Bệnh đa xơ cứng tiến triển thứ phát: Triệu chứng và điều trị

Bệnh đa xơ cứng (MS) là một bệnh của hệ thống thần kinh trung ương được tạo thành từ não, tủy sống và thần kinh thị giác. Rối loạn này gây ra sự phá hủy lớp phủ bao quanh và bảo vệ các sợi thần kinh làm gián đoạn dòng thông điệp bình thường (xung thần kinh), gây giảm hoặc mất chức năng cơ thể. Bệnh đa xơ cứng tiến triển thứ phát là dạng bệnh phát triển từ bệnh đa xơ cứng tái phát. Vậy triệu chứng và các giải pháp điều trị bệnh đa xơ cứng tiến triển thứ phát là gì?

1. Bệnh đa xơ cứng tiến triển thứ phát

Bệnh đa xơ cứng tiến triển thứ phát hay còn gọi là bệnh đa xơ cứng tiến triển thứ cấp (SPMS) là một dạng bệnh đa xơ cứng. Đây là giai đoạn tiếp theo của bệnh đa xơ cứng tái phát.

Với bệnh đa xơ cứng tiến triển thứ phát, các triệu chứng luôn trong trạng thái trầm trọng hơn mà không hề có sự thuyên giảm. Điều này cũng có nghĩa là dù được điều trị tốt, bệnh vẫn có xu hướng xấu đi. Các phương pháp điều trị trong giai đoạn này thường chỉ mang tính chất làm chậm tiến trình hình thành nên các khuyết tật trên cơ thể.

Đa xơ cứng tiến triển thứ phát là giai đoạn phổ biến của bệnh đa xơ cứng. Trên thực tế, hầu hết những người mắc đa xơ cứng sẽ phát triển thành đa xơ cứng tiến triển thứ phát tại một số thời điểm nếu không được điều trị kịp thời. Nhận biết được các dấu hiệu của bệnh đa xơ cứng tiến triển thứ cấp là rất hữu ích trong việc phát hiện sớm bệnh. Bệnh đa xơ cứng tiến triển thứ phát càng được phát hiện sớm, việc điều trị các triệu chứng càng hiệu quả và khả năng làm chậm sự tiến triển của bệnh càng khả quan hơn.

2. Triệu chứng và điều trị bệnh đa xơ cứng tiến triển thứ phát

Tê bì tay chân
Bệnh đa xơ cứng tiến triển thứ phát được đặc trưng bằng sự xuất hiện liên tục và ngày càng nặng hơn của các triệu chứng bệnh

Tại một số thời điểm, triệu chứng của bệnh đa xơ cứng tái phát ở những bệnh nhân mắc đa xơ cứng không có giai đoạn thuyên giảm mà ngày càng trầm trọng hơn và tái phát một cách đột ngột, đó là dấu hiệu cho thấy đa xơ cứng tái phát đã phát triển thành đa xơ cứng tiến triển thứ phát. Giai đoạn này thường xảy ra trong khoảng 10 đến 15 năm sau khi người bệnh bắt đầu xuất hiện những triệu chứng đầu tiên về bệnh đa xơ cứng. Tuy nhiên, đa xơ cứng tiến triển thứ phát hoàn toàn có thể được kìm hãm hoặc thậm chí phòng ngừa nếu bắt đầu áp dụng các phương pháp điều trị sớm và hiệu quả.

Các triệu chứng của đa xơ cứng tiến triển thứ phát tương tự các triệu chứng của bệnh đa xơ cứng trong các giai đoạn khác, tuy nhiên chúng luôn có xu hướng phát triển và trầm trọng hơn mà không cho thấy sự cải thiện theo thời gian mặc dù được điều trị tích cực. Trong giai đoạn đầu của đa xơ cứng tái phát, các triệu chứng thể hiện rất rõ ràng nhưng không nghiêm trọng và ảnh hưởng quá nhiều đến hoạt động hàng ngày của người bệnh. Tuy nhiên khi đa xơ cứng tái phát bước sang giai đoạn đa xơ cứng tiến triển thứ phát, các triệu chứng bắt đầu trở lên nghiêm trọng hơn và ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống hàng ngày của người bệnh.

2.2. Điều trị

Bệnh đa xơ cứng là một bệnh tự miễn mạn tính xuất hiện dưới nhiều hình thức khác nhau và ảnh hưởng đến mọi người theo những cách khác nhau. Theo các nhà khoa học, có khoảng 90% những người bị mắc bệnh đa xơ cứng có thể phát triển thành giai đoạn đa xơ cứng tái phát.

Trong giai đoạn đa xơ cứng tái phát, các triệu chứng đáng chú ý đầu tiên của bệnh đa xơ cứng bao gồm:

Các triệu chứng của đa xơ cứng tái phát có thể đến và đi. Một số người thậm chí không xuất hiện bất kỳ triệu chứng nào trong vài tuần hoặc vài tháng, đó gọi là quãng thời gian bệnh thuyên giảm. Các triệu chứng của bệnh cũng sẽ bùng phát trở lại ngay sau đó. Trong một số trường hợp, bệnh có thể bao hàm thêm một số những triệu chứng mới, do đó quá trình này được gọi là đa xơ cứng tái phát.

Sự tái phát của các triệu chứng thường kéo dài trong vài ngày đến vài tuần. Các triệu chứng này cũng có thể xấu dần đi lúc mới xuất hiện nhưng sau đó sẽ được cải thiện theo thời gian mà không cần điều trị. Nhìn chung sự xuất hiện của đa xơ cứng tái phát là tương đối khó để theo dõi.

Tại một số thời điểm, triệu chứng của bệnh đa xơ cứng tái phát ở những bệnh nhân mắc đa xơ cứng không có giai đoạn thuyên giảm mà ngày càng trầm trọng hơn và tái phát một cách đột ngột, đó là dấu hiệu cho thấy đa xơ cứng tái phát đã phát triển thành đa xơ cứng tiến triển thứ phát. Giai đoạn này thường xảy ra trong khoảng 10 đến 15 năm sau khi người bệnh bắt đầu xuất hiện những triệu chứng đầu tiên về bệnh đa xơ cứng. Tuy nhiên, đa xơ cứng tiến triển thứ phát hoàn toàn có thể được kìm hãm hoặc thậm chí phòng ngừa nếu bắt đầu áp dụng các phương pháp điều trị sớm và hiệu quả.

Các triệu chứng của đa xơ cứng tiến triển thứ phát tương tự các triệu chứng của bệnh đa xơ cứng trong các giai đoạn khác, tuy nhiên chúng luôn có xu hướng phát triển và trầm trọng hơn mà không cho thấy sự cải thiện theo thời gian mặc dù được điều trị tích cực. Trong giai đoạn đầu của đa xơ cứng tái phát, các triệu chứng thể hiện rất rõ ràng nhưng không nghiêm trọng và ảnh hưởng quá nhiều đến hoạt động hàng ngày của người bệnh. Tuy nhiên khi đa xơ cứng tái phát bước sang giai đoạn đa xơ cứng tiến triển thứ phát, các triệu chứng bắt đầu trở lên nghiêm trọng hơn và ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống hàng ngày của người bệnh.

2.2. Điều trị

Nhóm thuốc bisphosphonate
Hiện tại, có nhiều loại thuốc đang được sử dụng để điều trị các dạng của bệnh đa xơ cứng bao gồm cả đa xơ cứng tiến triển thứ phát

Bệnh đa xơ cứng tiến triển thứ phát được đặc trưng bằng sự xuất hiện liên tục và ngày càng nặng hơn của các triệu chứng bệnh. Thậm chí có những giai đoạn các triệu chứng bùng phát mạnh mẽ khiến người bệnh gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống, đặc biệt là trong thời điểm mùa hè khi thời tiết nắng nóng hoặc trong khi người bệnh gặp phải tình trạng căng thẳng kéo dài.

Hiện tại, có nhiều loại thuốc đang được sử dụng để điều trị các dạng của bệnh đa xơ cứng bao gồm cả đa xơ cứng tiến triển thứ phát. Nếu người bệnh đang sử dụng những loại thuốc này để điều trị tình trạng đa xơ cứng tái phát, bác sĩ sẽ tiếp tục để họ dùng những loại thuốc này trong điều trị đa xơ cứng tiến triển thứ phát cho đến khi chúng không còn mang lại hiệu quả.

Các phương pháp điều trị bệnh đã được Cơ quan Quản lý Dược phẩm và Thực phẩm Hoa Kỳ (FDA) phê duyệt. Sau đây là một số loại thuốc đã được chứng minh hiệu quả trong điều trị bệnh đa xơ cứng thông qua các thử nghiệm lâm sàng để giảm số lần tái phát, trì hoãn tiến triển khuyết tật và hạn chế hoạt động.

Thuốc tiêm gồm có:

  • Avonex (interferon beta-1a)
  • Betaseron (interferon beta-1b)
  • Copaxone (glatiramer acetate)
  • Extavia (interferon beta-1b)
  • Glatiramer Acetate Tiêm (glatiramer acetate -generic tương đương với liều Copaxone 20 mg và 40 mg)
  • Glatopa (glatiramer acetate - tương đương chung với liều Copaxone 20mg và 40mg)
  • Plegridy (peginterferon beta-1a)
  • Rebif (interferon beta-1a)

Thuốc uống gồm có:

  • Aubagio (teriflunomide)
  • Bafiertam (monomethyl fumarate)
  • Gilenya (fingerolimod)
  • Mavenclad (cladribine)
  • Mayzent (siponimod)
  • Tecfidera (dimethyl fumarate)
  • Số lượng (diroimumel fumarate)
  • Zeposia (ozanimod)

Thuốc truyền gồm có:

  • Lemtrada (alemtuzumab)
  • Novantrone (mitoxantrone)
  • Ocrevus (ocrelizumab)
  • Tysabri (natalizumab)

Một số phương pháp điều trị khác có thể làm giảm các triệu chứng của bệnh cũng như nâng cao chất lượng cuộc sống bao gồm:

Vật lý trị liệu cổ tay
Vật lý trị liệu cũng là một phương pháp điều trị giảm các triệu chứng của bệnh
  • Vật lý trị liệu
  • Trị liệu nghề nghiệp
  • Thực hiện các bài tập thể dục với cường độ vừa phải
  • Phục hồi chức năng nhận thức

Hiện nay, các nhà khoa học vẫn đang tiến hành một số thử nghiệm lâm sàng liên quan đến các loại thuốc và phương pháp điều trị mới trên các tình nguyện viên nhằm tìm ra phương pháp điều trị hiệu quả nhất cho bệnh đa xơ cứng nói chung và đa xơ cứng tiến triển thứ phát nói riêng. Những thử nghiệm lâm sàng này mang đến cho các nhà nghiên cứu cảm giác rõ ràng hơn về sự hiệu quả và an toàn của các phương pháp.

Tình nguyện viên tham gia nghiên cứu có thể là một trong những người đầu tiên được áp dụng các phương pháp điều trị mới, tuy nhiên điều này cũng sẽ đi kèm với một số rủi ro có thể gặp phải. Các phương pháp điều trị có thể không mang lại hiệu quả như ý muốn của các nhà nghiên cứu, thậm chí trong nhiều trường hợp chúng còn đi kèm với những tác dụng phụ nguy hiểm. Điều quan trọng là cần có những biện pháp phòng ngừa rủi ro để giữ an toàn cho tình nguyện viên cũng như bảo vệ thông tin cá nhân của họ. Thông tin từ trang web của Hiệp hội đa xơ cứng Mỹ đã liệt kê các thử nghiệm lâm sàng họ đang tiến hành, tuy nhiên đại dịch COVID-19 đã phần nào đó trì hoãn những nghiên cứu này.

Một trong những thử nghiệm lâm sàng được liệt kê là simvastatin, một loại thuốc có khả năng làm chậm quá trình tiến triển của bệnh đa xơ cứng tiến triển thứ cấp cũng như đang được nghiên cứu về tác dụng kiểm soát những cơn đau của các bệnh nhân mắc đa xơ cứng. Một thử nghiệm khác nhằm đánh giá hiệu quả của acid lipoic trong việc duy trì khả năng di chuyển, vận động cũng như bảo vệ não ở những bệnh nhân mắc đa xơ cứng tiến triển thứ cấp.

Ngoài ra còn một thử nghiệm lâm sàng khác theo kế hoạch sẽ hoàn thành vào cuối năm nay liên quan đến các tế bào thần kinh. Mục tiêu của nghiên cứu là kiểm tra sự an toàn và hiệu quả của việc áp dụng phương phát điều trị tế bào gốc ở những người mắc đa xơ cứng tiến triển thứ phát.

Điều quan trọng nhất trong điều trị bệnh đa xơ cứng là kiểm soát các triệu chứng và giảm thiểu tối đa tình trạng khuyết tật ở người bệnh. Phát hiện và điều trị sớm đa xơ cứng tái phát có thể giúp ngăn ngừa sự xuất hiện của đa xơ cứng tiến triển thứ phát. Đa xơ cứng tiến triển thứ phát không thể điều trị khỏi do đó cần phát hiện càng sớm càng tốt. Bệnh đa xơ cứng nói chung thường không dẫn đến tử vong và các phương pháp điều trị có thể giúp người bệnh cải thiện đáng kể chất lượng cuộc sống.

bệnh đa xơ cứng
Điều quan trọng nhất trong điều trị bệnh đa xơ cứng là kiểm soát các triệu chứng và giảm thiểu tối đa tình trạng khuyết tật ở người bệnh

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Nguồn tham khảo: webmd.com, healthline.com, nationalmssociety.org

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

241 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan