Theo nhiều kết quả nghiên cứu, lo lắng chịu tác động bởi nhiều yếu tố, trong đó có yếu tố môi sống và di truyền. Trong trường hợp lo lắng kéo dài làm ảnh hưởng đến hoạt động sống hàng ngày, bạn nên đi khám để được điều trị sớm.
1. Lo lắng có di truyền không?
Điều gì gây ra lo lắng chưa được các nhà nghiên cứu xác định rõ. Theo viện Sức khỏe và Tâm thần Hoa Kỳ, mỗi chứng rối loạn lo âu (hậu quả của lo lắng kéo dài) đều có các tác nhân riêng, trong đó thường gặp là:
- Sống trong đau khổ, buồn tủi
- Mắc phải bệnh lý đáng lo ngại như rối loạn tuyến giáp
- Có người thân bị rối loạn lo âu hoặc các bệnh lý tâm thần khác
Nói cách khác, rối loạn lo âu có thể do cả di truyền và các yếu tố môi trường gây ra.
Mối liên hệ giữa lo lắng và tính di truyền đã được nghiên cứu trong nhiều thập niên, trong đó có một số kết luận sau:
- Năm 2002, một nghiên cứu đã kết luận rằng một số đặc điểm nhiễm sắc thể có liên quan đến chứng ám ảnh sợ hãi và rối loạn hoảng sợ.
- Năm 2015, một nghiên cứu đã phát hiện ra rằng gen RBFOX1 được xem là gen lo lắng, có thể làm tăng nguy cơ mắc chứng rối loạn lo âu.
- Năm 2016, một nghiên cứu đã chỉ ra rối loạn lo âu xã hội, rối loạn hoảng sợ đều có liên quan đến các gen cụ thể.
- Năm 2017, một nghiên cứu đã kết luận rằng rối loạn lo âu tổng quát (GAD) có thể do di truyền.
Hầu hết các nhà nghiên cứu đều cho rằng lo lắng là di truyền nhưng cũng có thể bị ảnh hưởng bởi các yếu tố môi trường. Nói cách khác, bạn có thể bị lo lắng nếu không có ai trong gia đình mắc bệnh. Hiện vẫn cần nhiều nghiên cứu hơn để làm sáng tỏ.
XEM THÊM: 4 bài tập giúp giảm sự lo lắng
2. Các triệu chứng của rối loạn lo âu là gì?
Lo lắng bản thân là một cảm giác, không phải là một bệnh tâm thần, nhưng có nhiều tình trạng được phân loại là rối loạn lo âu, gồm:
- Rối loạn lo âu tổng quát (GAD): Lo lắng mãn tính về những trải nghiệm và tình huống thông thường hàng ngày
- Rối loạn hoảng sợ: Các cơn hoảng sợ thường xuyên, tái diễn
- Chứng sợ hãi: Nỗi sợ hãi dữ dội về một sự vật hoặc tình huống cụ thể
- Rối loạn lo âu xã hội: Nỗi sợ hãi và lo lắng dữ dội về các tình huống xã hội
- Rối loạn lo âu ly thân: Nỗi sợ hãi dữ dội khi mất đi những người bạn yêu thương hoặc những người quan trọng trong cuộc sống của bạn.
Theo Hiệp hội Tâm thần Hoa Kỳ, có những tình trạng sức khỏe tâm thần khác, trong đó lo lắng có vai trò như một triệu chứng, ví dụ như:
- Rối loạn ám ảnh cưỡng chế (OCD)
- Rối loạn căng thẳng sau sang chấn (PTSD)
- Rối loạn căng thẳng cấp tính
- Rối loạn điều chỉnh
Lo lắng là cảm giác lo lắng hoặc sợ hãi. Trong khi hầu hết mọi người đều cảm thấy lo lắng trong một khoảng thời gian nhất định, không gây ra nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe sinh lý và tâm thần thì một số người bị rối loạn lo âu. Tình trạng này thường liên quan đến cảm giác lo lắng quá mức, suy nhược, kể cả từ những yếu tố thường không gây ra lo lắng.
Triệu chứng của rối loạn lo âu là khác nhau tùy thuộc vào loại rối loạn lo âu mà bạn mắc phải. Nói chung, các triệu chứng của rối loạn lo âu bao gồm:
- Lo lắng quá mức
- Lo lắng với tần suất cao
- Khó tập trung
- Vấn đề về trí nhớ
- Cáu gắt
- Trằn trọc để ngủ ngon
- Căng cơ
3. Lo lắng được chẩn đoán như thế nào?
Để chẩn đoán chứng rối loạn lo âu, các bác sĩ tâm thần, nhà tâm lý học sẽ hỏi bạn về những suy nghĩ, cảm xúc, hành vi, các triệu chứng mắc phải và so sánh các triệu chứng của bạn với các triệu chứng được nêu trong Sổ tay Chẩn đoán và Thống kê về Rối loạn Tâm thần (DSM-5).
4. Điều trị lo lắng bằng cách nào?
4.1. Trị liệu
Sử dụng các liệu pháp trị liệu có thể giúp bạn có những công cụ hữu ích và hiểu biết sâu sắc để khám phá cảm xúc của bản thân và làm dịu của những trải nghiệm mà bạn đã trải qua.
Một trong những phương pháp điều trị lo âu phổ biến nhất là liệu pháp hành vi nhận thức (CBT), bao gồm việc nói chuyện với bác sĩ tâm lý về những trải nghiệm của bạn. Thông qua CBT, bạn sẽ học được cách chú ý và thay đổi các kiểu suy nghĩ và hành vi. Có khoảng 75% người thử liệu pháp nhận thấy nó hữu ích.
4.2. Thuốc
Lo lắng cũng có thể được điều trị bằng thuốc kê đơn. Có nhiều loại thuốc điều trị lo âu, mỗi loại có những lợi ích và hạn chế riêng. Thuốc không phải lúc nào cũng cần thiết đối với chứng lo âu, nhưng nó có thể hữu ích để giảm bớt một số triệu chứng lo âu.
4.3. Lối sống
Một số thay đổi lối sống cũng có thể giúp bạn kiểm soát lo lắng gồm:
- Tập thể dục nhiều hơn
- Giảm lượng caffein tiêu thụ
- Tránh ma túy và rượu
- Ăn một chế độ ăn uống cân bằng
- Ngủ đủ giấc
- Sử dụng các kỹ thuật thư giãn như yoga và thiền định
- Quản lý thời gian để giảm căng thẳng
- Tăng cường giao tiếp xã hội và chia sẻ cảm giác lo lắng với người quan tâm bạn
- Viết nhật ký như một cách để bày tỏ và hiểu cảm xúc của chính mình
Hãy đến gặp bác sĩ hoặc nhà trị liệu nếu bạn cảm thấy lo lắng không thể kiểm soát được hoặc nếu nó ngăn cản các hoạt động sống hàng ngày.
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.
Nguồn tham khảo: healthline.com