Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Trần Thị Tuyết Nhung - Bác sĩ Cơ - Xương - Khớp - Khoa Nội tổng hợp, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City.
Theo thống kê, số người mắc các bệnh về xương khớp ở Việt Nam đang ngày càng gia tăng và có xu hướng trẻ hóa. Nhức mỏi đầu gối là một trong những dấu hiệu cảnh báo bệnh lý về xương khớp cần được lưu ý.
1. Nhức mỏi đầu gối có nguy hiểm không?
Nhức mỏi đầu gối là tình trạng do nhiều nguyên nhân gây ra, một trong những nguyên nhân đó là thoái hóa khớp gối, thường gặp ở nhiều đối tượng, nhiều độ tuổi khác nhau, nhất là ở những người trung và cao tuổi.
Theo cấu tạo cơ thể, đầu gối nằm ở vị trí trung tâm, là cầu nối liên kết của xương đùi, xương bánh chè và xương cẳng chân: xương chày, giúp nâng đỡ trọng lượng cả cơ thể, bởi vậy đây là bộ phận rất dễ tổn thương.
Khi các tế bào sụn bị tổn thương, lớp sụn bao bọc mặt khớp bị mòn dần, trở nên thô ráp dẫn đến khớp xương cọ xát với nhau, thêm nữa có quá trình viêm xảy ra nên gây ra tình trạng Nhức mỏi đầu gối, sưng viêm khớp gối, ảnh hưởng xấu đến sự vận động của chân.
Nhức mỏi đầu gối có thể là biểu hiện cảnh báo nhiều bệnh lý xương khớp nguy hiểm như viêm khớp, thoái hóa khớp. Nếu bệnh không được điều trị kịp thời có thể gây ra những hậu quả khôn lường, thậm chí khiến người mắc phải có nguy cơ bại liệt suốt đời.
2. Nguyên nhân gây Nhức mỏi đầu gối
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng Nhức mỏi đầu gối và dưới đây là một số nguyên nhân chính.
2.1. Do chấn thương đầu gối
Các chấn thương đầu gối sẽ để lại khi bị ngã, tai nạn, mang vác vật nặng hay hoạt động thể thao quá sức sẽ dẫn đến một số tổn thương gây Nhức mỏi đầu gối, ngoài các vết thương ngoài da có thể kể đến những chấn thương như giãn hoặc đứt dây chằng, rách gân, rạn nứt xương, trật khớp gối,...
2.2. Do nguyên nhân bệnh lý
Nhức mỏi đầu gối có thể là dấu hiệu mắc phải các bệnh lý xương khớp điển hình sau:
Là tình trạng lão hóa hoặc tổn thương phần sụn khớp gối và xương dưới sụn ở mức độ cao. Thoái hóa khớp gối là bệnh mãn tính thường gặp, có thể gây viêm khớp gối và dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm khác.
Là một bệnh lý tự miễn mà cơ thể tự sản xuất ra kháng thể chống lại mô liên kết tại bao khớp, làm cho khớp bị viêm, sưng đỏ và đau đớn khi cử động. Viêm khớp dạng thấp gây tổn thương nghiêm trọng và ảnh hưởng đến hầu hết loại khớp trong cơ thể, bao gồm cả khớp gối.
Là bệnh lý do do sự rối loạn chuyển hóa axit uric trong cơ thể gây ra. Bệnh Gout gây ra viêm khớp cấp tính và có thể tiến triển thành mãn tính, gây đau nhức cho người bệnh.
Bệnh xảy ra khi bao hoạt dịch bị viêm, khiến người bệnh đau nhức vùng đầu gối và tác động xấu đến khả năng vận động của khớp gối.
2.3. Do lối sống không lành mạnh
Tình trạng đau đầu gối ở người trẻ đang trở nên ngày một phổ biến hơn do hậu quả của lối sống thiếu lành mạnh thường thấy ở nhịp sống hiện tại. Một chế độ sinh hoạt với giờ giấc làm việc đảo lộn, thường xuyên thức khuya, sử dụng nhiều chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá,... và chế độ ăn uống không khoa học gây tác động xấu đến xương khớp, lâu dần khiến xương khớp yếu và dễ mắc phải các bệnh lý. Đây được xem là nguyên nhân sâu xa dẫn tới tình trạng đau nhức xương khớp, đặc biệt là Nhức mỏi đầu gối.
3. Những dấu hiệu của chứng Nhức mỏi đầu gối
Nhức mỏi đầu gối là triệu chứng ban đầu thường gặp ở một số bệnh lý về xương khớp. Triệu chứng này thường đi kèm với một số biểu hiện khác dưới đây:
- Xuất hiện những cơn đau vùng gối và dưới đầu gối
Đau nhức khi cử động kèm theo sưng đau gối có thể là dấu hiệu của tổn thương sụn chêm, màng hoạt dịch hay hệ thống gân, dây chằng quanh khớp gối.
- Sưng đau và nóng ở đầu gối
Đây là dấu hiệu của viêm bao hoạt dịch. Bao hoạt dịch là những túi nhỏ chứa chất lỏng bao quanh vùng đầu gối, có tác dụng đệm giữa xương và bôi trơn khớp, giảm ma sát khi vận động. Bao hoạt dịch khi bị viêm sẽ sưng to khiến việc cử động trở nên khó khăn.
- Có tiếng kêu ở trong gối
Phần sụn khớp ở người bệnh đau khớp gối thường có liên kết lỏng lẻo gây ảnh hưởng đến vận động của khớp, làm xuất hiện âm thanh lục cục tại đầu gối khi người bệnh di chuyển.
Một số biểu hiện khác như biến dạng khớp, khớp cơ cứng,... cũng thường xuất hiện cùng với cảm giác đau nhức và mỏi vùng đầu gối.
4. Phương pháp điều trị Nhức mỏi đầu gối
Mỗi ca bệnh với nguyên nhân gây Nhức mỏi đầu gối khác nhau sẽ có phương pháp điều trị bệnh riêng. Bởi vậy, ngay khi xuất hiện những dấu hiệu trên, người bệnh cần nhanh chóng đi khám để xác định nguyên nhân gây bệnh và có phương pháp điều trị thích hợp.
Hiện nay, người mắc chứng Nhức mỏi đầu gối có thể điều trị bằng biện pháp dùng thuốc hỗ trợ điều trị, xoa bóp, chườm lạnh, chườm nóng, vật lý trị liệu hoặc điều trị kết hợp một số biện pháp trên với nhau. Người bệnh lưu ý chỉ thực hiện các biện pháp này khi có sự chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ. Trong trường hợp bệnh thoái hóa đã đến giai đoạn nặng, các tổn thương dây chằng phức tạp hoặc viêm khớp mà có biến dạng khớp nhiều, đã thực hiện các biện pháp trên nhưng không có chuyển biến, bác sĩ có thể chỉ định phẫu thuật cho người bệnh.
Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec đã áp dụng phương pháp tiêm huyết tương giàu tiểu cầu (PRP) là biện pháp điều trị an toàn với bệnh nhân viêm khớp, giúp chấm dứt cơn đau nhanh và bền vững.
Nhức mỏi đầu gối báo hiệu nguy cơ của nhiều bệnh lý khác nhau. Chính vì vậy việc phát hiện triệu chứng sớm để chẩn đoán và điều trị bệnh kịp thời là vô cùng quan trọng trong việc ngăn ngừa và giảm thiểu những biến chứng sau này của bệnh. Hãy tự trang bị cho mình những kiến thức cơ bản để có thể bảo vệ bản thân và những người xung quanh khỏi những biến chứng nặng nề do các lý xương khớp mang lại!
Nếu có nhu cầu tư vấn và thăm khám tại các Bệnh viện thuộc hệ thống Y tế Vinmec trên toàn quốc, Quý khách vui lòng đặt lịch trên website để được phục vụ.
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.