Hãy kiên nhẫn khi trẻ không chịu ăn dặm

Ăn dặm là thời kỳ bé bắt đầu làm quen với thức ăn rắn, giảm dần lượng sữa. Nếu thích nghi tốt, con sẽ hứng thú với mỗi bữa ăn, tạo đà tăng trưởng toàn diện. Nhưng thực tế cho thấy khá nhiều bé không ăn dặm mà chỉ uống sữa, chán ăn dẫn tới sụt cân. Vậy trẻ không ăn dặm phải làm sao?

1. Nguyên nhân khiến trẻ không chịu ăn dặm, biếng ăn

Theo chuyên gia dinh dưỡng, trẻ biếng ăn là một chứng rối loạn hành vi ăn uống, biểu hiện qua việc con không chịu ăn một hay nhiều món, khiến lượng thức ăn nạp vào cơ thể không đủ đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng mỗi ngày. Hệ quả làm tăng nguy cơ chậm phát triển, thiếu vi khoáng chất dẫn đến suy dinh dưỡng, còi cọc, giảm trí tuệ, rối loạn nhận thức, hành vi...

Có hai nguyên nhân chính khiến bé không ăn dặm chỉ uống sữa:

  • Một là do con chưa sẵn sàng tiếp nhận thức ăn mới, chỉ quen bú sữa mẹ hoặc sữa công thức là đủ. Thêm vào đó, hệ tiêu hóa trẻ 6 tháng tuổi bắt đầu ăn dặm còn non yếu, chưa hoàn thiện chức năng nhai nên không thể ăn khi bụng còn no sữa, ăn quá nhiều bữa trong ngày... Việc chưa kịp thích nghi sẽ gây ra tình trạng trẻ biếng ăn, sợ ăn.
  • Hai là do mẹ mắc sai lầm khi chế biến món ăn dặm cho con, ví dụ như nêm gia vị quá mặn hoặc dùng thức ăn có mùi vị quá nồng đối với trẻ nhỏ, món ăn thiếu dầu dư đạm, thực đơn không đa dạng, hình thức không bắt mắt... Thức ăn của trẻ dưới 1 tuổi không cần nêm gia vị vì trong thịt, cá, rau đã có đủ lượng muối phù hợp.

Trẻ không chịu ăn dặm khiến cơ thể không đủ dưỡng chất cần thiết
Trẻ không chịu ăn dặm khiến cơ thể không đủ dưỡng chất cần thiết

2. Bé không chịu ăn dặm phải làm sao?

Trả lời cho câu hỏi trẻ không ăn dặm phải làm sao, các bác sĩ đưa ra một số nguyên tắc sau:

  • Từ loãng đến đặc: Khi mới bắt đầu ăn vào tháng thứ 6, mẹ chỉ cần nấu bột thật loãng cho con, tăng độ đặc từ từ và tập cho bé ăn cháo khi được 8 - 9 tháng. Việc bắt đầu bằng cách ăn bột loãng tránh cho hệ tiêu hóa của trẻ phản ứng gay gắt với thức ăn lạ, sau một thời gian ăn dặm con sẽ có đủ men tiêu hóa để hấp thụ những món phức tạp như cháo, cơm, rau, thịt...
  • Từ ngọt đến mặn: Bột ngọt tương tự mùi vị sữa mẹ nên khá thân thiện với trẻ, thường được khuyến khích dùng trước. Sau khoảng 1 - 2 tuần khi đường ruột của con thích nghi được với loại thức ăn mới, mẹ có thể cho bé ăn bột mặn với nhiều dinh dưỡng hơn.
  • Từ ít đến nhiều: Bữa đầu tiên con ăn được vài thìa bột là đủ, mẹ không nên ép con ăn hết chén. Vào những bữa sau tập cho con ăn từ 2 - 3 thìa lên 1⁄3 bát, rồi nửa bát, 2⁄3 bát... Làm như vậy con sẽ không có cảm giác sợ vì bị ép ăn quá nhiều, có thời gian thích nghi dần.
  • Màu sắc bắt mắt: Ngoài đảm bảo cung cấp đủ nhóm chất thiết yếu, bột ăn dặm cũng nên được chế biến đa dạng, trang trí hấp dẫn để kích thích con mỗi ngày.
  • Vừa đủ dinh dưỡng: Món ăn của con cần có đủ bột đường, chất đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất. Tuy nhiên không phải con càng ăn nhiều chất bổ thì càng phát triển tối ưu. Nếu món ăn của con dư đạm, dư chất béo, cơ thể sẽ phản đối bằng cách rối loạn tiêu hóa, táo bón hoặc tiêu chảy, chướng bụng... khiến trẻ không chịu ăn dặm. Vì vậy, trong mỗi chén bột của con cần được cân đối lượng chất dinh dưỡng để đảm bảo hấp thu hết. Mẹ có thể xay các loại thịt, cá, rau... vào bột và cháo nấu chín và nhớ thêm 1 muỗng nhỏ dầu oliu.

Thông thường, mẹ nên cho con ăn dặm theo tuần tự làm quen với bột ngọt, sau một thời gian chuyển sang bột mặn, rồi tới cháo loãng đến đặc, cơm nát, cơm bình thường. Tuy nhiên, nếu bé không thích ăn bột mà vẫn tiêu hóa vẫn khỏe, đi tiêu phân tốt thì mẹ cũng có thể bắt đầu với cháo.

Trường hợp bé không ăn dặm chỉ uống sữa, mẹ không nhất thiết phải ép con ăn bột hay cháo mà có thể thay bằng trái cây ngọt, sữa chua tự làm bằng sữa bột, phô mai, bánh quy,... để con tự gặm.


Mẹ nên chế biến món ăn màu sắc đa dạng để kích thích trẻ ăn dặm
Mẹ nên chế biến món ăn màu sắc đa dạng để kích thích trẻ ăn dặm

3. Một số lưu ý khác khi trẻ không chịu ăn dặm

Đối với những bé không ăn dặm chỉ uống sữa, phụ huynh cần ghi nhớ một số lưu ý sau:

  • Không cai sữa sớm cho con: Dù con đủ 6 tháng nhưng không nên vội vàng cho bé ăn nhiều để thay thế sữa mẹ, bởi đây vẫn là nguồn dinh dưỡng chính của trẻ dưới 1 tuổi. Đột ngột cai sữa không những khiến con mất đi dưỡng chất quan trọng, mà còn ảnh hưởng đến tâm lý, con quấy khóc, khó chịu với thức ăn.
  • Kiên nhẫn tập con ăn từ từ: Khi mới làm quen với thức ăn, có thể con sẽ ói hoặc nhè ra, nhưng mẹ đừng vội bù sữa ngay. Cứ tiếp tục đút từng thìa nhỏ cho tới khi con dần quen, sẽ không còn ói nữa.
  • Thời gian biểu khoa học: Không cho con ăn vặt trong vòng 2 giờ trước bữa chính để tạo cảm giác thèm ăn. Bữa ăn chỉ nên diễn ra trong vòng 30 phút rồi kết thúc dù con chưa ăn hết, không dây dưa kéo dài. Không ăn rong hay bật tivi, máy tính bảng trong lúc ăn để tránh làm con phân tâm, ham chơi bỏ ăn.
  • Cung cấp lượng sữa phù hợp: Tránh cho con uống sữa quá nhiều trước bữa ăn. Tốt nhất là uống vào một giờ nhất định, thường sau ăn 1 - 3 giờ tùy theo mức độ ăn nhiều hay ít. Lượng sữa khuyến nghị mỗi ngày cho trẻ từ 6 tháng đến 2 tuổi là 600 - 800ml. Một số bé bú sữa mẹ hoàn toàn có thể không thích sữa ngoài với mùi thơm và vị ngọt, vì vậy nếu mẹ không đủ sữa cũng nên cân nhắc chọn loại phù hợp.

Đối với những bé quá khó đón nhận chế độ ăn mới, phụ huynh nên tôn trọng nhu cầu ăn của con. Đừng ép con ăn, thay vào đó là cất chén bột đi khi con lắc đầu không muốn ăn tiếp, để con tự quyết định lượng thức ăn nạp vào cơ thể.

Nếu đã áp dụng tất cả những lời khuyên trên nhưng vẫn chưa cải thiện được tình trạng trẻ không chịu ăn dặm, mẹ có thể đưa con đến gặp các chuyên gia dinh dưỡng để cùng tìm hiểu nguyên nhân khiến trẻ biếng ăn, đồng thời xây dựng thực đơn cá nhân hóa để khắc phục hiệu quả.

Bên cạnh đó, cha mẹ cũng cần chú ý bổ sung các vi chất cần thiết: Selen, Crom, Vitamin B1 và B6, Gừng, chiết xuất quả sơ ri (vitamin C),... Đặc biệt là loại kẽm sinh học để cải thiện vị giác, giúp trẻ ăn ngon, đạt chiều cao và cân nặng đúng chuẩn và vượt chuẩn, hệ miễn dịch tốt, tăng cường đề kháng để ít ốm vặt và ít gặp các vấn đề tiêu hóa.

Thực Phẩm bảo vệ sức khỏe LAMINKID I:

Sản phẩm có công dụng bổ sung vi khoáng và vitamin cho cơ thể. Hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường hấp thu thức ăn, giúp trẻ ăn ngon. Hỗ trợ nâng cao đề kháng cho trẻ, hỗ trợ giảm nguy cơ mắc bệnh do sức đề kháng kém như viêm đường hô hấp trên, cảm cúm.

Đối tượng sử dụng:

- Trẻ biếng ăn, kém hấp thu thức ăn, trẻ gầy yếu, suy dinh dưỡng, chậm phát triển.

- Trẻ có sức đề kháng kém, đang ốm hoặc vừa ốm dậy, trẻ hay mắc các bệnh viêm đường hô hấp trên, cảm cúm.

Chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm:

  • Công ty Cổ phần dược phẩm Elepharma
  • Số 9, phố Trương Công Giai, tổ 17, Phường Dịch Vọng, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội, Việt Nam
  • (ĐT) 1800 6091; (E) info.elepharma@gmail.com

Xem thêm thông tin về sản phẩm tại: https://i.vinmec.com/laminkid

Đăng ký tư vấn dinh dưỡng cho bé tại: https://i.vinmec.com/dangkytuvandinhduong

laminkid box 1

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe