Phương pháp điều trị ung thư dạ dày

Ung thư dạ dày khá phổ biến ở nước ta, có tỷ lệ tử vong cao. Tuy nhiên, nếu được phát hiện sớm và điều trị kịp thời thì khả năng chữa bệnh lên đến 90%. Hiện nay có khá nhiều phương pháp chữa ung thư dạ dày cũng như hỗ trợ điều trị nâng cao chất lượng sống bệnh nhân trong quá trình điều trị. Vậy các phương pháp điều trị ung thư dạ dày này là gì?

1. Ung thư dạ dày là gì và nguyên nhân nào gây ra bệnh?

Ung thư dạ dày bắt đầu khi các tế bào trong lớp niêm mạc dạ dày phát triển bất thường, tăng sinh không kiểm soát, xâm lấn các tổ chức lân cận hoặc di căn đến các cơ quan ở xa khác trong cơ thể qua hệ bạch huyết, mạch máu.

Hiện tại chưa biết được nguyên nhân chính xác gây ra bệnh là gì, tuy nhiên có một số yếu tố có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh thường được đề cập nhiều như:

2. Các triệu chứng của ung thư dạ dày bạn có thể gặp

Các triệu chứng cả ung thư dạ dày có thể kể đến như:

  • Khó tiêu
  • Cảm thấy đầy hơi sau ăn
  • Ợ nóng
  • Buồn nôn nhẹ
  • Ăn mất ngon

Các triệu chứng của ung thư dạ dày thường mơ hồ và dễ bị nhầm lẫn với các bệnh lý lành tính ở dạ dày. Vì vậy, người bệnh thường chủ quan không thực hiện tầm soát sớm và đây cũng là một trong các nguyên nhân ung thư dạ dày thường được phát hiện muộn.

Các triệu chứng nghiêm trọng hơn bạn có thể gặp khi khối u phát triển như:

  • Đau bụng
  • Máu lẫn trong phân của bạn
  • Nôn mửa
  • Sụt cân không rõ nguyên nhân
  • Khó nuốt
  • Sưng bụng
  • Suy nhược

3. Ung thư dạ dày được chẩn đoán như thế nào?

Ngoài khám các triệu chứng cơ năng thực thể của bạn, các bác sĩ cũng sẽ hỏi bạn về tiền sử bệnh để xem liệu bạn có bất kỳ yếu tố nguy cơ nào với ung thư dạ dày không. Sau đó, bạn sẽ được cho thực hiện một số kiểm tra như:

  • Nội soi: đưa một ống mềm, mỏng có camera nhỏ xuống cổ họng để nhìn vào dạ dày của bạn
  • Sinh thiết: lấy một mẫu mô nhỏ từ dạ dày của bạn để xem xét các dấu hiệu của tế bào ung thư dưới kính hiển vi
  • Xét nghiệm máu tìm các dấu hiệu ung thư trong cơ thể
  • Chụp cắt lớp

4. Các phương pháp điều trị ung thư dạ dày là gì?

4.1 Các phương pháp chữa ung thư dạ dày chính là gì?

Tùy thuộc vào triệu chứng, giai đoạn, mức độ lây lan của bệnh trong cơ thể bạn mà các bác sĩ chuyên khoa sẽ đưa ra liệu trình và phương pháp điều trị phù hợp. Các phương pháp chữa ung thư dạ dày chính bao gồm:

Phẫu thuật

Là phương pháp nhằm loại bỏ khối u ra khỏi cơ thể. Bạn có thể được chỉ định cắt bỏ toàn bộ hoặc một phần dạ dày nơi bị tổn thương cùng với các hạch lympho xung quanh. Phẫu thuật có thể được thực hiện bằng phương pháp phẫu thuật nội soi, mổ mở, hoặc phẫu thuật bằng robot. Trong trường hợp phải cắt bỏ hoàn toàn dạ dày bạn sẽ được đặt lại đường tiêu hóa sau phẫu thuật.

Xạ trị

Là một phương pháp dùng các tia bức xạ năng lượng cao để tác động trực tiếp vào các tế bào ung thư để tiêu diệt chúng. Xạ trị có thể thực hiện đơn lẻ hoặc kết hợp với phẫu thuật để mang lại hiệu quả cao nhất. Trong nhiều trường hợp khối u có kích thước lớn, bạn có thể được chỉ định xạ trị để thu nhỏ khối u trước khi phẫu thuật. Xạ trị còn có thể được áp dụng để hỗ trợ sau phẫu thuật nhằm giảm khả năng tái phát tại chỗ. Xạ trị cũng là phương pháp điều trị ung thư dạ dày di căn để làm giảm nhẹ triệu chứng khi khối u di căn đến xương, hạch.

Hóa trị

Là phương pháp dùng các loại hóa chất để tiêu diệt các tế bào ung thư, làm chậm sự tăng sinh của các tế bào. Các hóa chất này có thể được truyền qua đường truyền tĩnh mạch và/ hoặc đường uống. Hóa trị có thể được dùng phối hợp với xạ trị, có thể dùng trước và/hoặc sau phẫu thuật.

Liệu pháp nhắm trúng đích

Hay còn gọi là Targeted therapy, là phương pháp thường dùng điều trị ung thư dạ dày di căn, tái phát hoặc tại chỗ khi các phương pháp xạ trị, phẫu thuật đơn lẻ không thể tiêu diệt triệt để được các tế bào ung thư. Với liệu pháp nhắm trúng đích, bạn sẽ được bác sĩ cho sử dụng thuốc điều trị trúng đích (có thể kết hợp với hóa trị) nhằm mục đích hạn chế sự tăng trưởng và xâm lấn rộng của khối u ác tính.

4.2 Các phương pháp điều trị ung thư dạ dày giúp hỗ trợ nâng cao chất lượng sống

Do bệnh lý ung thư dạ dày cũng như tác động từ các phương pháp điều trị chính mang lại thông thường bạn cần được điều trị hỗ trợ để giảm triệu chứng, biến chứng, hồi phục sau phẫu thuật để nâng cao chất lượng sống.

Dùng thuốc giảm đau: Từ mức độ nhẹ như paracetamol đến các nhóm giảm đau ma túy như dolargan, morphin.

Chế độ dinh dưỡng: Đảm bảo bữa ăn cân bằng về dinh dưỡng để tăng cường miễn dịch cơ thể, giúp bạn hồi phục sớm sau phẫu thuật, cũng như đáp ứng tốt các đợt điều trị hóa trị xạ trị,

Chia nhỏ bữa ăn, đa dạng bữa ăn: Sau phẫu thuật cắt một phần hoặc toàn phần dạ dày có thể bạn sẽ không tiếp nhận được một lượng thức ăn nhiều như bình thường, kèm theo cảm giác chán ăn vì thế chia nhỏ bữa ăn và đa dạng bữa ăn sẽ giúp kích thích sự thèm ăn và đảm bảo bạn luôn được bổ sung đầy đủ dinh dưỡng và năng lượng.

Chăm sóc tâm lý: Tâm lý lo lắng, bi quan, suy nghĩ tiêu cực là vấn đề thường thấy ở đa số người mắc bệnh ung thư dạ dày vì thế bạn sẽ cần được chăm sóc về mặt tâm lý. Nếu bạn chưa thể tự mình thay đổi suy nghĩ, người nhà và các bác sĩ điều trị sẽ giúp bạn.

Các liệu pháp không dùng thuốc như yoga, massage, thiền và thôi miên có thể giúp bạn sống tốt hơn trong quá trình điều trị ung thư. Một số làm giảm căng thẳng và giúp giải tỏa tâm trạng của bạn, hoặc có thể làm cho các tác dụng phụ do hóa trị hoặc xạ trị gây ra dễ dàng hơn một chút.

Châm cứu, một phương pháp thực hành cổ xưa của Trung Quốc sử dụng kim mỏng đưa vào dưới da của bạn, có thể làm giảm các triệu chứng như mất ngủ, cơn đau, buồn nôn, rối loạn tiêu hóa,...

Hiện nay châm cứu được sử dụng nhiều để hạn chế việc người bệnh dùng các thuốc giảm đau và đó là một trong các phương pháp điều trị ung thư dạ dày đặc biệt có ý nghĩa khi bệnh đã ở giai đoạn cuối, mang lại kết quả điều trị cao. Sau khi đã khám và biện chứng bệnh lý các bác sĩ có chuyên môn sẽ đưa ra phương pháp điều trị với phương huyệt phù hợp cho từng bệnh nhân. Các biện pháp thường được áp dụng trên lâm sàng chẳng hạn như: điện châm, thủy châm, nhĩ châm, cứu,... Tuy nhiên cũng có một vài trường hợp không được khuyến khích thực hiện phương pháp này chẳng hạn như: bạn đang bị suy kiệt nặng, đang mắc các bệnh lý cấp cứu hoặc nhiễm trùng nặng,...

5. Làm thế nào tôi có thể ngăn ngừa ung thư dạ dày?

Điều trị nhiễm trùng dạ dày: Chữa lành các vết loét sẽ làm giảm nguy cơ ung thư dạ dày. Nếu bạn bị loét do nhiễm H. pylori có thể bạn phải dùng đến một số thuốc kháng sinh để tiêu diệt chúng.

Ăn uống lành mạnh: Ăn nhiều rau quả và trái cây tươi để bổ sung chất xơ và các vitamin cho cơ thể bạn, các chất này sẽ giúp làm giảm nguy cơ bị ung thư dạ dày của bạn. Hạn chế tối đa các thức ăn quá mặn, đồ ngâm chua, muối hoặc hun khói

Giữ cân nặng ở mức hợp lý.

Đừng hút thuốc: Nguy cơ ung thư dạ dày của bạn tăng gấp hai lần nếu bạn sử dụng thuốc lá.

Theo dõi việc sử dụng NSAID hoặc aspirin. Nếu bạn đang dùng aspirin hàng ngày để ngăn ngừa các vấn đề về tim mạch hoặc thuốc NSAID cho bệnh về cơ xương khớp, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ về sự ảnh hưởng của các thuốc này đối với dạ dày của bạn.

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec là một trong những bệnh viện không những đảm bảo chất lượng chuyên môn với đội ngũ y bác sĩ , hệ thống trang thiết bị công nghệ hiện đại mà còn nổi bật với dịch vụ khám, tư vấn và chữa bệnh toàn diện, chuyên nghiệp; không gian khám chữa bệnh văn minh, lịch sự, an toàn và tiệt trùng tối đa.

Xem thêm: Hướng dẫn chẩn đoán ung thư dạ dày

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

1.8K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan