê có thể đẩy nhanh tốc độ trao đổi chất từ 3% đến 4%, đồng nghĩa với việc caffeine có thể làm tăng nhẹ số calo người sử dụng đốt cháy trong một ngày.
2.5.3 Cải thiện tập thể dục
Các nghiên cứu cho thấy rằng, ảnh hưởng của caffeine với sức khỏe là tích cực nếu uống một lượng vừa phải, ví dụ như trước khi tập gym có thể giúp cải thiện quá trình tập luyện và giảm cảm giác mệt mỏi trong quá trình tập.
Caffeine giúp người dùng thực hiện các hoạt động thể chất dễ dàng hơn, tăng sự thích thú và thực hiện tập luyện thường xuyên hơn.
2.5.4 Những ảnh hưởng tích cực khác
Một số nghiên cứu cho thấy, caffeine cũng có thể làm giảm nguy cơ các bệnh:
- Bệnh Parkinson
- Bệnh gan
- Ung thư đại trực tràng
- Bệnh tiểu đường loại 2
- Mất trí nhớ