Trứng gà là một loại thực phẩm phổ biến trong bữa ăn hằng ngày của các gia đình. Nhiều bà mẹ cho trẻ ăn dặm bằng trứng gà vì trứng chứa nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của trẻ như DHA, đạm, vitamin... Tuy nhiên, cấu tạo và hoạt động của các cơ quan trong cơ thể trẻ khác với người lớn. Do đó, việc trẻ ăn dặm trứng gà và trẻ ăn trứng nhiều có tốt không thì ít người biết đến.
1. Giá trị dinh dưỡng có trong trứng gà
Trứng là thực phẩm chứa nhiều chất đạm có giá trị sinh học cao và dễ hấp thu. Nếu biết cách chế biến thì tỉ lệ đạm hấp thu được từ trứng sẽ đạt tối đa và tương đương với lượng đạm có trong sữa.
Ngoài ra, trứng gà còn là một loại thực phẩm giàu DHA và lecithin. Các chất này không chỉ thúc đẩy sự phát triển của hệ thần kinh mà còn góp phần phát triển cơ thể con người. Bên cạnh đó, các chất này còn có thể tiếp thêm năng lượng cho não và ngăn ngừa bệnh giảm trí nhớ ở người cao tuổi.
Lòng đỏ trứng chứa nhiều chất dinh dưỡng như chất béo, các vitamin và khoáng chất cần thiết cho sự phát triển của trẻ như: Sắt, vitamin A, kẽm... Vì vậy trứng là một thức ăn bổ dưỡng cho trẻ em và được nhiều bà mẹ lựa chọn cho trẻ ăn dặm.
Khối lượng trung bình của 1 quả trứng gà ta khoảng 40g (cả vỏ), 1 quả trứng vịt khoảng 70g (cả vỏ). Nếu bỏ vỏ, 100g trứng gà tương đương 3 quả, 100g trứng vịt tương đương 1,5 quả.
Như vậy, trọng lượng của trứng gà và trứng vịt không khác nhau nhiều lắm. Tuy nhiên, xét về thành phần dinh dưỡng thì trứng gà tốt hơn trứng vịt vì hàm lượng kẽm, vitamin A của trứng gà cao hơn trứng vịt. Trứng gà chứa hàm lượng chất đạm cao hơn trứng vịt, hàm lượng chất béo lại thấp hơn nên ít gây đầy bụng khó tiêu.
Trứng gà còn chứa vitamin D đây là một loại vitamin có rất ít trong thực phẩm. Vitamin D cần cho sự phát triển và chống còi xương ở trẻ em.
Như vậy, cho bé ăn trứng gà sẽ tốt hơn trứng vịt. Việc cho trẻ ăn dặm trứng gà và trẻ ăn trứng gà nhiều là rất tốt. Tuy nhiên tùy từng độ tuổi nhu cầu về trứng là khác nhau và phụ huynh cần chú ý điều này.
2. Cho trẻ ăn bao nhiêu trứng là đủ?
Tuy trứng là thực phẩm rất tốt nhưng cũng cần chú ý tới hàm lượng vì không phải cho trẻ ăn nhiều trứng là tốt. Trứng chứa hàm lượng chất béo cao có thể làm trẻ dễ bị đầy bụng, khó tiêu hoặc rối loạn tiêu hoá. Tuỳ theo độ tuổi của trẻ mà điều chỉnh hàm lượng trứng vào bữa ăn cho phù hợp:
- Trẻ 6 - 7 tháng tuổi: Chỉ nên ăn 1⁄2 lòng đỏ trứng gà cho một bữa ăn và chỉ nên ăn 2 - 3 lần một tuần.
- Trẻ 8 - 12 tháng tuổi: Ăn 1 lòng đỏ cho một bữa ăn và ăn 3 - 4 bữa trứng một tuần.
- Trẻ 1 - 2 tuổi: Ăn 3 - 4 quả trứng một tuần và nên ăn cả lòng trắng.
- Trẻ từ 2 tuổi trở lên có thể cho ăn 1 quả/ngày nếu trẻ thích ăn. Nếu trẻ không thích ăn thì đảm bảo mỗi tuần trẻ ăn 3 - 4 quả.
3. Chế biến trứng như thế nào để đạt hiệu quả tốt nhất?
Không nên ăn trứng gà sống, trứng trần hay hòa trứng sống trong cháo nóng, canh nóng. Nên làm trứng chín trước khi ăn để phòng nhiễm khuẩn vì:
- Đường sinh dục của gà có rất nhiều vi khuẩn và chúng có thể xâm nhập vào trong trứng, đặc biệt là vi khuẩn Salmonella.
- Trong lòng trắng trứng sống có một chất chống biotin (vitamin H), chất đo có thể gây cản trở hấp thu biotin của cơ thể. Vitamin H là chất có vai trò quan trọng trong quá trình sử dụng protein và đường - bột. Ngoài ra còn cần thiết cho sự phát triển bình thường của cơ thể.
Trứng gà rán hoặc ốp la trên lửa to, lòng trắng trứng bị cháy không chỉ dẫn đến khó hấp thu mà còn tiêu hủy các vitamin tan trong nước như vitamin B1, B2. Ngược lại, lòng đỏ chưa được tiệt khuẩn và chưa chín kĩ nếu ốp la. Vì vậy, khi rán hoặc ốp trứng, nên để lửa nhỏ trong thời gian đủ dài để chín cả lòng trắng và lòng đỏ là tốt nhất.
Tỷ lệ hấp thu và tiêu hóa dinh dưỡng theo cách chế biến trứng như sau:
- Trứng sống chỉ được 40%.
- Trứng luộc là 100%.
- Trứng rán chín tới 98,5%.
- Trứng rán già 81%.
- Trứng ốp 85%.
- Trứng chưng 87,5%.
Vì vậy, ăn trứng luộc chín tới là tốt nhất.
3. Những điểm cần lưu ý khi luộc trứng gà
Nhiều người nghĩ rằng luộc trứng chỉ là cho trứng vào nồi, đun sôi chín là được. Nhiều khi làm trứng bị nứt hoặc vỡ dẫn đến mất chất dinh dưỡng, đặc biệt là loại trứng gà omega 3 (là gà được nuôi hoàn toàn bằng hạt cây lanh).
Trứng vừa lấy ở tủ lạnh ra không nên luộc ngay và cũng không nên ngâm trong nước nóng. Hành động này dễ gây vỡ trứng hoặc không chín lòng đỏ. Nên để trứng hết lạnh rồi mới bắt đầu luộc.
5. Cách luộc trứng và chọn trứng
- Cách luộc trứng: Cho trứng vào nồi rồi đổ thêm nước lã vào và đun sôi. Khi nước sôi, vặn nhỏ lửa và tiếp tục đun khoảng 2 phút rồi tắt bếp, để trứng khoảng 5 phút trong nồi. Để trứng không bị vỡ, lúc luộc có thể cho thêm vào nồi một ít muối.
- Cách chọn trứng: Cần đảm bảo trứng không bị nứt hoặc bị rạn. Trứng gà dù là vỏ trắng hay vỏ nâu thì các thành phần dinh dưỡng đều như nhau. Màu vỏ khác nhau là do cách nuôi gà khác nhau. Trứng gà công nghiệp thường có vỏ màu nâu, trứng gà ta thường có vỏ màu trắng.
6. Các cách chế biến trứng gà cho trẻ tùy theo tháng tuổi
Trẻ 6 -12 tháng: Nên cho trẻ ăn trứng với bột. Cách nấu bột trứng: Nấu chín bột, đập lòng đỏ trứng vào bát và khuấy đều. Đổ trứng vào nồi bột sôi rồi quấy đều nhanh tay, đợi bột sôi lên là được. Không nên đun quá lâu hoặc luộc chín trứng rồi mới nghiền vào bột vì trứng chín quá khó hấp thu.
Trẻ 1-2 tuổi: Có thể ăn trứng nấu với cháo Tương tự như nấu bột, khi cháo chín mới cho trứng, đun sôi lại là được. Bên cạnh đó có thể cho trẻ ăn trứng gà luộc.
Trẻ từ 2 tuổi trở lên: Có thể cho bé ăn trứng theo nhiều cách chế biến như luộc, rán, hấp... Tốt nhất nên cho bé ăn trứng luộc chín.
7. Khi cho trẻ sơ sinh ăn trứng gà cần chú ý những điểm gì?
Khi ăn trứng bạn cần phải chú ý một số điều, đặc biệt là đối với trẻ sơ sinh. Nếu không, nó có thể mang lại một số mặt tiêu cực cho cơ thể.
- Không sử dụng trứng như là thực phẩm chủ yếu cho trẻ sơ sinh.
Nhiều bà mẹ thường cho bé ăn trứng mỗi bữa ăn, điều này có thể làm cho trẻ bị khó tiêu và thậm chí bị tiêu chảy. Trẻ sơ sinh, chức năng tiêu hóa chưa trưởng thành và sự bài tiết của các enzyme tiêu hóa khác nhau là không đủ. Nên ăn trứng nhiều sẽ tạo gánh nặng cho dạ dày trẻ.
- Trẻ dưới 6 tháng tuổi không ăn lòng trắng trứng.
Các mẹ có thể cho trẻ dưới 6 tháng tuổi ăn lòng đỏ trứng. Tuy nhiên, các bà mẹ nên chú ý các biểu hiện dị ứng ở trẻ như ngứa, phát ban... sau khi trẻ ăn lòng đỏ trứng. Vì hệ thống miễn dịch của trẻ sơ sinh là tương đối rất yếu, nên các phản ứng dị ứng có thể xảy ra sau khi ăn một số loại thức ăn mới. Đối với lòng trắng trứng, trẻ sơ sinh không nên ăn cho đến khi trẻ được một tuổi vì trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ dễ bị dị ứng nếu ăn lòng trắng trứng.
- Không cho trẻ ăn trứng nấu chưa chín.
Trứng rất dễ bị nhiễm khuẩn, dù không bị rạn nứt. Vì vậy, nên cho trẻ ăn trứng đã làm chín. Trứng nên được rán trong 3 phút hoặc luộc trong 7 phút. Cấu trúc của trứng sống rất chặt chẽ, làm cho protein khó để được tiêu hóa và hấp thụ. Chỉ khi trứng được nấu chín đủ thời gian, cấu trúc của protein trở nên lỏng lẻo nên dễ dàng tiêu hóa và hấp thụ.
- Không cho trẻ ăn trứng khi bị sốt
Trứng chứa hàm lượng calo cao. Sau khi trẻ ăn trứng, cơ thể sẽ sản xuất nhiệt và làm thân nhiệt trẻ tăng cao hơn.
Với nhiều năm kinh nghiệm trong việc thăm khám và điều trị các bệnh lý ở trẻ, hiện nay khoa Nhi tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec đã trở thành một trong các trung tâm chăm sóc sức khỏe lớn, có khả năng thăm khám, sàng lọc và điều trị nhiều bệnh lý chuyên sâu ở trẻ. Do đó, nếu trẻ có dấu hiệu kém hấp thu chất dinh dưỡng, chậm tăng cân, chậm phát triển,... cha mẹ có thể đưa trẻ đến Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec để thăm khám và nhận được sự hỗ trợ, tư vấn từ những bác sĩ có chuyên môn.
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.
Thực Phẩm bảo vệ sức khỏe LAMINKID I:
Sản phẩm có công dụng bổ sung vi khoáng và vitamin cho cơ thể. Hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường hấp thu thức ăn, giúp trẻ ăn ngon. Hỗ trợ nâng cao đề kháng cho trẻ, hỗ trợ giảm nguy cơ mắc bệnh do sức đề kháng kém như viêm đường hô hấp trên, cảm cúm.
Đối tượng sử dụng:
- Trẻ biếng ăn, kém hấp thu thức ăn, trẻ gầy yếu, suy dinh dưỡng, chậm phát triển.
- Trẻ có sức đề kháng kém, đang ốm hoặc vừa ốm dậy, trẻ hay mắc các bệnh viêm đường hô hấp trên, cảm cúm.
Chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm:
- Công ty Cổ phần dược phẩm Elepharma
- Số 9, phố Trương Công Giai, tổ 17, Phường Dịch Vọng, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội, Việt Nam
- (ĐT) 1800 6091; (E) info.elepharma@gmail.com
Xem thêm thông tin về sản phẩm tại: https://i.vinmec.com/laminkid
Đăng ký tư vấn dinh dưỡng cho bé tại: https://i.vinmec.com/dangkytuvandinhduong