Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Bác sĩ Võ Thị Thùy Trang, Khoa Khám bệnh & Nội khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng.
Đầy hơi, chướng bụng là vấn đề thường gặp sau khi ăn và gây ra những phiền toái có thể ảnh hưởng đến cuộc sống hằng ngày của bạn. Vậy khi gặp tình trạng này chúng ta nên làm gì nhằm giảm cảm giác khó chịu?
1. Thế nào là đầy hơi, chướng bụng?
Đầy hơi, chướng bụng có thể là hệ quả của thói quen ăn uống hoặc là biểu hiện của một số bệnh lý của đường tiêu hóa như viêm đại tràng, sỏi thận, sỏi mật,... Tình trạng này thường đi kèm với các biểu hiện như cảm giác đau bụng âm ỉ, ợ chua, nôn hoặc buồn nôn... Việc xác định được nguyên nhân gây ra chứng đầy hơi, chướng bụng sẽ giúp bạn đưa ra những lựa chọn điều trị phù hợp. Chướng bụng đầy hơi xảy ra khi khi tình trạng gas bị tích tụ trong dạ dày làm cho bụng căng lên. Cảm giác này có thể xuất hiện nhiều hơn một lần trong ngày. Một số biểu hiện của chứng đầy hơi, chướng bụng bao gồm cảm giác khó chịu ở bụng, cảm giác đau thắt hoặc căng chướng bụng, xì hơi và sôi bụng.... Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ bị đầy hơi chướng bụng như do thói quen ăn uống, sinh hoạt ít vận động, có thể làm cho hệ tiêu hóa hoạt động chậm lại, tiêu thụ đồ uống có gas hoặc mắc bệnh mãn tính về đường ruột...
2. Nguyên nhân đầy hơi chướng bụng
Thực tết có rất nhiều nguyên nhân gây nên tình trạng chướng bụng đầy hơi, điển hình như:
Nguyên nhân do thói quen sinh hoạt
- Cơ thể dung nạp quá lượng chất đạm yêu cầu
- Tiêu thụ quá nhiều thức ăn cay, nóng
- Tiêu thụ nhiều rượu bia, chất kích thích, hút thuốc lá, nhai kẹo cao su
- Thói quen nhai không kỹ khi ăn hoặc nói chuyện trong khi ăn
- Căng thẳng và lo lắng
- Phối hợp thực phẩm không đúng cách
- Ăn uống không đúng giờ
Nguyên nhân xuất phát từ bệnh lý
- Cơ thể bị rối loạn tiêu hóa
- Các bệnh lý như viêm đại tràng, ung thư đại tràng, celiac...
- Tác dụng phụ của một số loại thuốc kháng sinh và thuốc giảm đau
- Bị chứng trào ngược dạ dày-thực quản (GERD) hoặc hội chứng ruột kích thích, nấm men đường ruột phát triển quá mức
- Tình trạng không dung nạp thực phẩm
- Kháng insulin, thiếu men tiêu hóa, bao gồm cả tình trạng không dung nạp đường sữa.
3. Ứng phó với chứng đầy hơi, chướng bụng theo dân gian
Nếu bạn đang bị chứng đầy hơi chướng bụng làm phiền, hãy thử một số mẹo nhỏ sau đây:
- Lấy 30g tỏi đã bóc vỏ và giã nhuyễn trộn với 5g đường phèn cùng với 60ml nước ấm và uống 2 lần trong ngày hoặc bạn nướng 1 củ tỏi rồi đặt lên rốn. Lưu ý để tỏi nướng trong miếng gạc để tránh bỏng da.
- Nếu không có tỏi, bạn có thể thử với quế bằng cách đun sôi 250ml nước và cho thêm nửa thìa cà phê bột quế vào và uống sau bữa ăn. Bạn cũng có thể thử bằng cách cho nửa thìa cà phê bột quế vào ly sữa ấm và uống.
- Ngoài ra, để đối phó với chướng bụng bạn cũng có thể dùng một số loại trà như trà gừng, nước gừng, trà hoa cúc.
- Rượu táo mèo thường được biết đến với công dụng chống và kháng khuẩn. Dùng 1-2 chén rượu táo mờ cũng bữa ăn có thể giúp bạn đẩy lùi chứng đầy hơi khó chịu.
- Bạn có thể thử lấy 1 nắm nhỏ lá ổi rửa sạch, ngâm nước muối trước khi xay nhuyễn để lấy nước và uống ngày 2 lần. Ly nước lá ổi sẽ dễ uống hơn nếu bạn cho thêm một chút mật ong.
- Cháo tía tô cùng với hành hoa ăn nóng cũng có tác dụng hỗ trợ giảm các chứng đầy hơi, khó tiêu, chướng bụng.
- Lá bạc hà cũng có thể giúp bạn vượt qua những cảm giác khó chịu cho chứng đầy hơi mang lại. Bạn chỉ cần lấy lá bạc hà cho vào ly nước đun sôi và uống sau 5 phút.
- Cần tây thường được biết đến với công dụng thanh lọc cơ thể, giải độc và công dụng mới nữa là đẩy lùi chứng đầy hơi và chướng bụng.
- Duy trì thói quen uống 1 ly nước chanh ấm vào mỗi buổi sáng cũng giúp bạn tránh được các chứng đầy hơi, chướng bụng. Ngoài ra, đu đủ và hạt tiêu có tác dụng tốt trong việc chống lại chứng đầy hơi này.
- Massage vùng bụng, tập yoga, dùng túi chường vùng bụng cũng có thể giúp bạn xua đi chứng đầy hơi khó chịu này
- Nếu ngay cả khi bạn đã thực hiện các biện pháp trên kết hợp với việc điều chỉnh lối sống nhưng tình trạng vẫn không tốt hơn, bạn nên đi khám bác sĩ và bắt đầu điều trị bằng thuốc như Simethicone, than hoạt tính hoặc bổ sung lactase.
Trong dân gian để phòng tránh và điều trị chứng chướng bụng đầy hơi một cách hiệu quả, nhanh chóng và lâu dài bạn cần lưu ý:
- Duy trì luyện thể dục, thể thao để cải thiện sức khỏe đường ruột và giải phóng khí dư thừa ra ngoài và ngăn ngừa tình trạng táo bón.
- Tắm nước ấm để giảm đau và căng thẳng ở đường ruột, giúp hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả và điều trị đầy hơi nhanh hơn.
- Hạn chế uống nước ngọt, đồ uống có ga, soda
Về cơ bản những mẹo xử lý đầy hơi, chướng bụng theo cách dân gian khá đơn giản và dễ thực hiện. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý rằng, trong trường hợp đã áp dụng những cách trên nhưng tình trạng không cải thiện, lúc này bạn cần tới bệnh viện để kiểm tra nhằm loại trừ nguyên nhân đến từ bệnh lý.
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.
Thực phẩm bảo vệ sức khỏe CumarGold New - chứa Nano Curcumin
Hỗ trợ giảm đau dạ dày, lành nhanh vết loét
CumarGold New chứa Nano Curcumin và Gừng chuẩn hoá
CumarGold New có sự tổng hoà của Nano Curcumin chuyển giao từ Viện hoá học - Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam với tinh chất gừng chuẩn hoá (nhập khẩu châu Âu) và chiết xuất piperin trong hạt tiêu đen đem đến công dụng:
- Hỗ trợ bảo vệ niêm mạc dạ dày
- Hỗ trợ giảm các triệu chứng của viêm loét dạ dày, tá tràng,
- Hỗ trợ giảm tác dụng của hóa trị, xạ trị.
CumarGold New được khuyến cáo sử dụng cho các trường hợp:
- Người bị viêm loét dạ dày, tá tràng cấp và mạn tính, trào ngược dạ dày thực quản.
- Người có nguy cơ hoặc đang mắc các bệnh ung bướu.
- Người đang và sau điều trị bằnghoá trị hay xạ trị.
Sản phẩm có bán tại các nhà thuốc toàn quốc.
Để tìm điểm bán gần bạn nhất, vui lòng xem TẠI ĐÂY.
Hoặc gọi tổng đài (miễn cước) 18001796.
Thông tin chi tiết về sản phẩm xem tại: https://cumargold.vn/
Lưu ý:không nên dùng cho phụ nữ mang thai, người mẫn cảm với bất cứ thành phần nào của sản phẩm.
Thực phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh
(XNQC số: 00996/2019/ATTP-XNQC)