Các biện pháp điều trị tắc ruột

Tắc đường ruột là tình trạng tắc nghẽn thức ăn và dịch tiêu hóa ở lòng ruột và không thể thoát ra ngoài được. Khi tắc đường ruột xảy ra, nếu bệnh nhân không phát hiện và điều trị kịp thời có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm như thủng ruột, viêm phúc mạc. Do đó, chẩn đoán và điều trị sớm có vai trò quan trọng trong ngăn chặn biến chứng cũng như giảm tỷ lệ tử vong. 

Bài viết này được viết dưới sự hướng dẫn chuyên môn của ThS.BS Dương Xuân Lộc - Bác sĩ Ngoại tiêu hóa -Khoa Ngoại tổng hợp - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng.

1. Phân loại tắc đường ruột

Tắc ruột là một tình trạng không phổ biến nhưng mức độ nguy hiểm đối với người bệnh thì không thể xem nhẹ. Trong y học, tắc ruột được hiểu đơn giản là tình trạng ngưng trệ lưu thông của các chất chứa trong lòng ruột, dẫn đến ứ đọng trong cơ thể và không thể thoát ra ngoài. 
Bệnh tắc đường ruột có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi, giới tính và xảy ra do nhiều nhiều nhân khác nhau. Dựa trên nguyên nhân, bệnh tắc ruột có thể được phân thành hai nhóm chính như sau: 

1.1 Tắc ruột cơ năng 

Người bệnh bị tắc ruột cơ năng, còn gọi là tắc ruột do rối loạn vận động của ruột. Trong điều kiện bình thường, ruột sẽ thực hiện các nhu động nhằm đẩy các chất trong lòng ruột di chuyển theo một hướng nhất định, giúp cơ thể hoạt động theo đúng chu trình. Tuy nhiên, khi tắc ruột xảy ra, các co bóp của ruột sẽ bị mất đi và không còn hài hòa với nhau.  

Đối với những bệnh nhân mắc chứng tắc đường ruột cơ học, phương pháp phẫu thuật ngoại khoa không đem lại hiệu quả điều trị trực tiếp. 

1.2 Tắc ruột cơ học

Người bệnh mắc tắc ruột cơ học có thể xuất phát từ nguyên nhân do một vật cản nào đó gây ra. Trong tình huống này, phương pháp phẫu thuật có thể giải quyết vấn đề và người bệnh có thể điều trị ngoại khoa.

Bên cạnh đó, tình trạng tắc đường ruột cơ học còn dẫn đến hai loại rối loạn khác nhau ở người bệnh bao gồm rối loạn tại chỗ và rối loạn toàn thân. 

2. Yếu tố nguy cơ tắc ruột

Một số yếu tố sau đây làm tăng nguy cơ mắc bệnh tắc đường ruột, bao gồm: 

  • Tuổi cao hơn 60, không có đủ răng để nghiền thức ăn.
  • Có tiền sử gia đình bị bệnh Crohn hoặc bệnh đa polyp do di truyền.
  • Từng phẫu thuật vùng bụng như mổ ruột thừa, buồng trứng...
  • Bệnh nhân ung thư ở vùng bụng hoặc các cơ quan khác di căn đến vùng bụng.

3. Triệu chứng cảnh báo tắc ruột sớm nhất

Nhiều bệnh nhân khi nghe đến tình trạng tắc ruột thường thể hiện sự lo lắng vì không biết phải xử lý như thế nào, liệu có nguy hiểm không và phương pháp điều trị là gì. Tuy nhiên, một yếu tố cực kỳ quan trọng ảnh hưởng đến kết quả điều trị là phải phát hiện bệnh kịp thời.  

Các triệu chứng thường gặp ở người bị tắc đường ruột là: 

  • Đau bụng, chướng bụng: Cơn đau do tắc ruột sẽ xuất hiện trong khoảng 30 giây, rồi biến mất và lại tái diễn sau đó. Nếu tắc ở ruột non, các cơn đau sẽ cách nhau vài phút, trong khi đó nếu tắc ở đại tràng, các cơn đau sẽ cách nhau từ 15 đến 30 phút. Nếu không chữa trị kịp thời, tần suất và mức độ đau sẽ tăng lên.
  • Buồn nôn, nôn: Tùy vào vị trí tắc khác nhau, mức độ và tính chất nôn sẽ thay đổi. Nếu tắc ruột nặng, người bệnh sẽ càng nôn sớm và nhiều, tình trạng này dẫn đến mất nước, mất chất điện giải.
  • Bí trung đại tiện: Tình trạng này là dấu hiệu rõ nhất cho thấy người bệnh bị tắc đường ruột và là cơ sở để các bác sĩ chẩn đoán.
  • Sốt nhẹ: Nguyên nhân có thể là do người bệnh bị mất nước, nhiễm trùng dịch ứ đọng tại vị trí tắc. 

4. Chẩn đoán tắc đường ruột bằng cách nào?

Nếu nghi ngờ người bệnh bị tắc ruột, bác sĩ sẽ thực hiện khám lâm sàng, hỏi các triệu chứng và yêu cầu bệnh nhân làm các xét nghiệm cần thiết để chẩn đoán và điều trị tắc ruột, bao gồm: 

  • X-quang tắc đường ruột: Đây là một kiểm tra giúp phát hiện được tình trạng tắc nghẽn khí và vị trí tắc ruột. Tuy nhiên, để đưa ra chẩn đoán chính xác, không phải lúc nào chụp X-quang cũng là phương pháp tối ưu nhất.
  • CT scan: Hình ảnh chi tiết giúp xác định vùng ruột bị tắc.
  • Siêu âm: Phương pháp này thường áp dụng để chẩn đoán tắc ruột ở trẻ em.
  • Chụp cản quang bằng Barit.
  • Nội soi.
Bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh làm các xét nghiệm cần thiết để chẩn đoán và điều trị tắc đường ruột
Bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh làm các xét nghiệm cần thiết để chẩn đoán và điều trị tắc đường ruột

Phương pháp chữa tắc ruột phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh. Trước tiên, để thực hiện chữa tắc ruột cho người bệnh thì bác sĩ sẽ hồi sức ngoại khoa: kháng sinh, đặt sonde dạ dày và truyền dịch để cân bằng nước, muối khoáng.

Trong trường hợp bệnh nhân bị nghẹt ruột thì cần phải tiến hành hồi sức nhanh, vừa hút vừa truyền để tránh làm cho ruột bị tổn thương. Nếu bệnh nhân bị tắc ruột hoàn toàn thì bác sĩ sẽ chỉ định tiến hành phẫu thuật để giải phóng vị trí tắc: lấy khối bã làm tắc, giải phóng dây chằng, loại bỏ đoạn ruột bị hư hỏng. Ngoài ra , trong trường hợp tắc ruột do u, bệnh nhân có thể được tiến hành phẫu thuật cắt u, làm hậu môn nhân tạo hoặc nối by pass.

Nguyên tắc chữa tắc ruột cần có sự phối hợp giữa nội khoa và ngoại khoa để điều chỉnh các rối loạn toàn thân giúp người bệnh có đủ sức khỏe cho cuộc phẫu thuật, giảm biến chứng và tử vong sau mổ. Đặc biệt, vì tắc ruột có thể là biến chứng của nhiều bệnh và do nhiều nguyên nhân gây ra nên không thể có quy định chung cho các phương pháp phẫu thuật, mà phải căn cứ vào nguyên nhân gây tắc ruột.

Tắc ruột nếu không được xử lý nhanh, kịp thời sẽ gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng, thậm chí gây nguy hiểm đến tính mạng của người bệnh. Ngay khi xuất hiện các triệu chứng, bạn nên đến ngay cơ sở y tế uy tín để được khám và điều trị sớm. Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec là cơ sở y tế chất lượng cao tại Việt Nam với:

  • Đội ngũ bác sĩ có trình độ cao, giàu kinh nghiệm: Các bác sĩ là Giáo sư, Tiến sĩ, Thạc sĩ được đào tạo tại các trường danh tiếng, giàu kinh nghiệm, có tâm, đặc biệt là đội ngũ bác sĩ chuyên khoa Nội tiêu hóa, đưa ra những hướng điều trị tắc ruột phù hợp nhất với bệnh nhân.
  • Hệ thống trang thiết bị hiện đại, đời mới như: máy siêu âm, CT, X-quang, chụp cản quang bằng barit, nội soi ống mềm...
  • Các kỹ thuật được thực hiện chính xác, giúp giảm thiểu tối đa các biến chứng khi thực hiện kỹ thuật sonde dạ dày như: lở loét vùng niêm mạc mũi - nơi cố định ống thông, viêm tắc tuyến nước bọt, viêm phổi.

Để được khám và điều trị với các bác sĩ Nội tiêu hóa giàu kinh nghiệm, Khách hàng vui lòng đặt lịch tại website hoặc liên hệ đến Hệ thống Y tế Vinmec trên toàn quốc.

5. Tắc ruột phải làm sao?

Cách điều trị tắc đường ruột phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh. Ban đầu, khi điều trị cho người bệnh bị tắc ruột, bác sĩ thường sẽ áp dụng các biện pháp hồi sức ngoại khoa như kháng sinh, đặt sonde dạ dày và truyền dịch để cân bằng nước, muối khoáng. 

Khi bệnh nhân gặp tình trạng nghẹt ruột, bác sĩ cần thực hiện hồi sức nhanh bằng cách hút và truyền dịch đồng thời để ngăn ngừa tổn thương ruột. 

Trong trường hợp bệnh nhân bị tắc ruột hoàn toàn, bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật để giải phóng vị trí tắc. Các bước thực hiện bao gồm lấy khối bã làm tắc, giải phóng dây chằng, loại bỏ đoạn ruột bị hỏng. Nếu tắc ruột là do u, bác sĩ sẽ khuyến nghị bệnh nhân thực hiện phẫu thuật cắt u, làm hậu môn nhân tạo hoặc nối by pass.  

Để điều trị tắc đường ruột, bệnh nhân cần được các bác sĩ nội khoa và ngoại khoa hợp tác để điều chỉnh các vấn đề rối loạn toàn thân trước khi phẫu thuật. Điều này giúp bệnh nân đủ sức khoẻ cho cuộc phẫu thuật, giảm nguy cơ biến chứng và tử vong sau khi mổ. 

Vì tắc ruột có khả năng là biến chứng của nhiều bệnh và do nhiều nguyên nhân gây ra nên không thể áp dụng quy định chung cho phương pháp phẫu thuật mà cần phải dựa theo nguyên nhân cụ thể dẫn đến tắc ruột. 

Nếu tắc đường ruột không được chữa trị kịp thời, bệnh sẽ dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng và thậm chí gây nguy hiểm đến tính mạng của người bệnh. Khi phát hiện các triệu chứng, người bệnh nên đi đến các cơ sở y tế có uy tín ngay lập tức để được khám và điều trị sớm. 

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec là cơ sở y tế chất lượng cao tại Việt Nam với: 

  • Đội ngũ bác sĩ có trình độ cao, giàu kinh nghiệm: Các bác sĩ là các chuyên gia với trình độ Giáo sư, Tiến sĩ, Thạc sĩ, được đào tạo tại các trường đại học uy tín, có nhiều kinh nghiệm và tận tâm. Đặc biệt, đội ngũ bác sĩ chuyên khoa Nội tiêu hóa đưa ra các phương pháp điều trị tắc ruột phù hợp nhất cho từng bệnh nhân.
  • Hệ thống trang thiết bị hiện đại, đời mới như: Các thiết bị bao gồm siêu âm, máy CT, X-quang, chụp cản quang với barit, và nội soi bằng ống mềm…
  • Các kỹ thuật được thực hiện chính xác, giúp giảm thiểu tối đa các biến chứng khi thực hiện kỹ thuật sonde dạ dày như: lở loét vùng niêm mạc mũi - nơi cố định ống thông, viêm tắc tuyến nước bọt, viêm phổi. 

Để được khám và điều trị bởi các bác sĩ Nội tiêu hóa có kinh nghiệm, quý khách vui lòng đặt lịch qua trang web hoặc liên hệ với Hệ thống Y tế Vinmec trên toàn quốc. 

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe