Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Lê Thị Minh Hương - Bác sĩ Hồi sức cấp cứu - Khoa Hồi sức - Cấp cứu - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Nha Trang.
Chứng thèm ăn trong tiếng anh còn được gọi là food-carving là cảm giác mà một người cảm giác thèm ăn liên tục một loại thực phẩm hoặc nhiều loại thực phẩm nào đó. Chứng thèm ăn rất hay gặp ở những người đang có cân nặng dư thừa. Họ cảm thấy rất khó khăn để giảm cân và giảm lượng thực phẩm do cảm giác thèm ăn.
1. Chứng thèm ăn rất phổ biến ở nhiều người
Khi hỏi bất kỳ ai về loại thực phẩm nào mà họ thèm thì hầu hết mọi người đều có thể kể ra một vài món mà không do dự. Các khảo sát ước tính rằng gần như 100% phụ nữ trẻ và gần 70% nam thanh niên có cảm giác thèm ăn một số món nào đó trong vòng 1 năm qua. Điều đó là bình thường ở hầu hết chúng ta, phải không?
2. Cảm giác thèm ăn có thể luôn ở trong đầu bạn
Những người có cảm giác thèm ăn nói rằng những cơn thèm như vậy là "luôn luôn ở trong đầu bạn", và các nghiên cứu cho thấy điều đó đúng. Thực tế là ở một số khu vực cụ thể của bộ não chịu trách nhiệm về trí nhớ và cảm giác khoái cảm, thứ mà chính là một phần thủ phạm cho các cơn thèm ăn.
Các xét nghiệm não cho thấy rằng các vùng lưu giữ trí nhớ của não (chịu trách nhiệm liên kết một loại thực phẩm cụ thể nào đó với sự tưởng tượng) có vai trò quan trọng đối với cảm giác thèm ăn hơn là trung tâm thưởng của não.
3. Giảm căng thẳng để ngăn chặn cảm giác thèm ăn
"Thèm ăn phát sinh để thỏa mãn nhu cầu cảm xúc, chẳng hạn như làm dịu căng thẳng và giảm lo lắng", Drewnowski, một nhà nghiên cứu nổi tiếng về sở thích và hương vị thực phẩm.
Đối với nhiều người trong chúng ta, cảm giác thèm ăn tăng lên khi bị căng thẳng hoặc lo lắng. Carbonhydrate làm tăng nồng độ hormone serotonin, có tác dụng làm dịu cảm xúc. Và nghiên cứu gần đây cho thấy rằng sự kết hợp giữa chất béo và đường cũng có thể có tác dụng làm dịu.
Các nhà nghiên cứu từ Đại học California tại San Francisco đưa chuột vào môi trường căng thẳng cao và phát hiện ra hai điểm chính: những con chuột bị căng thẳng thích ăn đường và chất béo. Khi chuột ăn chất béo và đường, não của chúng sẽ giảm căng thẳng kích thích tố liên quan.
4. Cảm giác thèm ăn cũng xuất phát từ yếu tố gen
Theo một bài báo gần đây của Hiệp hội Tâm lý học Xã hội Hoa Kỳ, việc béo lên là một sự tiến hóa được tìm thấy trong gen của chúng ta.
Con người đã có thể sống sót qua thời kỳ đói kém và khó khăn trong suốt lịch sử do phần lớn khả năng của chúng ta để lưu trữ lượng calo dư thừa, có khả năng sử dụng trong một thời gian dài, như chất béo cơ thể. Ở một mức độ nào đó, cơ thể chúng ta có thể đã được lập trình để thèm các loại thực phẩm chứa nhiều calo.
Ngoài ra, một số nghiên cứu cho thấy rằng ăn một chế độ ăn thiếu đa dạng có thể dẫn đến sự thèm ăn nhiều hơn. Nhưng hãy công nhận một sự thật hiển nhiên rằng: những thực phẩm chúng ta thường thèm ăn rất ngon và chúng ta thường có nhiều kỷ niệm thú vị liên quan đến chúng.
5. Đừng đổ lỗi cho tinh bột
Tôi đã nghe thấy người ta nói rất nhiều rằng đó là những thực phẩm carbohydrate rất khủng khiếp, khủng khiếp vì họ có cảm giác rất thèm ăn chúng. Khi tôi hỏi họ về những thực phẩm "carb" mà họ đang nói đến là những thực phẩm nào, họ thường đặt tên:
- Khoai tây chiên
- Sô cô la
- Kem vị tổng hợp
- Bánh quy sô cô la
- Macaroni và phô mai
Có một sự thật là khi bạn thèm những thực phẩm này, bạn không chỉ thèm ăn tinh bột, bạn cũng đang thèm chất béo! Theo Drewnowski, cảm giác thèm ăn được dành cho những thực phẩm có chứa chất béo, đường hoặc cả hai.
6. Một số bí quyết để giảm cảm giác thèm ăn
- Không nhìn thấy không có nghĩa là không nghĩ đến
"Hạn chế chế độ ăn uống thậm chí còn làm cho cảm giác thèm ăn tồi tệ hơn", Drewnowski cảnh báo. Tốt hơn là hãy rèn luyện mức độ kiểm soát đồ ăn của bạn. Bạn có thể thỏa mãn cơn thèm sô-cô-la bằng cách ăn 1 ít socola hoặc một thanh socola Snicker với kích thước nhỏ.
Nhưng nếu bạn là một người có cảm giác thèm ăn vượt khỏi tầm kiểm soát (nghĩa là cuối cùng bạn ăn một hộp kem, một túi socola, hoặc một hộp bánh quy), điều đó sẽ phức tạp hơn. Nếu bạn không thể kiểm soát được cảm giác thèm ăn của mình thì bạn chỉ mua để dự trữ một lượng thực phẩm mà bạn mong muốn. Ví dụ mua 1 lát bánh mì thay vì mua cả túi to, mua 1 vài thanh sô- cô-la lẻ thay vì mua cả túi, hay chỉ mua một vài tập bánh quy cỡ nhỏ.
- Thực hiện các lựa chọn ít calo hơn khi có thể
Nếu bạn tạo ra những chiếc bánh brownies có hàm lượng calo thấp hơn, ít béo hơn, có vị ngon như những chiếc bánh brownies thông thường, chúng có thể sẽ thỏa mãn cơn thèm bánh brownie của bạn. Nếu bạn thèm soda và bạn uống một ly soda ăn kiêng thay vì một nửa ly soda thông thường, rất có thể nó sẽ rất là khác biệt
Khi Barbara Rolls, Tiến sĩ và các đồng nghiệp từ Đại học Bang Pennsylvania nghiên cứu 24 phụ nữ trẻ tại phòng thí nghiệm đại học của họ, họ đã tìm thấy:
- Phụ nữ ăn các món ăn ít calo hơn, kích thước nhỏ hơn sẽ không cảm thấy đói bằng những người ăn một lượng lớn các món ăn thông thường.
- Những người ăn kiêng thích hương vị của những món ăn kiêng ít calo cũng giống như vị của những món ăn thông thường.
Thực tế môi trường của chúng ta đang thúc đẩy cho việc ăn các món ăn bất lợi cho sức khỏe. Những thực phẩm không tốt cho sức khỏe như khoai tây chiên, kem rất dễ dàng để mua được bất kỳ nơi đâu. Chúng được quảng bá rầm rộ và chúng cũng rất rẻ.
- Đừng để mình quá đói
Điều gì xảy ra khi bạn bỏ bữa, hoặc không ăn khi bạn thực sự đói? Sớm hay muộn, bạn sẽ bị quá đói và cuối cùng bạn ăn quá nhiều để bù đắp. Chính trong lúc cảm thấy cực kỳ đói này, chúng ta có xu hướng thèm các loại thực phẩm có dễ có khả năng thỏa mãn, ví dụ như một thanh kẹo. Lời khuyên là nếu chúng ta ăn nhiều bữa trong ngày có thể giúp kiểm soát cảm giác thèm ăn và hãy ăn nhạt nhất có thể.
- Hãy bắt đầu với 1 nhật ký thèm ăn
Nếu bạn thực sự có vấn đề với cảm giác thèm ăn, hãy thử tự tạo một nhật ký thèm ăn trong 1 tháng. Hãy liệt kê ra các loại thực phẩm mà bạn hay cảm thấy thèm, những cảm xúc mà bạn thường thấy vào lúc đó, loại thức ăn nào mà bạn hay cảm thấy thèm và lượng bạn có thể ăn.
Khi mà bạn nhìn lại cuốn nhật ký đó, thì hãy hỏi bản thân mình rằng liệu đang có một xu hướng nào đó, ví dụ như thời gian cụ thể nào trong ngày mà bạn hay cảm thấy thèm ăn, và những tình huống nào mang lại cảm xúc ấy.
- Hãy chọn các thực phẩm carbs tốt cho sức khỏe
Chúng ta đã thiết lập rằng cơ thể chúng ta để thèm các loại thực phẩm giàu chất béo và đường cao (hoặc tinh chế cao) vì chúng giúp cơ thể chúng ta bình tĩnh lại. Vì vậy thay vì đó nên chọn những loại “carbs thông minh”, ví dụ như ngũ cốc, đậu, trái cây và rau quả. Những thực phẩm này cung cấp cho cơ thể bạn lượng carbs mà bạn đang thèm muốn cùng với giá trị dinh dưỡng quý giá từ chất xơ, vitamin và khoáng chất.
- Chăm sóc bản thân
Nếu chúng ta chăm sóc bản thân hàng ngày, chúng ta sẽ ít cảm thấy căng thẳng, tức giận, không vui, v.v. và do đó ít có cảm giác thèm đồ ăn hơn. Ví dụ chúng ta nên dành thời gian để lang thang cùng bạn bè, tập thể dục, đi mát-xa, thực hiện các hoạt động thể thao ưa thích. Bằng cách này thì bạn sẽ bớt có cảm giác căng thẳng, và cũng ít có cảm giác thèm ăn hơn.
Để giảm cảm giác thèm ăn, điều quan trọng là bạn có một lối sống lành mạnh hơn bằng cách tránh xa các stress, dành nhiều thời gian cho chăm sóc bản thân và thư giãn, kết hợp với một chế độ lựa chọn thực phẩm cho phù hợp.
ThS.Bs Lê Thị Minh Hương đã có hơn 06 năm kinh nghiệm khám và điều trị các bệnh lý nội khoa, cấp cứu và hồi sức cấp cứu. Ngoài ra, còn có khả năng thực hiện các kỹ thuật đặt catheter, thận nhân tạo ở bệnh nhân có bệnh thận mạn giai đoạn cuối, lọc máu liên tục, thay huyết tương.
Khách hàng có thể trực tiếp đến hệ thống Y tế Vinmec trên toàn quốc để thăm khám hoặc liên hệ hotline tại đây để được hỗ trợ.
Bài viết tham khảo nguồn: webmd.com