Chụp X-quang đường mật qua ống Kehr

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi BS.Trần Như Tú - Trưởng khoa và Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Thanh Nam - Khoa Chẩn đoán hình ảnh - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng

Hiện nay khoa học phát triển việc phát hiện các bệnh lý liên quan đến đường mất dễ dàng hơn rất nhiều. Trong đó, phương pháp chụp X-quang đường mật qua ống Kehr là phương pháp có giá trị cao trong chẩn đoán và chữa trị sau phẫu thuật dẫn lưu đường mật.

1. Đại cương chung về chụp X quang đường mật qua ống Kehr

Nguyên tắc của phương pháp chụp X-quang đường mật qua ống Kehr: Bơm thuốc đối quang có i-ốt tan trong nước vào đường mật, quá trình này sử dụng ống dẫn lưu Kehr (sau mổ) và thực hiện dưới màn tăng sáng hoặc không để khảo sát đường mật.

Qua đây ta có thể xác định được sự hiện diện, nguyên nhân, mức độ và vị trí của các bệnh lý sau:

  • Khối u đường mật, sỏi mật, máu cục, viêm chít hẹp đường mật (bạn có thể tham khảo một số loại sỏi đường mật và cách điều trị tại website của Vinmec)
  • Đánh giá mức độ hẹp hay giãn của đường mật trong và ngoài gan
  • Thoát mật hay rò đường mật
  • Khảo sát sự lưu thông dịch mật qua cơ vòng Oddi xuống khu vực tá tràng

Bơm thuốc đối quang có i-ốt tan trong nước vào đường mật
Bơm thuốc đối quang có i-ốt tan trong nước vào đường mật

2. Cần chuẩn bị những gì trước khi chụp Xquang đường mật?

Người thực hiện phương pháp chụp X-quang đường mật qua ống Kehr cho bệnh nhân phải là bác sĩ chuyên khoa có kinh nghiệm và có sự trợ giúp của kỹ thuật viên điện quang.

Vật tư sử dụng trong quá trình chụp X quang đường mật

  • Thuốc đối quang i-ốt tan trong nước
  • Nước muối sinh lí hoặc nước cất
  • Sử dụng bơm kim tiêm loại 20mL, 18-20G
  • Găng tay, mũ, khẩu trang, khay quả đậu, kẹp.
  • Bông cồn và i-ốt sát khuẩn
  • Hộp dụng cụ cấp cứu tai biến phòng trường hợp tai biến khi sử dụng chất đối quang.

Người bệnh trước khi thực hiện chụp đường mật cản quang

  • Trước khi thực hiện chụp người bệnh nên nhịn ăn, nếu ăn thì chỉ nên ăn nhẹ. Tránh ăn những thức ăn lên men và có xơ bã, không cần thiết phải thụt tháo.
  • Đưa cho bác sĩ chụp biên bản phẫu thuật của mình để xác định hướng và tư thế chụp.
  • Kiểm tra toàn bộ các thông tin của người bệnh, tìm hiểu về việc dị ứng thuốc đặc biệt là thuốc đối quang và các loại thuốc có chứa nguyên tố i-ốt.
  • Giải thích trước cho bệnh nhân về quá trình chụp và cũng tai biến có thể xảy ra để người bệnh hợp tác trong quá trình làm việc.
  • Trấn an tinh thần bệnh nhân để người bệnh không cảm thấy lo lắng và căng thẳng trong quá trình chụp chiếu.

Bệnh nhân cần nhịn ăn trước khi chụp dường mật cản quang
Bệnh nhân cần nhịn ăn trước khi chụp dường mật cản quang

3. Phương pháp tiến hành chụp Xquang đường mật qua ống Kehr Bước chuẩn bị ban đầu

Bước chuẩn bị ban đầu

  • Hướng dẫn người bệnh nằm ngửa trên bàn chụp X quang, hai tay để cao lên đầu, chân duỗi thẳng, treo túi dịch dẫn lưu sát thành bàn.
  • Bác sĩ thực hiện đeo găng tay và khẩu trang và đội mũ.
  • Lấy khoảng 5mL thuốc đối quang i-ốt có nồng độ 300-400 mg/mL rồi hòa với dung dịch NaCl 0.9% theo tỷ lệ 1⁄3 hoặc 1⁄4. Pha loãng ra nhằm mục đích hạn chế tối đa trường hợp thuốc đối quang che lấp mất đường sỏi mật. Hoặc ta có thể sử dụng thuốc đối quang có nồng độ 120mg/mL có pha thêm nước muối sinh lý.

Chuẩn bị ống dẫn lưu Kehr

  • Vuốt ống Kehr để dịch mật chảy ra, đuổi khí ra ngoài, kiểm tra trong ống đến khi không còn bọt khí
  • Kẹp ống Kehr cách da bệnh nhân khoảng 3 đến 5 cm nhằm tránh thuốc chảy ngược và giảm lượng thuốc dư trong ống. Sát khuẩn phần trên chỗ kẹp ống bằng dung dịch cồn I-ốt.
  • Tiến hành bơm từ từ 20ml dung dịch thuốc đối quang Iod vào ống Kehr qua vị trí sát khuẩn. Lưu ý bơm tiêm phải dựng một góc trên 45 độ nhằm tránh cho khí tràn vào đường mật.
  • Trong quá trình thực hiện cần theo dõi người bệnh để phát hiện sớm, xử trí kịp thời các trường hợp dị ứng hay tai biến với thuốc đối quang.

Ống dẫn lưu Kehr
Ống dẫn lưu Kehr

Quá trình chụp X quang đường mật qua ống Kehr

  • Điều chỉnh tư thế người bệnh nằm nghiêng trái để thuốc đối quang dễ vào đường mật gan trái, sau đó nằm ngửa để chụp.
  • Bác sĩ theo dõi trên màn tăng sáng khi mà thuốc lấp đầy toàn bộ đường mật thì yêu cầu người bệnh nín thở. Lúc này tiến hành chụp và chẩn đoán sơ bộ nhằm chọn các tư thế cần thiết để bộc lộ những tổn thương trong đường mật.

Các tư thế chụp

  • Tư thế chụp thẳng nhằm khảo sát tổng quan toàn bộ đường mật: Tia trung tâm đi qua điểm giữa hạ sườn phải, vuông góc với phim.
  • Chụp tư thế chếch phải ở phía sau nhằm khảo sát đường mật ở gan phải: Xoay người bệnh nhân chếch về bên phải phải, chân phải duỗi thẳng, chân trái co lại để cố định chiều của tư thế. Đảm bảo lưng tạo với mặt bàn một góc khoảng 15 đến 20 độ, điều chỉnh độ dốc của bàn về phía đầu khoảng 15 đến 20 độ, tia trung tâm vuông góc với phim qua điểm giữa hạ sườn phải.
  • Chụp tư thế chếch trái ở phía sau nhằm khảo sát đường mật gan trái: Tư thế và độ dốc của bàn tương tự như chụp tư thế chếch phía sau phải, lưu ý về tia trung tâm vuông góc với phim qua điểm giữa mũi ức.
  • Tư thế chụp thẳng giúp khảo sát sự lưu thông thuốc xuống khu vực tá tràng: Đặt bệnh nhân nằm ngửa như ban đầu, bàn dốc thấp về phía chân khoảng 15 đến 20 độ. Tia trung tâm đi qua điểm giữa hạ sườn phải và vuông góc với phim.
  • Chụp tư thế nghiêng phải nhằm khảo sát vị trí thương tổn đường mật: Xoay người bệnh nhân nghiêng sang phải, điều chỉnh tia trung tâm sao cho tia này vuông góc với trung tâm phim ngay điểm nối đường giữa hạ sườn phải và đường nách giữa.

Tư thế chụp X quang đường mật qua ống Kehr
Tư thế chụp X quang đường mật qua ống Kehr

Sau khi tiến hành chụp X quang xong ta tiến hành hút hết thuốc đối quang trong đường mật ra. Thực hiện sát khuẩn và tháo kẹp hoặc chỉ cần sau khi sát khuẩn và tháo kẹp thì thuốc tự chảy ra theo ống dẫn lưu Kehr.

Yêu cầu về kết quả chụp phim

  • Điều chỉnh độ đối quang phù hợp
  • Bản phim phải bộc lộ được toàn bộ hình ảnh đường mật và phía ngoài gan.

4. Xử lý trong trường hợp bệnh nhân xảy ra tai biến thuốc đối quang

Trong trường hợp bệnh nhân bị tai biến với thuốc đối quang thì bác sĩ cần thực hiện những thao tác như sau:

  • Hạn chế phần hơi tối tự do tiến vào đường mật, điều này dẫn đến máy chụp ra hình ảnh giả sỏi không cản quang gây rất dễ gây sai lầm trong quá trình chẩn đoán.
  • Hạn chế tối đa thời gian chiếu, giảm hằng số chiếu giúp giảm khả năng nhiễm xạ cho người bệnh.
  • Giảm tốc độ bơm thuốc làm giảm cảm giảm cảm giác khó chịu, hạn chế trường hợp dò đường mật và thủng đường mật cho người bệnh.

Kết quả chụp X quang đường mật qua ống Kehr
Kết quả chụp X quang đường mật qua ống Kehr

Tóm lại, chụp đường mật qua Kehr là một kỹ thuật đơn giản để đánh giá sự lưu thông đường mật sau mổ, vì vậy, khi cần thực hiện để đánh giá cũng như quyết định tiếp tục lưu kehr hay không cần thực hiện ngay để bác sĩ điều trị quyết định sớm. Bên cạnh đó, phương pháp chụp X quang đường mật qua ống Kehr rất an toàn giúp người bệnh phát hiện ra các bệnh liên quan đến đường mật sớm và chính xác. Để đăng ký khám, chụp X quang đường mật tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec, Quý Khách có thể liên hệ Hệ thống Y tế Vinmec trên toàn quốc, hoặc đăng ký khám trực tuyến TẠI ĐÂY.

XEM THÊM:

Video đề xuất:

Đừng chủ quan với bệnh sỏi đường mật

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe