Các bước sơ cứu ban đầu trẻ bị đuối nước

Bài viết bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Phạm Khắc Tiệp - Trung tâm Nhi - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City

Đuối nước là tai nạn thường gặp ở trẻ em, đặc biệt vào mùa hè. Nếu được phát hiện và cấp cứu muộn, trẻ có thể tử vong hoặc nếu sống cũng sẽ để lại những di chứng nặng nề. Vì thế, phát hiện sớm, sơ cứu ban đầu tốt là chìa khóa quan trọng để giúp cho những trẻ bị đuối nước hồi phục tốt hơn.

Các bước sơ cứu ban đầu khi trẻ bị đuối nước:

1. Đưa trẻ ra khỏi nước

Đây là bước đầu tiên nhưng cũng rất quan trọng, người đưa trẻ ra khỏi đuối nước phải là người biết bơi, có kỹ năng cứu người bị đuối nước để tránh những rủi ro khác có thể xảy ra.

2. Gọi trợ giúp, nếu có những người khác xung quanh

Lưu ý: Bắt đầu hồi sức tim phổi (CPR - Cardiopulmonary Resuscitation) ngay lập tức là điều quan trọng nhất bạn có thể làm để ngăn trẻ tử vong.

  • Nếu chỉ có một mình bạn, hãy làm theo các bước dưới đây trong hai phút trước khi dừng lại để gọi cấp cứu 115.
  • Nếu có những người khác xung quanh, trong khi bạn bắt đầu các bước bên dưới, hãy nhờ ai đó gọi 115 và thông báo cho nhân viên cứu hộ.

Hãy gọi trợ giúp, nếu có những người khác xung quanh
Hãy gọi trợ giúp, nếu có những người khác xung quanh

3. Kiểm tra xem trẻ có thở không và có tỉnh không

Xem trẻ có thở không: Đặt tai của bạn gần miệng và mũi trẻ. Bạn có cảm thấy không khí thở ra của trẻ ở trên má của bạn không? Nhìn xem lồng ngực của trẻ có di động không? (Thở ngáp được xem là không thở). Trong khi kiểm tra hơi thở, bạn cũng có thể gọi tên của đứa trẻ để xem đứa trẻ có phản ứng không.

4. Nếu trẻ không thở, hãy bắt đầu CPR

Bạn không cần phải móc họng hoặc làm động tác để loại bỏ nước từ cổ họng của trẻ trước khi bắt đầu CPR.

  • Cẩn thận đặt trẻ nằm ngửa trên một bề mặt chắc chắn và cứng.
  • Nếu bạn nghi ngờ chấn thương cổ hoặc đầu, hãy di chuyển trẻ trẻ bằng cách di chuyển toàn bộ cơ thể (đầu, cổ, cột sống và hông) với nhau, giữ cho tất cả chúng thẳng hàng.
  • Nếu không chấn thương cổ: Giữ đầu trẻ ngửa ra sau và nâng cằm để cho đường thở được thông thoáng. Nếu bạn nghi ngờ chấn thương cổ, không ngửa đầu, chỉ cần ấn hàm. Đối với em bé, hãy cẩn thận không ngửa đầu ra sau quá nhiều.
  • Khi thổi ngạt: Với trẻ sơ sinh, đặt miệng của bạn trên cả mũi và miệng của trẻ để thổi ngạt được kín. Với trẻ lớn hơn, một tay ép cánh mũi của trẻ và đưa miệng của bạn qua miệng của đứa trẻ.
  • Thổi vào miệng trẻ trong 1 giây: Ngực của trẻ sẽ phồng lên khi bạn làm điều này.
  • Lặp lại hơi thở lần thứ hai

Bạn không cần phải móc họng hoặc làm động tác để loại bỏ nước từ cổ họng của trẻ trước khi bắt đầu CPR
Bạn không cần phải móc họng hoặc làm động tác để loại bỏ nước từ cổ họng của trẻ trước khi bắt đầu CPR

5. Bắt đầu ép tim ngoài lồng ngực

  • Vị trí ép tim: Trên xương ức, ngang với đường nối 2 núm vú
  • Sử dụng mu bàn tay của bạn để ép tim
  • Bắt đầu nhanh chóng ấn xuống ngực sâu khoảng 1/3 -1/2 lồng ngực theo đường kính trước sau và sau đó giải phóng áp lực. Hãy chắc chắn rằng bạn vị trí ép tim của bạn không phải là mũi ức.
  • Tốc độ ép tim 100 lần/phút. Hãy để ngực nở ra hoàn toàn giữa các lần ép tim.
  • Nếu chỉ có một mình bạn cấp cứu: Hãy thực hiện 30 lần ép tim, sau đó thổi ngạt 2 lần.
  • Nếu có 2 người cấp cứu: Hãy thực hiện 15 lần ép tim, sau đó thổi ngạt 2 lần.
  • Cứ sau mỗi 2 phút, cần kiểm trẻ xem trẻ có mạch không, có thở không. Nếu trẻ không thở, hãy tiếp tục ép tim đến khi cấp cứu 115 đến.

Khoa nhi tại hệ thống Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec là địa chỉ tiếp nhận và thăm khám các bệnh lý mà trẻ sơ sinh cũng như trẻ nhỏ dễ mắc phải: sốt virus, sốt vi khuẩn, viêm tai giữa, viêm phổi ở trẻ,... Với trang thiết bị hiện đại, không gian vô trùng, giảm thiểu tối đa tác động cũng như nguy cơ lây lan bệnh. Cùng với đó là sự tận tâm từ các bác sĩ giàu kinh nghiệm chuyên môn với các bệnh nhi, giúp việc thăm khám không còn là nỗi trăn trở của các bậc cha mẹ.

XEM THÊM:

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe