Nhận diện dấu hiệu trẻ bị tắc ruột

Tắc ruột ở trẻ em do nhiều nguyên nhân, bao gồm táo bón lâu ngày, khối u, hoặc vi khuẩn giun đũa gây dính kết do thiếu vệ sinh. Triệu chứng điển hình là trẻ khóc nhiều do đau bụng dữ dội và nôn ói. Do đó, cha mẹ cần chú ý quan sát và đưa trẻ đi khám kịp thời khi có dấu hiệu tắc ruột để tránh biến chứng nguy hiểm.

Bài viết này được viết dưới sự hướng dẫn chuyên môn của các bác sĩ thuộc khoa Tiêu hoá - Gan Mật - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec.

1. Chứng tắc ruột là gì?

Tắc ruột là một cấp cứu ngoại khoa phổ biến, bã thức ăn đóng vai trò là nguyên nhân hiếm gặp gây tắc ruột non. Sau khi thực hiện một số phẫu thuật như cắt dạ dày, cắt dây X, nối vị tràng,... khiến dạ dày không còn nguyên vẹn dẫn đến các bã thức ăn có thể hình thành ở dạ dày và di chuyển xuống ruột non.

Tắc ruột có thể do nhiều nguyên nhân, bao gồm:

  • Tắc nghẽn do vật lý: Ruột bị bít tắc do các yếu tố bên ngoài như dây chằng, khối u chèn ép, hoặc do dị vật bên trong như giun sán, bã thức ăn, sỏi mật, khối u sùi trong lòng ruột, hoặc nút phân su.
  • Tắc ruột do bã thức ăn: Đây là nguyên nhân phổ biến nhất gây tắc ruột ở trẻ em.

Tắc ruột ở trẻ em diễn biến rất nhanh và có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng. Khi bị tắc ruột, thành ruột của trẻ sẽ bị tổn thương, đoạn ruột phía trên vị trí tắc sẽ căng phình, áp lực trong lòng ruột tăng cao gây ứ trệ tĩnh mạch và giảm tưới máu mao mạch, dẫn đến tình trạng tổn thương niêm mạc ruột, phù nề, xung huyết, ảnh hưởng đến quá trình hấp thu dinh dưỡng.

Tuy nhiên, việc chẩn đoán nguyên nhân tắc ruột trước khi mổ khá khó khăn, việc trì hoãn điều trị có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm, bao gồm mất nước và rối loạn điện giải do nôn mửa, hạ huyết áp và trụy mạch sớm.

2. Nguyên nhân và dấu hiệu tắc ruột ở trẻ

Tắc ruột ở trẻ do thức ăn có thể xuất phát từ các nguyên nhân chính:

  • Thức ăn chứa nhiều chất xơ dai, khó tiêu hóa.
  • Ở trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ đang gặp các vấn đề như giảm độ toan dịch vị, thiểu năng ngoại tiết tụy, viêm xơ tụy hoặc suy tụy, khả năng tiêu hóa thức ăn bị suy yếu, dễ bị tắc ruột ở trẻ.
  • Trẻ đang mọc răng, thay răng, chưa biết nhằn và khả năng nhai kém có thể khiến thức ăn dễ tích tụ thành khối lớn, dẫn đến tắc ruột.

Bốn dấu hiệu tắc ruột ở trẻ nhỏ thường gặp là đau, nôn, táo bón và chướng bụng.

  • Cơn đau thường xuất hiện sớm, đột ngột và dữ dội, kéo dài 2-3 phút rồi giảm, sau đó lặp lại với cường độ tăng dần. Ban đầu, cơn đau xuất hiện xung quanh vùng trên rốn, bên trái hoặc bên phải bụng, vùng chậu, sau đó lan nhanh ra toàn bụng.
  • Nôn là một dấu hiệu tắc ruột ở trẻ dễ nhận biết, thường xuất hiện sớm kèm theo đau bụng do tăng và phản nhu động ruột. Lúc đầu, trẻ có thể nôn ra thức ăn, sau đó là dịch mật và dịch tiêu hóa. Nôn sớm và nhiều là dấu hiệu cho thấy tắc ruột ở cao, thường dẫn đến mất nước sớm. Nôn ra phân là dấu hiệu tắc ruột đã tiến triển nặng và tắc ruột thấp thường có biểu hiện nôn muộn, đi kèm với triệu chứng chướng bụng.
  • Táo bón là biểu hiện của sự tắc nghẽn vận chuyển thức ăn trong ruột. Mặc dù đây là triệu chứng lâm sàng quan trọng nhất để chẩn đoán tắc ruột ở trẻ, nhưng tình trạng này lại khó xác định nhất vì nhiều bậc phụ huynh chủ quan, không chú ý đến.
  • Để xác định tình trạng chướng bụng, bác sĩ sẽ tiến hành các phương pháp thăm khám lâm sàng cơ bản bao gồm: Nhìn, sờ, nắn, gõ, nghe, khám trực tràng,... 
Dấu hiệu tắc ruột ở trẻ nhỏ là táo bón.
Dấu hiệu tắc ruột ở trẻ nhỏ là táo bón.

Tắc ruột ở trẻ em giai đoạn đầu thường bị nhầm lẫn với táo bón hoặc rối loạn tiêu hóa do có triệu chứng tương đồng, gây khó khăn trong việc chẩn đoán.

Trẻ nhỏ đang mọc răng hoặc thay răng có nguy cơ cao bị tắc ruột do khả năng nhai kém và chưa biết nhằn hột. Nguy cơ này càng cao hơn khi trẻ ăn các loại quả có nhiều xơ, chát, đặc biệt là những loại có nhiều hột nhỏ và cứng.

Việc chẩn đoán sớm tắc ruột ở trẻ em gặp nhiều khó khăn do các phương pháp siêu âm và chụp X-quang bụng thông thường không hiệu quả, nên phát hiện sớm các dấu hiệu tắc ruột chính là chìa khóa vàng để điều trị hiệu quả, giúp trẻ tránh được những biến chứng nguy hiểm.  

Do đó, cha mẹ cần quan tâm chặt chẽ đến chế độ ăn uống của con và theo dõi những triệu chứng bất thường sau khi ăn, nhằm kịp thời phát hiện các dấu hiệu tắc ruột như đau bụng, nôn mửa, đi ngoài ra máu hoặc bí tiểu. Nếu phát hiện bất kỳ triệu chứng nào kể trên, phụ huynh cần đưa trẻ đến bệnh viện ngay lập tức. 

Nếu phát hiện bất kỳ dấu hiệu tắc ruột ở trẻ sau khi ăn như đau bụng, nôn mửa, đi ngoài ra máu hoặc bí tiểu, phụ huynh cần đưa trẻ đến bệnh viện ngay lập tức.
Nếu phát hiện bất kỳ dấu hiệu tắc ruột ở trẻ sau khi ăn như đau bụng, nôn mửa, đi ngoài ra máu hoặc bí tiểu, phụ huynh cần đưa trẻ đến bệnh viện ngay lập tức.

Ngoài việc cung cấp đầy đủ dinh dưỡng qua chế độ ăn, cha mẹ cần bổ sung cho trẻ các vi khoáng chất thiết yếu như kẽm, lysine, crom, selen, vitamin B1,... để đảm bảo sự phát triển toàn diện cho con. Việc bổ sung vitamin này còn giúp hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường khả năng hấp thu dinh dưỡng, cải thiện tình trạng biếng ăn và giúp trẻ ăn ngon miệng hơn.  

Cha mẹ có thể bổ sung dinh dưỡng cho bé thông qua chế độ ăn uống và bổ sung thực phẩm chức năng có nguồn gốc tự nhiên để bé dễ hấp thu. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng việc cải thiện dinh dưỡng cho bé thường cần thời gian. Việc kết hợp nhiều loại sản phẩm chức năng cùng lúc hoặc thay đổi liên tục nhiều loại trong thời gian ngắn có thể khiến hệ tiêu hóa của bé không thích nghi kịp thời và không tốt cho sức khỏe.

3. Cách phòng ngừa trẻ bị tắc ruột  

  • Cha mẹ không nên cho trẻ ăn một số loại trái cây chứa nhiều nhựa như hồng xiêm, hồng, dâu da, sung,..., cũng như một số loại rau chứa nhiều chất xơ như măng.  
  • Đặc biệt, cha mẹ không cho trẻ ăn khi đang đói vì khi đói, trẻ sẽ ăn nhanh, nhai không kỹ, thức ăn dễ kết lại thành bã, tồn đọng lâu trong dạ dày. Điều này có thể dẫn đến tắc ruột hoặc thủng ruột, vô cùng nguy hiểm cho sức khỏe của trẻ.
  • Khuyến khích trẻ nhai kỹ thức ăn và uống đủ nước mỗi ngày.
  • Thức ăn của trẻ nên được nấu chín kỹ hoặc ninh nhừ. Bên cạnh đó, bố mẹ có thể bổ sung thêm các loại rau có tính nhớt như rau đay, mồng tơi, đậu bắp vào khẩu phần ăn của trẻ.

Cha mẹ cần kiên trì đồng hành cùng con và thường xuyên truy cập website vinmec.com để cập nhật thêm thông tin hữu ích về chăm sóc sức khỏe cho bé.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng. 

Thực Phẩm bảo vệ sức khỏe LAMINKID I:

Sản phẩm có công dụng bổ sung vi khoáng và vitamin cho cơ thể. Hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường hấp thu thức ăn, giúp trẻ ăn ngon. Hỗ trợ nâng cao đề kháng cho trẻ, hỗ trợ giảm nguy cơ mắc bệnh do sức đề kháng kém như viêm đường hô hấp trên, cảm cúm.

Đối tượng sử dụng:

- Trẻ biếng ăn, kém hấp thu thức ăn, trẻ gầy yếu, suy dinh dưỡng, chậm phát triển.

- Trẻ có sức đề kháng kém, đang ốm hoặc vừa ốm dậy, trẻ hay mắc các bệnh viêm đường hô hấp trên, cảm cúm.

Chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm:

  • Công ty Cổ phần dược phẩm Elepharma
  • Số 9, phố Trương Công Giai, tổ 17, Phường Dịch Vọng, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội, Việt Nam
  • (ĐT) 1800 6091; (E) info.elepharma@gmail.com

Xem thêm thông tin về sản phẩm tại: https://i.vinmec.com/laminkid

Đăng ký tư vấn dinh dưỡng cho bé tại: https://i.vinmec.com/dangkytuvandinhduong

laminkid box 1

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe