Trẻ chảy máu cam thường xuyên có nguy hiểm không?

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Minh Tuấn - Bác sĩ Nhi - Khoa Nhi - Sơ sinh - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng

Mũi chứa nhiều mạch máu, nằm sát phía trước và phía sau mũi. Các mạch máu này rất dễ vỡ và dễ chảy máu. Chảy máu cam thường gặp ở người lớn tuổi và trẻ em trong độ tuổi từ 3 - 10 tuổi. Có hai loại chảy máu cam: Chảy máu cam trước xảy ra khi các mạch máu ở phía trước mũi bị vỡ và chảy máu; chảy máu cam sau xảy ra ở phía sau hoặc phần sâu nhất của mũi. Với trường hợp chảy máu mũi sau, máu chảy xuống phía sau cổ họng và có thể khiến bạn rơi vào tình trạng nguy hiểm.

1. Nguyên nhân gây chảy máu cam ở trẻ em

Có nhiều nguyên nhân gây chảy máu cam ở trẻ. Chảy máu mũi đột ngột hoặc không thường xuyên hiếm khi nghiêm trọng. Nếu bị chảy máu cam thường xuyên, bạn có thể gặp vấn đề nghiêm trọng hơn.

Không khí khô là nguyên nhân phổ biến nhất của chảy máu cam. Sống trong khí hậu khô và sử dụng hệ thống sưởi ấm trung tâm có thể làm khô niêm mạc mũi và tăng nguy cơ chảy máu mũi.

Nhiễm trùng hô hấp trên gây sung huyết niêm mạc mũi hoặc viêm mũi xoang cũng thường gây chảy máu mũi. Xì mũi thường xuyên là một nguyên nhân dẫn tới chảy máu cam.

Các nguyên nhân phổ biến của chảy máu cam bao gồm:

  • Dị vật mắc kẹt trong mũi
  • Chất kích thích hóa học
  • Viêm mũi dị ứng gây hắt hơi nhiều và chà mũi do ngứa làm chảy máu mũi
  • Chấn thương mũi
  • Ngoáy mũi
  • Không khí lạnh
  • Lạm dụng thuốc nhỏ co mạch mũi như oxymetazolin
  • Dùng aspirin liều cao

Một số nguyên nhân gây chảy máu mũi khác như: huyết áp cao; rối loạn chảy máu; rối loạn đông máu; ung thư... hay vỡ nền sọ do chấn thương.

Trắc nghiệm: Nhận biết sớm dấu hiệu chậm phát triển thể chất và trí tuệ ở trẻ

Nếu 6 tuổi không biết đếm số, 7 tuổi vẫn chưa phân biệt được giữa thực tế và tưởng tượng thì có thể bé chậm phát triển thể chất và trí tuệ hơn so với bạn bè cùng lứa. Bạn đã nhận biết được các dấu hiệu bất thường sớm này chưa? Cùng làm nhanh bài trắc nghiệm sau để trang bị thêm kiến thức cho mình nhé!

Nội dung trắc nghiệm được tham vấn chuyên môn cùng Thạc sĩ, Bác sĩ y khoa, Ma Văn Thấm , chuyên khoa Nhi , Phòng khám Đa khoa Quốc tế Vinmec Dương Đông(Phú Quốc)

Ma Văn Thấm
Ma Văn Thấm
Thạc sĩ, Bác sĩ y khoa,
Nhi
Phòng khám Đa khoa Quốc tế Vinmec Dương Đông(Phú Quốc)

2. Trẻ em chảy máu cam thường xuyên có nguy hiểm không?

Trẻ bị chảy máu cam (chảy máu mũi) là hiện tượng bình thường khi cơ thể của bé quá nóng hoặc thiếu vitamin C, nhưng nếu bé bị chảy máu cam thường xuyên thì các bậc cha mẹ nên đưa con đi khám kịp thời vì đây có thể là dấu hiệu của bệnh nguy hiểm như rối loạn đông chảy máu, hay khối u mũi (có thể là u lành hoặc u ác), bệnh bạch cầu.


Có nhiều nguyên nhân gây ra chảy máu cam ở trẻ
Có nhiều nguyên nhân gây ra chảy máu cam ở trẻ

3. Làm gì để ngăn ngừa chảy máu cam ở trẻ?

Để ngăn ngừa chảy máu cam ở trẻ, cần:

  • Cắt ngắn móng tay để trẻ không ngoáy mũi, tránh gây xước mũi.
  • Sử dụng máy tạo độ ẩm trong phòng để tránh không khí khô.
  • Không để trẻ hít phải khói thuốc lá, tránh tình trạng khô mũi.
  • Nên để trẻ mở miệng khi hắt hơi.
  • Hướng dẫn trẻ xì mũi nhẹ nhàng.
  • Khi bị chảy máu mũi nên để trẻ ngồi thẳng, đầu và cổ ngả về phía trước. Không đặt trẻ nằm hay ngả đầu ra sau hoặc kẹp đầu giữa hai đầu gối.
  • Hạn chế dùng thuốc aspirin vì có nguy cơ tăng chảy máu.
  • Nhỏ mũi thường xuyên bằng dung dịch nước muối sinh lý để giữ ẩm cho mũi.

4. Điều trị chảy máu cam


Điều trị chảy máu cam phụ thuộc vào từng trường hợp cụ thể
Điều trị chảy máu cam phụ thuộc vào từng trường hợp cụ thể

Điều trị chảy máu cam sẽ phụ thuộc vào từng loại và nguyên nhân cụ thể.

  • Chảy máu cam trước:

Nếu trẻ bị chảy máu mũi trước, bạn có thể cố gắng sơ cứu chảy máu cam ở nhà. Trong khi ngồi dậy, siết chặt phần mềm của mũi. Hãy chắc chắn rằng lỗ mũi của trẻ được đóng hoàn toàn. Giữ lỗ mũi của trẻ đóng trong 10 phút, hơi nghiêng về phía trước và thở bằng miệng.

Không để trẻ nằm xuống khi cố gắng ngăn chặn chảy máu mũi. Nằm xuống có thể dẫn đến nuốt máu và có thể gây kích ứng dạ dày của trẻ. Thả lỗ mũi của trẻ sau 10 phút và kiểm tra xem có chảy máu không. Lặp lại các bước này nếu máu vẫn tiếp tục chảy.

Bạn cũng có thể áp dụng một miếng gạc lạnh qua sống mũi hoặc sử dụng thuốc thông mũi dạng xịt để đóng các mạch máu nhỏ. Gặp bác sĩ ngay lập tức nếu trẻ không thể tự ngừng chảy máu cam, trẻ có thể bị chảy máu mũi sau và cần điều trị xâm lấn nhiều hơn.

  • Chảy máu mũi sau:

Máu cũng có xu hướng chảy từ phía sau mũi xuống cổ họng của trẻ. Chảy máu cam sau ít gặp hơn và thường nghiêm trọng hơn chảy máu cam trước.

Chảy máu cam sau không nên điều trị tại nhà. Liên lạc với bác sĩ của bạn ngay lập tức hoặc đến phòng cấp cứu (ER) nếu bạn nghĩ rằng trẻ đang bị chảy máu mũi sau.

  • Chảy máu cam do dị vật:

Nếu trẻ bị dị vật mũi, thường chảy dịch mũi lẫn máu hôi. Hãy đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để bác sĩ khám và loại bỏ dị vật đó.

5. Chẩn đoán chảy máu cam

Nếu tình trạng chảy máu cam trở nên trầm trọng, các bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra sức khỏe của trẻ để xác định nguyên nhân. Trước tiên là kiểm tra xem mũi của trẻ có bị mắc dị vật gì hay không. Việc thực hiện một số xét nghiệm sẽ giúp các bác sĩ chẩn đoán được nguyên nhân gây ra tình trạng chảy máu, xét nghiệm bao gồm:

  • Công thức máu
  • Các xét nghiệm đông chảy máu
  • Nội soi mũi
  • CT scan mũi
  • X-quang mặt và mũi

Tùy thuộc vào nguyên nhân gây chảy máu cam, bác sĩ sẽ tư vấn và đưa ra cách điều trị phù hợp.

Nếu bé thường xuyên chảy máu cam dù đã điều chỉnh chế độ dinh dưỡng thì cha mẹ nên đưa bé đến cơ sở y tế để khám bởi rất có thể đây là biểu hiện của nhiều căn bệnh nguy hiểm. Các bác sĩ cũng khuyến cáo, bé từ 4 tuổi nên được khám sức khỏe tổng quát định kỳ 1 năm/lần để theo dõi sức khỏe, sự phát triển của bé tốt.

Hiện nay, Vinmec đang triển khai gói Khám sức khỏe tổng quát trẻ em dành cho các bé dưới 18 tuổi với các dịch vụ khám toàn diện. Vinmec cũng là một trong rất ít bệnh viện có đầy đủ các bác sĩ chuyên khoa dinh dưỡng, tim mạch, nội tiết, tiêu hóa, thần kinh, tâm lý,... giúp tư vấn chế độ ăn cho bé tốt và xử lý nhanh, kịp thời các bệnh lý được phát hiện khi khám bệnh.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Nguồn tham khảo: Familydoctor.org và Mayoclinic.org

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe