Cách sử dụng mầm đậu nành an toàn

Mầm đậu nành là một loại thực phẩm khá phổ biến hiện nay ở các nước châu Á. Nó không chỉ được sử dụng để chế biến đồ ăn mà còn có tác dụng làm đẹp, chăm sóc sức khỏe nữ giới. Vậy mầm đậu nành có tốt không, mầm đậu nành có tác dụng gì và đặc biệt là cách sử dụng mầm đậu này an toàn?

1. Mầm đậu nành là gì?

Đậu nành là một loài cây thân thảo, chỉ cao từ 40cm đến 80cm, thân mảnh và có lông tơ màu trắng. Đây là loại cây trồng ngắn ngày. Lá cây đậu nành là lá kép, mọc so le và có lông tơ. Quả đậu này hình liềm trung bình từ 2cm đến 5cm. Trong mỗi quả sẽ có từ 2 đến 5 hạt màu trắng vàng.

Mầm đậu nành là một loại rau được trồng từ hạt đậu nành với ba bộ phận là lá, mầm rễ và thân mầm. Chủ yếu phần thân mầm sẽ được sử dụng khi đủ dài từ 3cm đến 7cm. Tùy theo điều kiện thời tiết, độ ẩm, nhiệt độ mà hạt đậu này sẽ nảy mầm. Thông thường sẽ trong khoảng 3 ngày đến 7 ngày là có thể sử dụng mầm đậu nành.

Đậu nành được biết đến bắt nguồn từ Trung Quốc rồi được lan nhanh sang các nước khác như Nhật Bản, Hàn Quốc, Việt Nam,...Vào đầu thế kỷ 18 nó bắt đầu được sử dụng rộng rãi ở các nước châu Âu, đặc biệt là các đất nước châu Mỹ.


Mầm đậu nành được thu hoạch sau thời gian 3 đến 7 ngày
Mầm đậu nành được thu hoạch sau thời gian 3 đến 7 ngày

2. Mầm đậu nành có tác dụng gì?

Có khá nhiều nghiên cứu xoay quanh câu hỏi mầm đậu nành có tác dụng gì hay mầm đậu nành có tốt không? Thực tế đã chứng minh, sử dụng mầm đậu nành thường xuyên và đúng cách có thể hỗ trợ cải thiện rất nhiều bệnh như:

2.1. Giảm tình trạng thiếu máu

Mầm đậu nành giúp ngăn ngừa tình trạng thiếu máu do thiếu sắt. Sắt là nguyên liệu cần phải có cho sự hình thành các tế bào hồng cầu. Khi thiếu sắt, cơ thể không sản xuất đủ hemoglobin để vận chuyển oxy đến các tế bào và đào thải khí cacbonic ra ngoài. Điều này có thể dẫn đến hoa mắt, chóng mặt, ù tai, giảm thị lực, ngất xỉu, v.v. Một nghiên cứu cho thấy, nếu liên tục uống sữa mầm đậu nành trong 6 tháng sẽ làm tăng nồng độ ferritin, một loại protein dự trữ sắt trong cơ thể. Ngoài ra, mầm đậu nành còn chứa nhiều vitamin B, DNA, axit folic cần thiết cho quá trình tổng hợp hồng cầu.

2.2. Cải thiện tình trạng mất chất xương

Sau thời kỳ mãn kinh, phụ nữ sẽ gặp tình trạng suy giảm estrogen. Chính điều này khiến cho tình trạng xương bị mất chất. Theo một số thống kê mỗi năm phụ nữ sẽ bị mất khoảng 1% chất xương nhưng nó sẽ tăng đến 5% hay 10% với phụ nữ sau thời kỳ mãn kinh. Trong mầm đậu nành nguyên xơ có nhiều phytoestrogen, có khả năng làm giảm hoạt động của các tế bào gây hủy xương và giúp tăng hoạt động của các tế bào tái tạo xương. Nhờ vậy mầm đậu nành nguyên xơ có thể hỗ trợ xương khớp của phụ nữ sau mãn kinh chắc khỏe hơn.

2.3. Hỗ trợ giảm triệu chứng mãn kinh ở nữ giới

Trong thời kỳ tiền mãn kinh, lượng estrogen trong cơ thể phụ nữ sụt giảm gây ra những vấn đề rối loạn nội tiết tố, ảnh hưởng đến sức khỏe và cảm xúc của họ. Không chỉ vậy nó còn là tác nhân gây nên béo phì, tiểu đường,... Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng chất phytoestrogen có trong mầm đậu nành có thể giúp ngăn ngừa và làm giảm các triệu chứng rối loạn nội tiết tố. Hàm lượng isoflavones có trong đậu nành còn giúp tăng thời lượng và chất lượng giấc ngủ.

2.4. Chăm sóc sắc đẹp nữ giới.

Genistein có trong mầm đậu nành nguyên xơ có vai trò chống oxy hóa, bảo vệ các tế bào da trước các tác nhân gây ung thư da. Trong mầm đậu nành có chứa chất béo bão hòa, hàm lượng oxy hóa cao hỗ trợ ức chế xơ vữa động mạch, giúp động mạnh đàn hồi hơn. Đặc biệt các vitamin E, vitamin C hay isoflavon có trong mầm đậu nành có thể giúp làm da chống oxy hóa, bảo vệ làn da trước các tác nhân bên ngoài và ngăn ngừa quá trình lão hóa.


Mầm đậu nành có thể đem lại nhiều tác dụng đối với sắc đẹp nữ giới
Mầm đậu nành có thể đem lại nhiều tác dụng đối với sắc đẹp nữ giới

3. Cách sử dụng mầm đậu nành an toàn

Mầm đậu nành nguyên xơ có rất nhiều lợi ích đối với sức khỏe con người nhưng để có hiệu quả tốt nhất thì phải biết được những lưu ý quan trọng sau đây:

  • Có khá nhiều phương pháp chế biến, sử dụng mầm đậu nành như ăn sống, xào nấu với thịt, nấu canh,... hay còn có thể chế thành bột đậu nành hay tinh chất mầm đậu nành. Với mỗi mục đích sử dụng khác nhau cần lựa chọn lại đậu nành phù hợp.
  • Nếu tiêu thụ liên tục một lượng lớn mầm đậu nành thì protein trong đậu nành có thể làm giảm sự hấp thụ sắt của cơ thể. Tuy nhiên, hàm lượng protein trong mầm đậu nành thấp hơn trong hạt đậu nành. Chính vì vậy, trước khi sử dụng cần cân nhắc về liều lượng và dạng đậu nành đang sử dụng.
  • Trong lớp vỏ của hạt đậu nành có chứa chất stachyose và raffinose, có thể là nguyên nhân gây khó tiêu, đầy hơi, tiêu chảy nếu tiêu thụ với số lượng lớn. Tuy nhiên, với mầm đậu nành thì đã làm giảm đáng kể hàm lượng chất này. Khi sử dụng cần chú ý đến cách sơ chế và liều lượng dùng phù hợp mỗi ngày.
  • Đậu nành sống có chứa các enzym chống lại hoạt động của trypsin (enzym tiêu hóa protein) và protein đậu nành (albumin đặc trưng). Hai tác nhân này sẽ kìm hãm sự phát triển của cơ thể, vì vậy nên nấu chín hạt trước khi sử dụng để tránh những mặt hại trên và nâng cao hiệu quả sử dụng.
  • Cần rửa kỹ trước khi ăn, nhất là khi ăn đậu nành sống, những người có hệ miễn dịch kém như trẻ em, người già, phụ nữ có thai... nên sử dụng đậu nành khi đã được nấu chín.
  • Đối với mầm đậu nành có thể bảo quản trong tủ lạnh và tốt nhất sử dụng trong vòng 2 ngày.

Những thực phẩm không được sử dụng cùng lúc với mầm đậu nành:

  • Mật ong: Khi sử dụng đồng thời mầm đậu nành với mật ong sẽ gây nên tình trạng đông máu, đóng cục máu. Nặng hơn sẽ dẫn đến khó thở, hôn mê sâu, thậm chí là tử vong. Đặc biệt cần tuyệt đối chú ý với những người có bệnh nền liên quan đến tim mạch.
  • Đường đỏ: Kết hợp mầm đậu nành với đường đỏ sẽ gây ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa và khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng
  • Trứng: Giống như đường đỏ, khi sử dụng mầm đậu nành với trứng sẽ gây ra đầy bụng, khó tiêu. Đặc biệt các thành phần trong trứng sẽ phá vỡ chất dinh dưỡng của mầm đậu nành.

Mầm đậu lành có rất nhiều công dụng đối với sức khỏe, tuy nhiên phải tuân thủ các chú ý khi sử dụng thì mầm đậu nành mới có thể phát huy hết tác dụng. Hi vọng những thông tin trong bài viết trên đã giúp bạn hiểu rõ hơn về công dụng của mầm đậu nành để từ đó có cách sử dụng hiệu quả.

Theo dõi website Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec để nắm thêm nhiều thông tin sức khỏe, dinh dưỡng, làm đẹp để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và những người thân yêu trong gia đình.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe