Kẽm là một vi chất dinh dưỡng cần thiết cho sự sống, bởi khi cơ thể thiếu kẽm các chức năng sẽ khó hoạt động đúng vai trò cũng như gây ra một số trạng thái mất cân bằng trong cơ thể, chẳng hạn như mất cân bằng lượng đường trong máu, tỷ lệ trao đổi chất chậm, quá trình nhận thực về mùi vị hay sự phân chia tế bào và tổng hợp DNA cũng có thể bị ảnh hưởng. Vì vậy, cần bổ sung kẽm nhằm đảm bảo nhu cầu cho cơ thể hoạt động các chức năng được tốt hơn. Vậy những nhóm động vật, thực vật nào chứa nhiều kẽm nhất hiện nay?
1. Vai trò của kẽm với cơ thể sống
Kẽm một trong những vi chất dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng đối với nhiều chức năng sinh học của cơ thể. Đồng thời kẽm cũng cần thiết cho hoạt động của hơn 300 enzyme có trong cơ thể người. Vì vậy kẽm sẽ có nhiều vai trò khi đi vào trong cơ thể:
- Kẽm đóng vai trò quan trọng đối với sự tăng trưởng và phân chia tế bào trong cơ thể. Đặc biệt kẽm còn có vị trí quan trong trong quá trình phụ nữ mang thai, phát triển thai nhi, cần thiết cho tế bào đang trong giai đoạn phát triển nhanh. Hơn nữa, kẽm cũng giúp cho việc kích hoạt tăng trưởng chiều cao, cân nặng và phát triển xương của trẻ sơ sinh, trẻ em và thanh thiếu niên.
- Kẽm đóng vai trò quan trọng đối với chức năng sinh sản của cơ thể. Ở nam giới, kẽm sẽ thực hiện duy trì số lượng tinh trùng cũng như tính di động của các loại tinh trùng. Đồng thời kẽm cũng giúp điều hoà mức độ bình thường của testosterone trong huyết thanh.
- Kẽm còn đóng vai trò quan trọng đối với hoạt động của hệ miễn dịch, giúp tăng cường sức đề kháng và chống lại nhiễm trùng xâm nhập vào cơ thể.
- Ngoài ra, kẽm còn giúp điều hoà vị giác và cảm giác ngon miệng khiến cho chúng ta có cảm giác muốn ăn và thưởng thức các loại thức ăn.
2. Những dấu hiệu biểu hiện thiếu kẽm
Tình trạng thiếu kẽm rất hiếm gặp nhưng điều đó không có nghĩa khó xảy ra. Nguyên nhân chủ yếu có thể do cơ thể không dự trữ đủ lượng chất khoáng. Khi thiếu kẽm sẽ xuất hiện các dấu hiệu và triệu chứng bao gồm chán ăn, suy giảm chức năng của hệ miễn dịch, rụng tóc, rối loạn tiêu hoá có thể dẫn đến tiêu chảy, mắt và da dễ bị tổn thương, sút cân, vết thương lâu lành hơn, tốc độ tăng trưởng của trẻ chậm hoặc gặp một số triệu chứng bất thường đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ...
Kẽm sẽ được cung cấp có thể từ thực phẩm trong bữa ăn hàng ngày mục đích để duy trì sự khỏe mạnh của cơ thể. Tuy nhiên, với một số đối tượng cụ thể sẽ có nguy cơ thiếu hụt vi chất kẽm thường xảy ra, cụ thể bao gồm những đối tượng sau: người ăn chay trường, người có triệu chứng bị rối loạn tiêu hoá, phụ nữ đang trong thời kỳ mang thai, người nghiện rượu...
Theo khuyến nghị của các chuyên gia dinh dưỡng thì kẽm nên được bổ sung theo từng lứa tuổi với hàm lượng như sau:
- Trẻ sơ sinh từ 0 đến 6 tháng tuổi nhu cầu kẽm hàng ngày 2mg/ngày
- Trẻ sơ sinh từ 7 đến 11 tháng tuổi nhu cầu kẽm hàng ngày 3mg/ngày
- Trẻ em từ 1 đến 3 tuổi nhu cầu kẽm hàng ngày 3mg/ngày
- Trẻ em từ 4 đến 8 tuổi nhu cầu kẽm hàng ngày 5mg/ngày
- Trẻ em từ 9 đến 13 tuổi nhu cầu kẽm hàng ngày 8mg/ngày
- Nam từ 14 tuổi trở lên nhu cầu kẽm 11mg/ngày
- Nữ từ 14 đến 18 tuổi nhu cầu kẽm 9mg/ngày
- Nữ từ 19 tuổi trở lên nhu cầu kẽm hàng ngày 8mg/ngày
- Phụ nữ mang thai từ 18 tuổi trở lên nhu cầu kẽm từ 11 đến 12 mg/ngày
- Phụ nữ đang cho con bú từ 18 tháng trở lên nhu cầu kẽm từ 12 đến 13mg/ngày
Do cơ thể con người không tự tổng hợp chất khoáng kẽm, vì vậy để đáp ứng nhu cầu theo khuyến nghị thì cần bổ sung vi chất bằng thực phẩm vào bữa ăn hàng ngày rất cần thiết. Tuy nhiên để hấp thu được hàm lượng kẽm từ chế độ ăn hàng ngày cần chú ý:
- Hạn chế không sử dụng chất kích thích như rượu, bia, cà phê. Bởi vì chúng đều kích thích việc đi tiểu, nếu cơ thể đi tiểu càng nhiều thì lượng kẽm trong cơ thể bị đào thải càng nhiều.
- Không chế biến thực phẩm quá chín khiến hao hụt lượng kẽm trong thực phẩm. Hấp cách thuỷ, nướng, luộc sẽ cắt hàm lượng kẽm trong thực phẩm thậm chí tới 50% đặc biệt với các loại đậu
- Mặc dù vậy chúng ta cũng không nên bổ sung quá nhiều kẽm cho cơ thể vì có thể xảy ra ngộ độc đặc biệt khi lạm dụng các loại thuốc ho và thuốc cảm. Khi sử dụng hàm lượng kẽm bổ sung quá nhiều có thể gây ra một số triệu chứng như đau bụng, buồn nôn, nôn mửa, cảm giác đắng miệng...
3. Những loại thực phẩm chứa hàm lượng kẽm đa dạng
3.1. Thực phẩm có nguồn gốc từ động vật có hàm lượng kẽm cao
Thịt đặc biệt thịt đỏ thuộc nhóm thực phẩm giàu kẽm với số lượng tuyệt vời, số lượng lớn kẽm đều được tìm thầy trong các loại thịt khác nhau như thịt bò, thịt cừu và thịt lợn. Chẳng hạn trong 100 gam thịt bò có chứa 4.8 mg kẽm nguyên tố. Ngoài ra, thịt bò còn cung cấp khoảng 176 calo, 20 gam protein và 10 gam chất béo cùng với các chất dinh dưỡng quan trọng khác. Đáng lưu ý là việc sử dụng một lượng lớn thịt đỏ, đặc biệt thịt chế biến sẵn có khả năng liên quan đến các triệu chứng của bệnh tim mạch và bệnh ung thư. Nhưng nếu chúng ta hạn chế sử dụng các loại thịt đã chế biến sẵn ở mức tối thiểu và sử dụng kèm với các loại rau, trái cây hay chất xơ thì có thể giảm bớt nguy cơ hơn.
Hải sản có vỏ chứa hàm lượng kẽm lành mạnh và ít calo, chặng hạn như 6 con hàu cỡ trung bình cung cấp khoảng 32 mg kẽm. Các loại hải sản khác có thể chứa hàm lượng kẽm ít hơn hàu nhưng vẫn thuộc nguồn cung cấp kẽm phong phú và dồi dào. Tuy nhiên, để bổ sung kẽm từ hải sản đối với phụ nữ đang ở giai đoạn thai kỳ thì những loại thực phẩm này cần được chế biến thành món ăn nhiều kẽm và đảm bảo nhiệt độ chín để giảm thiểu nguy cơ ngộ độc thực phẩm có thể xảy ra cho phụ nữ đang mang thai.
Trứng chứa lượng kẽm vừa phải với 0.55mg kẽm trong một quả trứng cùng với 77 calo, 6 gam protein, 5 gam chất béo lành mạnh cùng các loại vitamin và khoáng chất khác. Trứng còn cung cấp khá tốt cholin - thành phần dinh dưỡng thiết yếu cho cơ thể và sự phát triển của trẻ.
3.2. Thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật có hàm lượng kẽm cao
Các loại đậu như đậu xanh, đậu lăng, đậu hà lan... thuộc nhóm thực vật nhiều kẽm đáng kể, chẳng hạn 100 gam đậu lăng nấu chín chứa khoảng 1.1. mg kẽm. Tuy nhiên, trong đậu có thành phần hợp chất phytate nên ức chế quá trình hấp thu kẽm cũng như các khoáng chất khác vào cơ thể. Mặc dù vậy, hàm lượng kẽm trong các loại đậu vẫn rất quan trọng cho những người ăn chay. Ngoài ra, chúng còn cung cấp hàm lượng chất xơ tuyệt vời.
Các loại quả hạnh cũng khá giàu kẽm cùng với các chất dinh dưỡng khác . chẳng hạt trong 28 gam hạt điều có chứa khoảng 2.6mg kẽm. Ngoài ra quả hạch còn chứa các chất dinh dưỡng lành mạnh khác như chất béo, chất xơ,,,
Ngũ cốc nguyên cám như lúa mì, hạt quinoa, yến mạch có hàm lượng kẽm khá phong phú. Tuy nhiên, tương tự như các loại hạt trong ngũ cốc có chứa phytate ảnh hưởng đến quá trình hấp thu kẽm vào trong cơ thể
Khi đã biết được vai trò của kẽm cũng như những thực phẩm giàu kẽm, bạn có thể lên kế hoạch xây dựng một chế độ ăn khoa học để giúp cơ thể hấp thụ được đủ lượng kẽm cần thiết.
Ngoài kẽm, cha mẹ cũng cần bổ sung cho trẻ các vitamin và khoáng chất quan trọng khác như lysine, crom, vitamin nhóm B,... giúp con ăn ngon, có hệ miễn dịch tốt, tăng cường đề kháng để ít ốm vặt.
Hãy thường xuyên truy cập website Vinmec.com và cập nhật những thông tin hữu ích để chăm sóc cho bé và cả gia đình nhé.
Thực Phẩm bảo vệ sức khỏe LAMINKID I:
Sản phẩm có công dụng bổ sung vi khoáng và vitamin cho cơ thể. Hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường hấp thu thức ăn, giúp trẻ ăn ngon. Hỗ trợ nâng cao đề kháng cho trẻ, hỗ trợ giảm nguy cơ mắc bệnh do sức đề kháng kém như viêm đường hô hấp trên, cảm cúm.
Đối tượng sử dụng:
- Trẻ biếng ăn, kém hấp thu thức ăn, trẻ gầy yếu, suy dinh dưỡng, chậm phát triển.
- Trẻ có sức đề kháng kém, đang ốm hoặc vừa ốm dậy, trẻ hay mắc các bệnh viêm đường hô hấp trên, cảm cúm.
Chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm:
- Công ty Cổ phần dược phẩm Elepharma
- Số 9, phố Trương Công Giai, tổ 17, Phường Dịch Vọng, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội, Việt Nam
- (ĐT) 1800 6091; (E) info.elepharma@gmail.com
Xem thêm thông tin về sản phẩm tại: https://i.vinmec.com/laminkid
Đăng ký tư vấn dinh dưỡng cho bé tại: https://i.vinmec.com/dangkytuvandinhduong