Cát sâm là tên 1 loài thảo dược có nhiều tác dụng trong việc chữa các bệnh về hô hấp, kháng viêm và chống suy nhược cơ thể,... Hãy cùng tìm hiểu thêm về công dụng và cách sử dụng loại dược liệu quý này trong bài viết sau đây.
1. Đặc điểm của cây cát sâm
Cát sâm hay còn được gọi dưới những cái tên như Sâm nam, Sâm chuột, Ngưu đại lực, Sơn liên ngâu, Đại lực thự. Tên khoa học của cát sâm là Millettia speciosa Champ. Cát sâm là loại cây có cành mọc tựa, có củ rễ, có vị ngọt, Hoa dài 10 – 25mm, đài hình ống, miệng loe rộng, cánh hoa màu đỏ hay hơi tím, Quả dẹt trong chứa 1 – 10 hạt hình thấu kính, rốn rộng và ngắn.
Bộ phận được sử dụng để làm thuốc của cây cát sâm là rễ củ . Thông thường, rễ cây được thu hoạch vào mùa đông xuân. Cây được thu hoạch làm thuốc là những cây có tuổi thọ khoảng hơn 1 năm tuổi. Đến mùa thu hoạch, củ và rễ cây được thu hoạch, rửa sạch và sấy khô
Thành phần hoá học của cây cát sâm bao gồm
- Flavonoid;
- Flemiphilippinin C và D;
- Tetrahydroxy-
- Hydroxy-
- Bis isopentenyl isoflavone;
- Flemingia prime (Flemichin) D;
- Lupeol (lupeol);
- β-sitosterol (β-sitosterol);
- Axit n-alkanoic;
- Alkaloid;
- Oleanane-type triterpene saponin;
- Phenolic glycosides;
- Polysaccharide.
Cây cát sâm có mặt trong một số bài thuốc chữa bệnh như: Thuốc chữa sốt khát nước, ho dai dẳng, sốt khát nước, thuốc chữa cảm sốt, khát nước, thuốc chữa kém ăn, thuốc chữa cảm nắng, thuốc chữa thủy đậu, thuốc chữa suy nhược cơ thể hoặc thuốc chữa viêm gan truyền nhiễm.
2. Tác dụng của cây cát sâm
Dược liệu được chiết xuất từ rễ cây cát sâm có các tác dụng như kháng viêm, kháng virus, kháng khuẩn và chống oxy hóa và chống mệt mỏi
Theo Y học cổ truyền, cát sâm có tác dụng trừ hư nhiệt, dưỡng tỳ, lợi tiểu, bổ trung ích khí nên thường hay được sử dụng trong điều trị các chứng ho nhiều đờm, sốt về chiều đêm, nhức đầu, bí tiểu, kém ăn, chống suy nhược cơ thể, thuốc bổ mát...
Nghiên cứu từ các nhà y học hiện đại cho thấy thành phần dược học chiết xuất từ cát sâm có thể làm giảm hoạt động của ALT và AST ở trong huyết thanh. Vì vậy, có thể đưa ra kết luận là dược liệu có tác dụng bảo vệ tổn thương gan cấp tính.
Do có tác dụng chống mệt mỏi ở phần củ nên cây cát sâm có thể là một nguyên liệu rất tiềm năng với ngành thực phẩm chức năng. Tránh dùng cát sâm cho những người không phải âm hư, phổi ráo
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.