Chế độ ăn như thế nào cải thiện chiều cao cho con?

Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Bác sĩ chuyên khoa I Nguyễn Thị Mỹ Linh - Bác sĩ Nhi sơ sinh - Khoa Nhi - Sơ sinh - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng

Các yếu tố góp phần vào phát triển chiều cao bao gồm yếu tố di truyền chiếm 60 đến 80% và một số yếu tố môi trường, chẳng hạn như dinh dưỡng và tập thể dục, thường chiếm tỷ lệ còn lại. Chế độ ăn giúp cải thiện chiều cao cho trẻ sẽ được giới thiệu chi tiết ngay trong bài viết dưới đây.

1. Duy trì một chế độ ăn uống cân bằng

Từ 1 tuổi đến tuổi dậy thì, hầu hết mọi người đều tăng chiều cao khoảng 2 inch mỗi năm. Khi dậy thì, có thể tăng trưởng 4 inch mỗi năm. Tuy nhiên, mỗi người đều phát triển chiều cao với một tốc độ khác nhau.

Đối với nữ, sự phát triển mạnh mẽ này thường bắt đầu sớm trong những năm thiếu niên. Còn đối với nam thường có sự tăng chiều cao đột ngột khi kết thúc tuổi thiếu niên.

Thông thường chiều cao sẽ ngừng hoặc ít phát triển sau khi bạn bước qua tuổi dậy thì. Điều này có nghĩa là khi trưởng thành, bạn không có khả năng tăng chiều cao nhiều. Tuy nhiên, có một số điều chúng ta có thể làm trong suốt thời niên thiếu để đảm bảo tối đa hóa tiềm năng phát triển chiều cao. Do đó, nên tiếp tục những điều này khi trưởng thành để thúc đẩy sức khỏe tổng thể và duy trì chiều cao đạt chuẩn.

Trong những năm trưởng thành nếu có được chế độ ăn uống cân bằng, nghĩa là cơ thể có đầy đủ được tất cả các chất dinh dưỡng cần thiết sẽ giúp bạn luôn khỏe mạnh và có được chiều cao đạt chuẩn. Theo đó, chế độ ăn uống cân bằng nên bao gồm:

  • Trái cây tươi
  • Rau sạch
  • Các loại ngũ cốc

Các loại ngũ cốc nên được bổ sung trong chế độ ăn hằng ngày đó là: Protein, sản phẩm bơ sữa. Tuy nhiên, nên hạn chế hoặc tránh các thực phẩm có chứa: Đường, chất béo chuyển hóa và chất béo bão hòa.

Nếu có một tình trạng y tế tiềm ẩn làm ảnh hưởng đến mật độ xương thì hãy tăng lượng canxi cho cơ thể. Các chuyên gia khuyên rằng phụ nữ trên 50 tuổi và đàn ông trên 70 tuổi nên tiêu thụ 1.200 miligam (mg) canxi mỗi ngày. Vitamin D cũng thúc đẩy sức khỏe của xương. Các nguồn cung cấp vitamin D phổ biến bao gồm cá ngừ, sữa tăng cường và lòng đỏ trứng. Nếu cơ thể không nhận đủ vitamin D trong chế độ ăn uống thì bạn cần bổ sung để đáp ứng đủ lượng yêu cầu hàng ngày.

Xem ngay: Những sai lầm khiến con bỏ lỡ “giai đoạn vàng” phát triển chiều cao


Chế độ ăn giúp tăng chiều cao cha mẹ nên thực hiện cho con
Chế độ ăn giúp tăng chiều cao cha mẹ nên thực hiện cho con

2. Sử dụng các chất bổ sung một cách thận trọng

Chỉ có một vài trường hợp bổ sung có thể phù hợp để tăng chiều cao ở trẻ em và chống co rút ở người lớn tuổi. Ví dụ, nếu cơ thể có tình trạng ảnh hưởng đến việc sản xuất hormone tăng trưởng của con người (HGH), bác sĩ có thể đề nghị một chất bổ sung có chứa HGH tổng hợp. Ngoài ra, người lớn tuổi có thể bổ sung vitamin D hoặc canxi để giảm nguy cơ mắc bệnh loãng xương.

Trong tất cả các trường hợp khác, nên tránh bổ sung được quảng cáo là sẽ giúp bạn phát triển chiều cao. Vì khi các yếu tố tăng trưởng của cơ thể trở nên hợp nhất với nhau thì sẽ không có cơ hội nào để các chất bổ sung có thể tăng chiều cao bất kể nhãn bổ sung quảng cáo là gì.

3. Ngủ đủ giấc

Thỉnh thoảng mất ngủ thì sẽ không ảnh hưởng đến chiều cao trong thời gian dài. Nhưng nếu trong thời niên thiếu, bạn thường xuyên ngủ ít hơn số giờ ngủ yêu cầu, nó có thể dẫn đến các biến chứng khác. Điều này là do cơ thể giải phóng HGH trong khi ngủ. Việc sản xuất hoóc môn này chỉ diễn ra khi ngủ. Để đảm bảo, chế độ giờ ngủ quy định như sau:

  • Trẻ sơ sinh đến 3 tháng tuổi ngủ từ 14-17 giờ mỗi ngày;
  • Trẻ sơ sinh từ 3-11 tháng tuổi ngủ từ 12-17 giờ;
  • Trẻ mới biết đi 1-2 tuổi ngủ từ 11-14 giờ;
  • Trẻ nhỏ từ 3-5 tuổi ngủ từ 10-13 giờ;
  • Trẻ em từ 6-13 tuổi ngủ từ 9 đến 11 giờ;
  • Thanh thiếu niên từ 14 đến 17 tuổi ngủ từ 8 đến 10 giờ;
  • Người lớn từ 18-64 tuổi ngủ từ 7 đến 9 giờ;
  • Người cao tuổi từ 65 tuổi trở lên ngủ từ 7 đến 8 giờ.

Cha mẹ cần khuyến khích chon vận động để phát triển chiều cao đúng chuẩn
Cha mẹ cần khuyến khích chon vận động để phát triển chiều cao đúng chuẩn

4. Luôn vận động

Tập thể dục thường xuyên có nhiều lợi ích. Nó tăng cường cơ bắp và xương, giúp bạn duy trì trọng lượng khỏe mạnh, và thúc đẩy sản xuất HGH.

Trẻ em ở trường nên có ít nhất một giờ tập thể dục mỗi ngày. Trong thời gian này, nên tập trung vào: Bài tập xây dựng sức mạnh, chẳng hạn như chống đẩy hoặc ngồi dậy. Bài tập linh hoạt, chẳng hạn như yoga. Các hoạt động aerobic như chơi bài, nhảy dây hoặc đạp xe.

Tập thể dục ở tuổi trưởng thành cũng có lợi ích của nó. Ngoài việc giúp duy trì sức khỏe tổng thể, nó cũng có thể giúp giảm nguy cơ mắc bệnh loãng xương. Tình trạng này xảy ra khi xương trở nên yếu hoặc giòn, dẫn đến mất mật độ xương. Điều này có thể khiến chiều cao giảm xuống. Để giảm thiểu rủi ro, hãy thử đi bộ, chơi tennis hoặc tập yoga vài lần một tuần.

Chế độ ăn và lối sống có ảnh hưởng rất lớn đến chiều cao của con người. Vì thế, muốn trẻ đạt được chiều cao tối đa, cha mẹ cần xây dựng chế độ dinh dưỡng cân bằng cho con, đồng thời khuyến khích con tham gia các hoạt động thể chất, xây dựng lối sống lành mạnh. Việc này không chỉ giúp con có sức khỏe tổng thể tốt mà còn giúp con có chiều cao đạt chuẩn, tránh mắc các bệnh lý xương khớp về sau.

Nếu trong các trường hợp áp dụng các lối sống, dinh dưỡng mà chiều cao của trẻ không thể cải thiện, cha mẹ nên đưa trẻ đến các cơ sở y tế chuyên sâu Nội tiết - Nhi để được thăm khám và hỗ trợ điều trị khi cần thiết.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Ghi chú: Bài báo này nằm trong chương trình Nâng cao nhận thức về Bệnh chậm tăng trưởng của Hệ thống Bệnh viện đa khoa Quốc tế Vinmec, với sự hỗ trợ của Novo Nordisk

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe