Có nên sử dụng thuốc bổ kích thích trẻ ăn ngon?

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ Huỳnh Bảo Toàn - Bác sĩ Nhi- Sơ sinh - Khoa Nhi - Sơ sinh - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Nha Trang

Thuốc bổ cho trẻ còi xương biếng ăn là mối quan tâm của rất nhiều cha mẹ khi thấy trẻ ăn uống không đầy đủ hay tăng cân nặng, chiều cao không như mong muốn. Vì trẻ có thể không biểu hiện cơn đói, không có cảm giác thèm ăn nên càng khiến cha mẹ lo lắng hơn nữa về sự phát triển của trẻ. Nếu cha mẹ đang tự hỏi làm thế nào để tăng cảm giác thèm ăn của trẻ một cách tự nhiên thì các loại thuốc bổ kích thích trẻ ăn ngon có thể xem xét theo chỉ định của bác sĩ.

1. Một số nguyên nhân phổ biến khiến trẻ biếng ăn

1.1 Giai đoạn hồi phục sau bệnh tật

Nếu trẻ thường có khả năng ăn tốt mà tự nhiên có biểu hiện ăn uống kém đi thì đó có thể là do bé không được khỏe hoặc vừa mới hồi phục sau một đợt mắc bệnh cấp tính. Khi phải chiến đấu với bệnh tật, tất cả các quá trình của cơ thể đều bị ảnh hưởng, bao gồm cả hệ thống tiêu hóa.

Đây là nguyên nhân biếng ăn thường gặp ở trẻ nhỏ và cả người lớn. Ngay cả khi bệnh đã cải thiện, việc điều trị thuốc và các tác dụng phụ sau đó có thể khiến quá trình tiêu hóa mất thêm một thời gian nữa để trở lại bình thường, cũng như cảm nhận vị giác trước thức ăn bắt đầu hồi phục.

1.2 Thiếu kẽm

Một trong những thành phần chính cần thiết cho dạ dày để tiêu hóa thức ăn là axit clohydric, đây cũng là cơ chế giúp kích hoạt cảm giác đói. Theo đó, kẽm chịu trách nhiệm chính trong việc sản xuất axit này.

Vì vậy, nếu trẻ biếng ăn thì cần nghĩ đến có khả năng trẻ bị thiếu kẽm. Tình trạng này có thể dễ dàng cải thiện bằng cách điều chỉnh chế độ ăn uống. Thực đơn thức ăn cho trẻ bao gồm thịt gà, hạt điều, cám lúa mì, hạt bí ngô và các thực phẩm giàu kẽm khác có thể nhanh chóng giúp đưa mức độ kẽm trong máu trở lại bình thường.

1.3 Hệ thống tiêu hóa bị tổn thương

Mọi bệnh lý xảy ra trên ống tiêu hóa đều có thể ảnh hưởng đến khả năng xử lý và hấp thụ thức ăn trong dạ dày. Khi thức ăn chậm tống xuất, dạ dày sẽ bị khó tiêu, đầy hơi hoặc chướng bụng khiến trẻ không có cảm giác thèm ăn.

1.4 Tốc độ tăng trưởng chậm lại

Không phải mỗi khi trẻ chán ăn đều là dấu hiệu của một vấn đề tiềm ẩn. Ở trẻ sơ sinh, sự thèm ăn của trẻ có thể sẽ tăng lên trong những tháng đầu. Tuy nhiên, ngay sau 4-5 tháng, trẻ sẽ tăng trưởng chậm lại một chút và năng lượng cần thiết cũng sẽ giảm theo. Điều này chắc chắn dẫn đến giảm cảm giác thèm ăn ở trẻ nhưng điều này là hoàn toàn bình thường.


Có nên sử dụng thuốc bổ kích thích trẻ ăn ngon hay không là thắc mắc của nhiều cha mẹ
Có nên sử dụng thuốc bổ kích thích trẻ ăn ngon hay không là thắc mắc của nhiều cha mẹ

2. Làm thế nào để tăng sự thèm ăn cho trẻ?

Dưới đây là một số cách cha mẹ có thể kích thích ăn ngon miệng cho trẻ:

2.1 Chú trọng vào một bữa ăn sáng ngon lành và đầy đủ

Sau một giấc ngủ dài, đây là khoảng thời gian dài nhất giữa hai bữa ăn, do đó nhu cầu về năng lượng cao nhất thường rơi vào đầu ngày. Việc có một bữa sáng bổ dưỡng và nhiều chất giúp cơ thể trẻ vào trạng thái trao đổi chất cao nhất và bắt đầu ngày mới hoàn thiện nhất.

2.2 Thay đổi cơ cấu bữa ăn

Người trưởng thành có thể đã quen với cấu trúc ba bữa ăn giúp tồn tại qua ngày mà không gặp vấn đề gì. Tuy nhiên, với trẻ em, vì sự phát triển của trẻ đang ở đỉnh cao và sử dụng khá nhiều năng lượng nên hệ tiêu hóa của trẻ cần được thúc đẩy mạnh mẽ.

Điều này có thể đạt được bằng cách thay thế cơ cấu ba bữa ăn bằng việc chia nhỏ phần ăn của trẻ thành vài giờ/bữa hoặc lâu hơn. Đây là một cách có thể giúp cơ thể nhận được đầy đủ năng lượng mà không cần tới thuốc bổ kích thích trẻ ăn ngon.

2.3 Một bữa ăn nhẹ cũng có thể trở thành một bữa ăn

Khái niệm chung về đồ ăn nhẹ là những món ngẫu nhiên như bánh quy, khoai tây chiên. Theo đó, thay vì ăn vặt những món không bổ dưỡng để giúp trẻ vượt qua cơn đói, cha mẹ hãy thay thế chúng bằng bánh mì sandwich nhỏ hoặc bánh quy dinh dưỡng.

2.4 Sữa không phải là bữa ăn

"Một ly sữa là bữa sáng tốt nhất" là suy nghĩ không phù hợp. Thật vậy, sữa hoàn toàn có thể chứa nhiều chất dinh dưỡng tốt nhưng chỉ cần có sữa cho bữa sáng hoặc dùng sữa thay thế một bữa ăn trọn vẹn là không đủ.

Hơn nữa, việc uống quá nhiều sữa sẽ làm giảm cảm giác ngon miệng trong bữa ăn sau, gây lại phản tác dụng. Vì vậy, lượng sữa cung cấp cho trẻ nên được giữ ở mức vừa phải và các sản phẩm từ sữa khác cũng có thể được sử dụng để thay thế.

2.5 Tăng cường gắng sức về thể chất cần thiết

Không gì có thể thay thế một buổi tối vui chơi bên ngoài hay một buổi tập thể dục buổi sáng. Khi có cơ hội được tiêu hao năng lượng trong cơ thể, hệ tiêu hóa sẽ được kích thích hoạt động tốt hơn và khiến dạ dày đòi hỏi nhiều thức ăn hơn từ đó trẻ luôn cảm giác đói và thèm ăn. Khi trẻ em càng tham gia nhiều vào thể thao và các hoạt động thể chất, trẻ sẽ càng hiếm khi có thói quen ăn uống kém.

2.6 Bổ sung kẽm

Sự hiện diện của kẽm là điều cần thiết để thực hiện quá trình tiêu hóa. Một khi nồng độ axit clohydric trong dạ dày bình thường, quá trình tiêu hóa sẽ tự điều chỉnh lại.

Ngoài việc tiêu thụ các thực phẩm chứa kẽm, cha mẹ cũng có thể tham khảo các loại thuốc bổ cho trẻ biếng ăn giúp bổ sung kẽm với sự chấp thuận của bác sĩ nhi khoa.

3. Các loại thực phẩm có thể giúp tăng cảm giác thèm ăn ở trẻ em

3.1 Nước chanh

Chanh có rất nhiều đặc tính: một là khả năng làm sạch vòm miệng và hai là mang lại cảm giác thèm ăn khá nhanh chóng. Cha mẹ có thể pha một ít nước chanh cho trẻ, chẳng bao lâu sau đó hệ tiêu hóa của trẻ sẽ bắt đầu được kích hoạt và bé sẽ muốn ăn.

3.2 Hạt bí ngô

Hạt bí ngô có ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa là do sự hiện diện của hàm lượng chất kẽm dồi dào bên trong chúng.

3.3 Nước ép cà rốt

Lợi ích của cà rốt là đem lại xu hướng làm tăng cảm giác thèm ăn. Một thủ thuật khá lâu đời là uống một bát nhỏ nước ép cà rốt vào khoảng 30 phút trước bữa ăn được cho là có tác dụng khôi phục khá nhiều cảm giác đói cần thiết khi dùng bữa.


Nước ép cà rốt được coi là một loại thuốc bổ kích thích trẻ ăn ngon
Nước ép cà rốt được coi là một loại thuốc bổ kích thích trẻ ăn ngon

4. Có nên sử dụng thuốc bổ kích thích trẻ ăn ngon?

Có nhiều nguyên nhân khiến cho trẻ biếng ăn, để cải thiện được tình trạng này cần giải quyết nguyên nhân gây bệnh. Ví dụ, nếu trẻ biếng ăn là do bệnh lý về tiêu hóa, trẻ cần được xác định và điều trị phù hợp. Khi ống tiêu hóa lành lặn, trẻ sẽ có lại cảm giác ăn uống. Theo đó, sự hiện diện của thuốc bổ kích thích trẻ ăn ngon trong các trường hợp này là không có ý nghĩa gì.

Mặt khác, nếu thiếu các vi chất dinh dưỡng, như thiếu kẽm, làm ảnh hưởng đến khả năng cảm nhận vị giác của trẻ, việc bổ sung các chất cần thiết là điều cần khuyến khích, đặc biệt là trên nhóm trẻ có nguy cơ cao như suy dinh dưỡng, trẻ mắc bệnh mạn tính. Lúc này, việc xây dựng một chế độ ăn đa dạng các loại thực phẩm được khuyến khích hơn cả.

Tuy nhiên, khi khả năng dung nạp một lượng lớn thức ăn để đảm bảo cung cấp đủ các chất dinh dưỡng đúng theo nhu cầu là có giới hạn, trẻ có thể xem xét bổ sung một cách phù hợp các loại thuốc bổ cho trẻ còi xương biếng ăn. Đây là chỉ định cần được thực hiện bởi các bác sĩ nhi khoa hay chuyên gia dinh dưỡng. Khi đó, cha mẹ sẽ được hướng dẫn rõ ràng và cụ thể liều lượng, cách sử dụng các thuốc bổ cho trẻ biếng ăn. Đồng thời, cha mẹ cũng cần tuyệt đối tuân thủ, tránh lạm dụng quá mức vì sẽ gây dư thừa hay mất cân đối các chất, nguy hiểm đến sức khỏe của trẻ. Bên cạnh đó, việc sử dụng thuốc bổ cho trẻ còi xương biếng ăn chỉ nên thực hiện trong thời gian ngắn song song với một chế độ ăn đa dạng cho trẻ. Điều này cho phép trẻ luôn được tự do khám phá môi trường ẩm thực phong phú mà không lệ thuộc hoàn toàn vào thuốc bổ lâu dài.

Tóm lại, thuốc bổ kích thích trẻ ăn ngon chỉ có giá trị phát huy tác dụng khi được sử dụng phù hợp. Ngược lại, việc lạm dụng thuốc bổ cho trẻ biếng ăn trong mọi trường hợp đôi khi còn gây ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Tốt nhất cha mẹ cần luôn biết cách xây dựng và sử dụng các loại thực phẩm làm tăng cảm giác thèm ăn cho trẻ trên đây, vừa an toàn và vừa xây dựng nền tảng thói quen ăn uống lành mạnh cho trẻ về lâu dài.

Cha mẹ nên bổ sung cho trẻ các sản phẩm hỗ trợ có chứa lysine, các vi khoáng chất và vitamin thiết yếu như kẽm, crom, selen, vitamin nhóm B giúp đáp ứng đầy đủ nhu cầu về dưỡng chất ở trẻ. Đồng thời các vitamin thiết yếu này còn hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường khả năng hấp thu dưỡng chất, giúp cải thiện tình trạng biếng ăn, giúp trẻ ăn ngon miệng. Cha mẹ có thể đồng thời áp dụng việc bổ sung chất qua đường ăn uống và các thực phẩm chức năng có nguồn gốc từ tự nhiên để bé dễ hấp thụ. Điều quan trọng nhất là việc cải thiện triệu chứng cho bé thường phải diễn ra trong thời gian dài. Việc kết hợp nhiều loại thực phẩm chức năng cùng lúc hoặc thay đổi liên tục nhiều loại trong thời gian ngắn có thể khiến hệ tiêu hóa của bé không kịp thích nghi và hoàn toàn không tốt. Vì vậy cha mẹ phải thực sự kiên trì đồng hành cùng con và thường xuyên truy cập website vinmec.com để cập nhật những thông tin chăm sóc cho bé hữu ích nhé.

Nguồn tham khảo: parenting.firstcry.com

Thực Phẩm bảo vệ sức khỏe LAMINKID I:

Sản phẩm có công dụng bổ sung vi khoáng và vitamin cho cơ thể. Hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường hấp thu thức ăn, giúp trẻ ăn ngon. Hỗ trợ nâng cao đề kháng cho trẻ, hỗ trợ giảm nguy cơ mắc bệnh do sức đề kháng kém như viêm đường hô hấp trên, cảm cúm.

Đối tượng sử dụng:

- Trẻ biếng ăn, kém hấp thu thức ăn, trẻ gầy yếu, suy dinh dưỡng, chậm phát triển.

- Trẻ có sức đề kháng kém, đang ốm hoặc vừa ốm dậy, trẻ hay mắc các bệnh viêm đường hô hấp trên, cảm cúm.

Chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm:

  • Công ty Cổ phần dược phẩm Elepharma
  • Số 9, phố Trương Công Giai, tổ 17, Phường Dịch Vọng, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội, Việt Nam
  • (ĐT) 1800 6091; (E) info.elepharma@gmail.com

Xem thêm thông tin về sản phẩm tại: https://i.vinmec.com/laminkid

Đăng ký tư vấn dinh dưỡng cho bé tại: https://i.vinmec.com/dangkytuvandinhduong

laminkid box 1

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe