Cách điều trị mụn thâm tụ máu

Mụn thâm tụ máu là hiện tượng khá phổ biến ở da của những người thường xuyên nặn mụn. Điều này mang lại khá nhiều phiền toái cho bản thân người bệnh. Vì vậy, việc tìm cách xử lý các đốm mụn với tình trạng mụn thâm tụ máu là mối quan tâm của những trường hợp này. Vậy cách điều trị tình trạng mụn thâm tụ máu như thế nào để đạt hiệu quả cao.

1. Mụn thâm tụ máu và nguyên nhân gây nên tình trạng này

Mụn thâm thường gây mất thẩm mỹ lớn cho làn da. Biểu hiện của loại mụn này thường bắt đầu bằng khối đỏ hồng, kích thước và màu sắc theo đổi dựa vào sự tổn thương ban đầu của da. Mụn thâm có thể gặp các tác động vật lý trên da, khiến cho da bị tổn thương như nặn mụn, gãi, cào gây tình trạng trầy xước da...

Nguyên nhân gây tình trạng mụn thâm tụ máu. Có khá nhiều nguyên nhân gây nên tình trạng mụn thâm tụ máu. Tuy nhiên, mụn thâm tụ máu sẽ do các yếu tố chủ yếu như: Nhiễm trùng da, viêm nang lông và thay đổi nội tiết tố.

Việc thực hiện nặn mụn không dứt điểm hoặc vừa nặn mụn xong có thể khiến cho các mạch máu bên dưới da bị vỡ ra. Dần dần lâu ngày sẽ tạo thành các mảng bầm bên trong da. Nếu người bệnh chủ quan và không điều trị kịp thời hoặc sử dụng thuốc, mỹ phẩm không phù hợp thì sẽ sẽ gây tiến triển xấu cho làn da.

Nổi mụn thường xuyên có thể xảy ra lỗ chân lông của da bị tắc nghẽn hoặc có thể do tác động của vi khuẩn, mồ hôi hoặc các chất bụi bẩn trong không khí. Mụn thâm tụ máu thường nghiêm trọng khi có sự thay đổi nội tiết tốt ở thanh thiếu niên hoặc phụ nữ đã trưởng thành hoặc cũng có khi do một tác nhân như stress, mất ngủ kéo dài, hoặc do các tác động từ môi trường như thay đổi thời tiết, gió, bụi, nhiệt độ không khí tăng.... hoặc có thể do người bệnh bị rối loạn tiêu hóa, cũng như chế độ ăn chứa hợp lý với nhiều đồ ăn cay nóng và lạm dụng chất kích thích.

Hoặc có thể do tác động hoặc sử dụng bạo lực lên vùng da mụn làm cho mạch máu, động mạch, tĩnh mạch, mao mạch bị tổn thương và máu chảy vào các mô sau đó tích tụ thành bầm máu. Ổ tụ máu có thể nhỏ nhưng sẽ gây nên tình trạng sưng tấy, đỏ rát nghiêm trọng.

Mạch máu có thể liên tục được phục hồi, nhưng nếu vẫn tiếp tục đè ép vùng da mụn nhiều lần thì máu sẽ tiếp tục rò rỉ làm sáng da thêm tổn thương và ổ tụ máu có kích thước to hơn.

Máu thoát ra từ các mạch máu lớn nhỏ có thể làm cho tế bào da ngoài cũng dễ bị sưng tấy, viêm nhiễm, đỏ loét. Ở vùng da mặt được xem là vùng da dễ bị kích ứng, nhạy cảm nên tụ máu bầm gây sưng và phù nề ở các vùng da khác.

Các loại mụn thâm tụ máu: Có khá nhiều loại mụn khác nhau, và có thể được phân loại thành mụn không viêm và mụn viêm. Khi thực hiện nặn mụn với bất kể hình thức nào cũng sẽ khiến hình thành mụn thâm, tụ máu.

  • Mụn không viêm thường đáp ứng tốt với các biện pháp tự khắc phục tại nhà hoặc các phương pháp điều trị bằng thuốc không kê đơn: mụn đầu đen hình thành do lỗ chân lông bị tắc bởi bã nhờn và tế bào chết. Mụn đầu trắng được hình thành khi các tế bào chế, dầu và vi khuẩn bị mắc kẹt bên trong lỗ chân lông. Tuy vậy, mụn đầu trắng sẽ không giống mụn đầu đen. Bởi vì nó được hình thành dưới bề mặt của một lỗ chân lông đang bị đóng kín. Và mụn đầu trắng khó điều trị hơn mụn màu đen.
  • Mụn viêm được đặc trưng bởi mụn đỏ và được phần thành sần do sự phá vỡ của các lỗ chân lông do viêm. Các triệu chứng bao gồm đau và đỏ da. Mụn mủ gần giống với sàn và có chứa đầy mủ trong mụn,...

2. Làm thế nào để hết mụn thâm tụ máu?

Sau 1 thời gian mụn thâm tụ máu sẽ tự lành lại nếu không có các tác động nào đến mụn. Khi nặn mụn không đúng cách thì có thể khiến lây lan vi khuẩn từ vùng này sang vùng khác trên khuôn mặt hoặc trên cơ thể. Vì vậy cần giữ sạch khu vực xung quanh mụn bằng cách rửa sạch vùng da ít nhất mỗi ngày hai lần, có thể lựa chọn những loại chất tẩy rửa hoặc xà phòng để có thể vệ sinh phù hợp cho mụn và vùng da.

Một số cách điều trị mụn thâm tụ máu gồm:

Điều trị với thuốc không kê đơn:

Có khá nhiều phương pháp điều trị mụn thâm tụ máu mà không cần sử dụng thuốc kê đơn. Tuy nhiên với mỗi trường hợp mụn có thể sử dụng các loại thuốc như:

  • Retinoids tại chỗ có thành phần chính là vitamin giúp giảm sản xuất dầu trong da đồng thời giúp ngăn ngừa lỗ chân lông bị tắc.
  • Acid salicylic giúp loại bỏ tế bào chết có tác động hiệu quả trên các mụn không bị viêm chẳng hạn như mụn đầu đen và mụn đầu trắng.

Điều trị mụn thâm tụ máu theo kê đơn của bác sĩ:

Sử dụng kháng sinh hàng ngày bằng thuốc viên. Kháng sinh giúp tiêu diệt vi khuẩn gây viêm có thể được bôi trực tiếp trên da. Thuốc tránh thai có nồng độ hormone dao động có thể gây tình trạng nooir munj. Ở phụ nữ và trẻ em gái có thể sử dụng thuốc tránh thai kê toa của bác sĩ giúp kiểm soát nồng độ hormone và làm sạch làn da. Isotretinoin thuộc nhóm thuốc retinoid theo toa chỉ định của bác sĩ thường sử dụng liên tục từ 4 đến 5 tháng. Thuốc có thể gây ra tình trạng gây tác dụng phụ ảnh hưởng tiêu cực đến con người.

Các điều trị khác có thể áp dụng cho những người bệnh có tình trạng mụn thâm tụ máu và các loại mụn ở mức độ khác nhau.

  • Rạch mủ và tháo dịch nhằm giúp giảm nguy cơ nhiễm trùng, đồng thời giảm cả viêm và đau.
  • Điều trị bằng laser vào phần da nổi mụn có thể làm giảm hoặc loại bỏ vi khuẩn gây mụn khỏi da.
  • Phương pháp điều trị microdermabrasion giúp loại bỏ lớp da trên cùng từ đó giúp loại bỏ được các loại mụn,

Cách điều trị mụn thâm tụ máu tại nhà:

  • Sử dụng muối hồng himalaya. Thành phần của muối có hàm lượng sắt, magie, đồng, canxi, phospho... cao. Muối có thể sử dụng giúp rửa các vết thương mụn tụ máu bầm đồng thời cải thiện nhanh tình trạng của da. Magie và một số vi khoáng khác được hấp thu trực tiếp vào da chữa lành các vết thương ở mô làm tan máu bầm. Hơn nữa, muối còn giúp tăng khả năng kháng khuẩn cực mạnh giúp giảm viêm sưng...
  • Sử dụng mật ong để cải thiện tình trạng mụn thâm tụ máu. Bởi vì mật ong có đặc tính kháng khuẩn và chống oxy hóa lên đến 90%. Đồng thời mật ong có giúp duy trì môi trường vết thương ẩm và hàng rào bảo vệ cũng như ngăn ngừa vi khuẩn trong vết thương lây lan.
  • Sử dụng chè dây giúp điều trị mụn ở mức độ nhẹ và trung bình. Với 5% dầu cây chè có hiệu quả trong điều trị viêm của mụn tốt hơn. Mặc dù thành phần này tác động chậm hơn so với hóa chất benzoyl peroxide nhưng ít gây phản ứng phụ.

3. Một số cách phòng ngừa tình trạng mụn thâm tụ máu

  • Không nên nặn hoặc chạm vào mụn vì có thể tăng nguy cơ lây lan nhiễm trùng và gia tăng tỷ lệ xuất hiện mụn thâm và tụ máu.
  • Sử dụng nước ấm và xà phòng nhẹ để vệ sinh mặt mỗi hai hai lần giúp loại bỏ tế bào chết, vi khuẩn cũng như tạp chất.
  • Không sử dụng các loại chất tẩy rửa mạnh hoặc vải thô trên mặt. Vì có thể gây kích ứng cho da và làm tổn thương da từ đó phát triển các phản ứng gây viêm.
  • Thường xuyên giặt chăn gối, khăn tắm để đảm bảo vệ sinh khi tiếp xúc với da.
  • Chọn sản phẩm trang điểm hoặc dưỡng da phù hợp với loại da. Đặc biệt không sử dụng loại có mùi thơm dễ gây kích ứng cho da.
  • Giữ tóc được sạch và gọn gàng tránh tình trạng tóc quệt vào da mặt. Vì tóc nhờn chứa nhiều dầu có thể gây kích ứng da làm tắc lỗ chân lông.
Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe