Bài viết bởi Bác sĩ chuyên khoa I Trịnh Ngọc Duy - Bác sĩ Cấp cứu - Khoa Cấp cứu - Bệnh viện Đa khoa quốc tế Vinmec Times City
Đuối nước là một dạng của ngạt, do nước bị hít vào phổi hoặc tắc đường thở do co thắt thanh quản khi nạn nhân ở trong nước. Đây là một tai nạn thường gặp, nhất là trong thời tiết nắng nóng, mọi người thường xuyên đi bơi tại các ao, hồ, sông, suối. Việc nắm được cách sơ cấp cứu đuối nước
1. Tổng quan về đuối nước
Đuối nước là khi nước đi vào phổi và làm cho chúng không thể trao đổi khí oxy. Đuối nước có thể xảy ra ở vùng nước sâu hoặc ở vùng nước nông nếu mặt người bị ngập nước.
Trẻ nhỏ có nguy cơ bị đuối nước rất cao vì chúng thường không thể bơi, không đủ sức để thoát khỏi nước nguy hiểm. Thực tế, ngay cả những người bơi giỏi cũng có thể bị đuối nước nếu họ kiệt sức, chuột rút, lên cơn co giật, đau tim, uống quá nhiều rượu hoặc gặp một số tai nạn khác khi ở dưới nước.
XEM THÊM: Sơ cứu đuối nước đúng cách ở trẻ em
2. Dấu hiệu của đuối nước
2.1 Dấu hiệu của một người có nguy cơ bị đuối nước
- Bơi không đều có nghĩa là người bơi bị mệt
- Cơ thể chìm xuống và chỉ thấy đầu trên mặt nước
- Vùng vẫy cơ thể là một dấu hiệu cho thấy ai đó đang gặp nguy hiểm
2.2 Dấu hiệu và triệu chứng của một người đã bị đuối nước
- Chướng bụng
- Da xanh tái, đặc biệt là quanh môi
- Ho ra bọt màu hồng
- Lú lẫn hoặc kích thích hoặc không tỉnh
- Thở nông hoặc khó thở hoặc không thở
XEM THÊM: Biện pháp phòng ngừa giúp trẻ tránh đuối nước
3. Các bước sơ cấp cứu đuối nước
Các bước sơ cứu đuối nước như sau:
3.1. Nhận định
- Kiểm tra hiện trường xem có an toàn
- Kiểm tra tình trạng người bệnh (có tỉnh táo không?)
3.2. Kế hoạch
- Gọi người trợ giúp: Bạn hãy gọi người bơi lội giỏi giúp đỡ nếu bạn không biết bơi.
- Tìm kiếm một số vật dụng gần đó có thể giúp nạn nhân nắm vào như dây thừng, cành cây hoặc thứ gì đó nổi như áo phao, lốp xe cũ, bình nhựa v.v...
3.3.Thực hiện
Khi nạn nhân đang ở dưới nước:
- Nếu dòng chảy mạnh, môi trường nguy hiểm hoặc nếu bạn không biết bơi thì đừng xuống nước.
- Có thể lựa chọn các cách khác để kéo nạn nhân lên bờ như dây thừng, gậy, lốp xe ...
Khi đã kéo được nạn nhân lên bờ:
- Lau khô nạn nhân và giữ ấm
- Nếu nạn nhân không tỉnh, còn thở, còn mạch: nằm nghiêng an toàn
- Nếu nạn nhân không tỉnh, không thở, còn mạch: thổi ngạt
- Nếu nạn nhân không tỉnh, không thở, không mạch: thổi ngạt, ép tim (xem bài hỗ trợ sự sống cơ bản và cấp cứu ngừng tuần hoàn)
Cuối cùng hãy gọi người trợ giúp và vận chuyển nạn nhân đến bệnh viện.
3.4. Đánh giá
Tiếp tục theo dõi tình trạng nạn nhân và sơ cứu. Hãy đảm bảo đường thở vẫn thông thoáng và nạn nhân thở được.
Đuối nước là tình trạng ngạt thở, có thể dẫn đến tử vong cao nếu như không được sơ cấp cứu kịp thời. Vì thế, việc nắm được các bước sơ cấp cứu nạn nhân bị đuối nước sẽ giúp nạn nhân tránh được nguy cơ tử vong.
Khoa Cấp cứu Bệnh viện đa khoa quốc tế Vinmec hoạt động 24/24 vào tất cả các ngày trong tuần, kể cả thứ 7 và Chủ nhật cũng như các ngày lễ trong năm. Đội ngũ bác sĩ, điều dưỡng cấp cứu tại Khoa được đào tạo chuyên sâu, bài bản, có thể tiếp nhận và xử lý khẩn cấp các trường hợp bệnh nhân, đồng thời luôn có sự phối hợp với tất cả các chuyên khoa một cách nhanh chóng.
Với trang thiết bị hiện đại cùng với đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm, khoa Cấp cứu đã tiến hành cấp cứu và cứu sống những bệnh nhân nặng, phức tạp. Đồng thời, người bệnh tại Khoa Cấp cứu luôn được chăm sóc phối hợp bởi nhiều chuyên khoa chuyên sâu khác (chăm sóc theo nhóm chuyên khoa - Team Base Care). Chính vì vậy, tại Khoa Cấp cứu, người bệnh sẽ được khám, chẩn đoán, chính xác, nhanh chóng mức độ tin cậy cao và được điều trị chuyên sâu ngay từ giai đoạn cấp cứu giúp người bệnh nhanh chóng qua khỏi giai đoạn nguy kịch và ổn định.
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.