Viêm thực quản - Chẩn đoán, phân loại, điều trị (Phần 1)

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Mai Viễn Phương - Bác sĩ nội soi tiêu hóa - Khoa Khám bệnh & Nội khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park.

Thực quản là đoạn đầu của ống tiêu hóa dẫn thức ăn từ hầu đến dạ dày, dài khoảng 25cm, tương đối di động, dính với các tạng xung quanh bằng các cấu trúc lỏng lẻo, có hình dẹt vì các thành áp sát vào nhau và có hình ống khi nuốt thức ăn.

Phía trên thực quản nối với hầu ngang mức đốt sống cổ 6, phía dưới thông dạ dày ở tâm vị, ngang mức đốt sống ngực 10. Thực quản nằm ở phía sau khí quản, đi xuống vùng trung thất sau, nằm ở phía sau tim và trước động mạch chủ ngực, xuyên qua cơ hoành vào ổ bụng, nối với dạ dày.

1. Cấu tạo của thực quản

Về phương diện giải phẫu học, thực quản dài khoảng 25cm và tại chỗ hẹp nhất có đường kính là khoảng 1,5 cm được chia làm 3 đoạn: đoạn cổ; đoạn ngực và đoạn bụng.

Lòng thực quản cũng có ba chỗ hẹp: chỗ nối tiếp với hầu ngang mức sụn nhẫn; ngang mức cung động mạch chủ và phế quản gốc trái; lỗ tâm vị.

  • Đoạn cổ: dài khoảng 3cm, thức ăn sẽ chạy trên khí quản và sau đó đến 1/3 của đoạn cổ thì thức ăn chếch sang phía bên trái và xuống dưới để chạy song song với khí quản rồi tiếp tục chui qua cửa vào sau ngực để vào đoạn ngực.
  • Đoạn ngực: dài khoảng 20cm, thức ăn chạy vào đoạn ngực sẽ tiếp tục xuyên qua cơ hoành để vào đoạn bụng.
  • Đoạn bụng: dài khoảng 2cm, thức ăn đã tới được đoạn bụng thì qua lỗ tâm vị xuống dạ dày.

Về mặt cấu tạo thì thực quản gồm những lớp cơ vân và cơ trơn, mặt trong được phủ bởi lớp niêm mạc, ngoài cùng là lớp mô liên kết bao bọc thực quản.

1.png
Các lớp của thực quản quan sát dưới kính hiển vi, lớp trong cùng là lớp niêm mạc thực quản, nơi dễ xảy ra bệnh lý viêm thực quản
2.png
Hình ảnh nội soi của thực quản bình thường

2. Viêm thực quản là gì?

Viêm thực quản là tình trạng mà lớp niêm mạc thực quản bị tổn thương và dẫn đến viêm. Nguyên nhân phổ biến nhất gây viêm thực quản là trào ngược axit, tác dụng phụ của một số loại thuốc và nhiễm vi khuẩn hoặc virus. Trào ngược axit xảy ra khi dịch bên trong dạ dày trào ngược trở lại vào thực quản.

Các dấu hiệu phổ biến của tình trạng viêm thực quản gồm có:

  • Khó nuốt
  • Đau rát họng
  • Ợ nóng

Viêm thực quản nếu không được điều trị có thể dẫn đến loét thực quản, hình thành sẹo, làm hẹp thực quản nghiêm trọng và cần cấp cứu.

Nhưng nếu được điều trị kịp thời thì hầu hết các trường hợp đều có tiến triển đáng kể sau khoảng 2 đến 4 tuần. Tuy nhiên, ở những người có hệ miễn dịch yếu hoặc nhiễm trùng thì thời gian điều trị có thể kéo dài hơn và lâu bình phục hơn.

3. Các loại viêm thực quản

3.1 Viêm thực quản tăng bạch cầu ái toan

3.png
Viêm thực quản tăng bạch cầu ái toan với hình ảnh đặc trưng là các vòng tròn đồng tâm ở thực quản trên nội soi
4.png
Một hình ảnh khác của viêm thực quản tăng bạch cầu ái toan

Viêm thực quản tăng bạch cầu ái toan là do quá nhiều bạch cầu ái toan trong thực quản gây nên. Điều này xảy ra khi cơ thể phản ứng quá mức với một tác nhân gây dị ứng. Ở trẻ em, loại viêm thực quản này khiến cho việc ăn uống trở nên khó khăn. Các yếu tố kích hoạt bệnh phổ biến gồm có:

  • Sữa
  • Đậu nành
  • Trứng
  • Bột mì
  • Đậu phộng
  • Các loại hạt
  • Động vật có vỏ

Các chất gây dị ứng xâm nhập qua đường hô hấp, chẳng hạn như phấn hoa, cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến dạng viêm thực quản này.

3.2 Viêm thực quản trào ngược

Viêm thực quản trào ngược thường do bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD) gây nên. Trào ngược dạ dày thực quản xảy ra khi các chất trong dạ dày, bao gồm cả axit thường xuyên trào ngược lên thực quản, gây kích thích và viêm mạn tính niêm mạc thực quản.

5.png
Viêm thực quản trào ngược xảy ra khi các chất trong dạ dày, bao gồm cả axit thường xuyên trào ngược lên thực quản
6.gif
Một trường hợp viêm thực quản trào ngược được xác định trên nội soi
7.png
Viêm thực quản trào ngược với đặc trưng là các vết xước chạy lên từ chỗ nối dạ dày với thực quản

3.3 Viêm thực quản do thuốc

Viêm thực quản do thuốc xảy ra khi uống một số loại thuốc mà không uống kèm đủ nước. Một số thuốc uống có thể gây tổn thương mô nếu vẫn tiếp xúc với niêm mạc thực quản trong một thời gian kéo dài.

Ví dụ, nếu nuốt một viên thuốc với nước ít hoặc không có, các viên thuốc hoặc dư lượng từ viên thuốc này có thể vẫn còn lại trong thực quản. Các loại thuốc có liên quan đến viêm thực quản, bao gồm:

8.png
Một trường hợp bệnh nhân bị viêm thực quản do thuốc với các tổn thương mất niêm mạc và có giả mạc bám trên bề mặt

3.4 Viêm thực quản do bệnh truyền nhiễm

Viêm thực quản truyền nhiễm là dạng rất hiếm gặp và có thể là do vi khuẩn, virus, nấm hoặc ký sinh trùng gây ra. Đối tượng có nguy cơ cao mắc loại viêm thực quản này là những người có hệ miễn dịch suy yếu do mắc bệnh hoặc dùng thuốc. Viêm thực quản truyền nhiễm xảy ra phổ biến nhất ở những người bị nhiễm HIV/AIDS, ung thư và tiểu đường.

9.png
Hình ảnh viêm thực quản do nấm
10.png
Hình ảnh viêm thực quản do virus Herpes Simplex
11.JPG
Viêm thực quản do Cytomegalovirus
12.png
Viêm thực quản do Cytomegalovirus
13.png
Viêm thực quản dạng bóng nước (bệnh Pemphigus)

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Hình ảnh trong bài được lấy tại nguồn:

  • Cancertherapyadvisor.com
  • Clinical Gastrointestinal Endoscopy by Hoon Jai Chun, Suk-Kyun Yang, Myung-Gyu Choi.
Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

6K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan