Người lớn có bị bệnh do viêm phế cầu khuẩn?

Viêm phế cầu khuẩn là căn bệnh thường gặp ở trẻ em. Bệnh có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng, thậm chí người bệnh có thể tử vong nếu không được điều trị kịp thời. Liệu người lớn có bị viêm phế cầu khuẩn? Có vắc xin viêm phế cầu người lớn hay không?

1. Viêm phế cầu khuẩn là bệnh gì?

Phế cầu khuẩn là loại vi khuẩn gram dương. Viêm phế cầu khuẩn là một loại bệnh do vi khuẩn này gây ra. Phế cầu khuẩn có thể nhiễm vào máu, phổi và màng não. Viêm phế cầu khuẩn có thể xảy ra quanh năm, tuy nhiên thường gặp nhất vào mùa đông và mùa xuân.

Phế cầu khuẩn có thể lây lan từ người sang người thông qua tiếp xúc trực tiếp với các chất bài tiết hô hấp như nước bọt hoặc chất dịch. Vi khuẩn có thể cư trú trong họng và mũi, có thể lây truyền bệnh mà không gây ra triệu chứng nào.


Vi khuẩn phế cầu khuẩn
Vi khuẩn phế cầu khuẩn

2. Người lớn có bị viêm phế cầu khuẩn?

Viêm phế cầu khuẩn có thể xảy ra với bất cứ ai, mọi lứa tuổi, kể cả những trẻ dưới 2 tuổi, hay những người lớn tuổi. Bệnh có thể xảy ra với bất cứ đối tượng nào, đặc biệt đối với những trường hợp mắc các bệnh lý mãn tính, các bệnh lý liên quan đến gan, tim, phổi và những người bị suy giảm hệ miễn dịch.

3. Dấu hiệu viêm phế cầu ở người lớn

Bệnh nhân mắc bệnh phế cầu khuẩn thường xuất hiện một số triệu chứng sau:

  • Sốt
  • Ho dữ dội
  • Ớn lạnh
  • Đau tức ngực
  • Đau đầu
  • Cứng cổ
  • Đau tai
  • Đau khi nhìn vào ánh sáng mạnh

Một số trường hợp bị viêm phế cầu khuẩn nghiêm trọng không được xử trí kịp thời có thể khiến người bệnh bị những tổn thương lâu dài như điếc, thậm chí có thể gây tử vong.


Người bệnh có biểu hiện đau tức ngực
Người bệnh có biểu hiện đau tức ngực

4. Phế cầu khuẩn có thể gây ra những bệnh nào?

Phế cầu khuẩn được xác định là nguyên nhân gây ra nhiều căn bệnh nguy hiểm, trong đó có viêm tai giữa, viêm phổi, viêm màng não mủnhiễm khuẩn huyết là những bệnh nguy hiểm nhất.

  • Viêm tai giữa: bệnh thường xảy ra ở trẻ nhỏ do phế cầu khuẩn và vi khuẩn Haemophilus influenzae gây ra, nhất là với những trẻ từ 6 - 18 tháng tuổi. Thông qua vòi nhĩ, phế cầu khuẩn di chuyển lên tai, khiến người bệnh bị viêm, đau tai, mủ, sốt và đọng dịch,... Vi khuẩn rất dễ lây từ người sang người, khiến tình trạng viêm tai giữa thường xuyên xảy ra, nhất là ở những nơi đông người như trường học, khu vui chơi, nhà trẻ.... Dấu hiệu thường gặp ở những bệnh nhân bị viêm tai giữa là trong tai giữa có chất dịch,, chảy mủ trong tai, sốt, đau... thậm chí người bệnh có thể bị mất thính lực.

  • Viêm màng não mủ: đây là bệnh lý vô cùng nghiêm trọng ở trẻ nhỏ với khoảng 83% các trường hợp mắc bệnh là trẻ dưới 2 tuổi. Viêm màng não do phế cầu khuẩn gây ra thường xuất phát từ niêm mạc hầu họng. Một số dấu hiệu thường gặp ở bệnh nhân bị viêm màng não, bao gồm: cứng cổ, đau đầu, khóc, trương lực cơ giảm... Viêm màng não là căn bệnh vô cùng nguy hiểm, gây ra những hậu quả nghiêm trọng. Tại các nước đang phát triển ở châu Á, châu Phi, tỷ lệ tử vong là trên 50% trong tổng số trẻ mắc bệnh. Bên cạnh đó, một số lượng lớn bệnh nhân có thể thoát khỏi tình trạng nguy hiểm nhưng bị ảnh hưởng bởi những di chứng lâu dài như điếc, mù, động kinh, liệt, trí tuệ chậm phát triển, trí nhớ kém...

Trẻ dưới 2 tuổi có nguy cơ mắc viêm màng não mủ do phế cầu khuẩn
Trẻ dưới 2 tuổi có nguy cơ mắc viêm màng não mủ do phế cầu khuẩn

  • Viêm phổi: đây cũng là căn bệnh cực kỳ nguy hiểm do phế cầu khuẩn gây ra, là mối đe dọa lớn với tất cả các quốc gia. Hàng năm, có gần 1 triệu ca tử vong ở trẻ dưới 5 tuổi. Dấu hiệu thường gặp ở những bệnh nhân bị viêm phổi có thể bao gồm: mệt mỏi, ho, bỏ bú, sốt cao, đau ngực, quấy khóc... Một số phụ huynh thường nhầm lẫn các triệu chứng của bệnh với bệnh cảm cúm thông thường nên bệnh có nguy cơ tiến triển nặng và nếu không được điều trị kịp thời có thể gây tử vong.
  • Nhiễm khuẩn huyết do phế cầu khuẩn: đây là căn bệnh vô cùng nguy hiểm với khoảng 20% số ca mắc bệnh tử vong. Phế cầu khuẩn xâm nhập vào máu gây nhiễm khuẩn huyết. Đối với các trường hợp mắc các bệnh lý khác, bệnh càng trở nên nguy hiểm. Biểu hiện của bệnh nhân bị nhiễm khuẩn huyết bao gồm: tim đập nhanh, sốt cao một cách đột ngột, rối loạn đông máu, lượng nước tiểu giảm...

5. Các biện pháp để ngăn ngừa viêm phế cầu khuẩn

Việc điều trị viêm phế cầu khuẩn ngày càng trở nên khó khăn khi khuẩn phế cầu càng ngày càng gia tăng mức độ đề kháng với kháng sinh. Điều trị bằng kháng sinh ngày càng trở nên kém hiệu quả.

Cách để ngăn ngừa viêm phế cầu hiện nay là tiêm vắc-xin phế cầu. Tại Việt Nam, hàng trăm nghìn trường hợp nhiễm phế cầu khuẩn đã được ngăn chặn và cứu sống, điều này đã chứng minh hiệu quả phòng bệnh của việc sử dụng vắc-xin phế cầu. Bên cạnh đó, cần thường xuyên vệ sinh vùng tai, họng, rửa tay, tăng đề kháng để ngăn ngừa bệnh.


Hầu hết, hiện nay, chúng ta chỉ tiêm vắc-xin phế cầu cho trẻ em mà không tiêm vắc-xin cho người lớn, vì thể sức khỏe của những người lớn tuổi, đặc biệt là các đối tượng trên 65 tuổi bị ảnh hưởng rất nhiều. Đối với người lớn, chỉ cần tiêm một mũi vắc-xin phế cầu khuẩn duy nhất để đảm bảo phòng ngừa hiệu quả các bệnh do phế cầu gây ra.

Hiện nay, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec đang cung cấp dịch vụ tiêm vắc-xin phế cầu. Những ưu điểm khi tiêm vắc-xin tại Vinmec bao gồm:

  • Khách hàng sẽ được các bác sĩ chuyên khoa thăm khám, sàng lọc đầy đủ các vấn đề về thể trạng và sức khỏe, tư vấn về vắc-xin phòng bệnh và phác đồ tiêm.
  • Đội ngũ bác sĩ và điều dưỡng giàu kinh nghiệm, chuyên nghiệp, hiểu tâm lý trẻ và áp dụng cách giảm đau hiệu quả cho trẻ trong quá trình tiêm chủng.
  • 100% khách hàng tiêm chủng được theo dõi 30 phút sau tiêm và đánh giá lại sức khỏe trước khi ra về.
  • Phòng theo dõi sau tiêm chủng được trang bị đầy đủ các phương tiện cấp cứu; đội ngũ bác sĩ - điều dưỡng được đào tạo về xử trí cấp cứu phản vệ nhằm đảm bảo xử lý kịp thời, đúng phác đồ khi có sự cố xảy ra. Ngoài ra, hệ thống Bệnh viện Vinmec luôn luôn có ekip cấp cứu sẵn sàng phối hợp với phòng tiêm chủng để xử trí các trường hợp sốc phản vệ, suy hô hấp – ngừng tuần hoàn để đảm bảo khách hàng được tiêm chủng an toàn nhất.

Quý khách có thể đến đặt lịch trực tiếp tại hệ thống Bệnh viện, Phòng khám Vinmec trên toàn quốc theo danh sách TẠI ĐÂY

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe