Vi khuẩn HP có nguy hiểm không?

Vi khuẩn HP dạ dày có tên gọi đầy đủ là Helicobacter pylori. Theo thống kê, khoảng 70% dân số Việt Nam dạ dày có vi khuẩn hp - nguyên nhân chính gây viêm loét dạ dày và tá tràng, nguy hiểm hơn là ung thư dạ dày. Bệnh nhân cần được chẩn đoán và điều trị trước khi bệnh tiến triển nghiêm trọng.

Bài viết này được viết dưới sự hướng dẫn chuyên môn của bác sĩ Nguyễn Huyền Nhung, chuyên ngành Nội tiêu hóa, tại Bệnh viện đa khoa quốc tế Vinmec Hải Phòng.

1. Vi khuẩn HP là gì?

Vi khuẩn HP (Helicobacter pylori) là loại vi khuẩn sống trong dạ dày. Để có thể tồn tại, vi khuẩn hp dạ dày sẽ tiết ra một loại enzyme có tên Urease để trung hòa với độ acid trong dạ dày. Vi khuẩn HP xâm chiếm dạ dày và gây viêm dạ dày mãn tính, viêm teo niêm mạc dạ dày, đây là những thay đổi ban đầu trước khi bệnh tiến triển thành ung thư dạ dày.  

Đa số người nhiễm vi khuẩn HP dạ dày không có triệu chứng lâm sàng dù đã bị viêm dạ dày mãn tính. Tổn thương thường gặp khi nhiễm H.pylori là viêm loét dạ dày, tá tràng và ung thư dạ dày.

2. Vi khuẩn HP dạ dày lây qua đường nào?

Vi khuẩn này có khả năng lây lan từ người này sang người khác và thường khó nhận biết các triệu chứng của bệnh. Thông thường, vi khuẩn HP lây lan qua ba con đường chính:

  • Lây qua đường miệng - miệng: Đây là con đường chủ yếu của vi khuẩn HP, có thể lây từ tiếp xúc trực tiếp với nước bọt của người bệnh hoặc qua dịch dạ dày, răng miệng. Do đó, nếu trong gia đình có người nhiễm vi khuẩn HP thì nguy cơ lây nhiễm cho các thành viên khác là rất cao.
  • Đường phân - miệng: Vi khuẩn HP từ phân người bị thải ra môi trường (sông, hồ) sau đó nhiễm vào nguồn nước và lây lan rộng trong cộng đồng. Thói quen ăn uống đồ sống, tái cũng có thể tăng nguy cơ nhiễm vi khuẩn HP

Trắc nghiệm: Làm thế nào để bảo vệ lá gan khỏe mạnh?

Làm test trắc nghiệm kiểm tra hiểu biết về gan có thể giúp bạn nhận thức rõ vai trò quan trọng của gan, từ đó có các biện pháp bảo vệ gan để phòng ngừa bệnh tật.

Vi khuẩn HP là nguyên nhân gây biến chứng ung thư dạ dày.
Vi khuẩn HP là nguyên nhân gây biến chứng ung thư dạ dày.

3. Vi khuẩn HP dạ dày có nguy hiểm không?

Mọi các đối tượng đều có nguy cơ mắc phải vi khuẩn HP dạ dày. Ước tính khoảng 50% dân số trên thế giới hiện nay nhiễm vi khuẩn HP. Tuy nhiên, tỷ lệ mắc bệnh có thể thay đổi dựa trên nhiều yếu tố như độ tuổi, thói quen sinh hoạt, điều kiện sống và vùng địa lý.

Trẻ nhỏ là một trong những đối tượng có nguy cơ nhiễm vi khuẩn HP cao do thói quen ăn hôn môi trẻ hoặc mớm thức ăn cho trẻ. Dù tỷ lệ nhiễm bệnh ở trẻ nhỏ khá cao nhưng triệu chứng không rõ ràng và không có biến chứng trên đường tiêu hóa khiến việc nhận biết bệnh trở nên khó khăn.

4. Cách nhận biết khi dạ dày có vi khuẩn HP

Các triệu chứng do vi khuẩn HP gây ra thường phát triển một cách thầm lặng và không rõ ràng, đồng thời khó nhận biết. Thông thường khi nhiễm bệnh, người bệnh có thể gặp những triệu chứng như đau bụng ở vùng thượng vị, khó tiêu, đầy hơi và rối loạn phân. Nếu thường xuyên gặp những dấu hiệu này, người bệnh nên đến các cơ sở y tế uy tín để được kiểm tra và chẩn đoán chính xác nhất.

Hiện nay, để phát hiện vi khuẩn HP dạ dày, các bác sĩ thường sử dụng các phương pháp sau:

  • Phương pháp xâm lấn: Bác sĩ thực hiện nội soi dạ dày và tá tràng để đánh giá tình trạng viêm loét, viêm teo niêm mạc hay các tổn thương ung thư, tiền ung thư để theo dõi và điều trị kịp thời. Sau khi nội soi, bác sĩ sẽ lấy mẫu sinh thiết để thực hiện các kiểm tra như test urease nhanh, sinh thiết mô bệnh học hoặc nuôi cấy vi khuẩn.
  • Phương pháp không xâm lấn: Bác sĩ sử dụng các phương pháp không cần xâm lấn để xác định vi khuẩn HP mà không cần thực hiện nội soi dạ dày, tá tràng. Các phương pháp này bao gồm test hơi thở, xét nghiệm phân để phát hiện vi khuẩn HP và xét nghiệm máu để tìm kháng thể chống lại vi khuẩn HP. Tuy nhiên, phương pháp xét nghiệm máu phát hiện vi khuẩn HP không phản ánh được tình trạng nhiễm HP tại thời điểm xét nghiệm nên chỉ có giá trị trong sàng lọc cộng đồng, không dùng trong chẩn đoán bệnh và theo dõi cho người bệnh sau dùng thuốc điều trị HP.

Nhiễm vi khuẩn HP dạ dày trong thời gian dài sẽ đe dọa lớn đến sức khỏe người bệnh.
Nhiễm vi khuẩn HP dạ dày trong thời gian dài sẽ đe dọa lớn đến sức khỏe người bệnh.

5. Những biến chứng nguy hiểm khi dạ dày có vi khuẩn HP

Vi khuẩn HP gây ra nhiều bệnh lý như viêm dạ dày cấp tính, viêm dạ dày mãn tính, viêm loét dạ dày tá tràngung thư dạ dày. Các thống kê dưới đây sẽ giúp giải đáp câu hỏi về tính nguy hiểm của vi khuẩn HP:

  • 90 - 95% trường hợp loét tá tràng có liên hệ với vi khuẩn HP.
  • Trên 70% bệnh nhân loét dạ dày nhiễm vi khuẩn HP dạ dày.
  • Hơn 50% người gặp vấn đề khó tiêu không loét nhiễm vi khuẩn HP.
  • Khoảng 90% các ca ung thư dạ dày đều liên quan đến vi khuẩn HP.

Vi khuẩn HP là một trong những nguyên nhân chính gây ra ung thư dạ dày. Tuy nhiên, ngoài vi khuẩn HP, còn có nhiều yếu tố khác như di truyền, môi trường và tương tác giữa vi khuẩn HP và cơ thể người nhiễm. Phát hiện nhiễm vi khuẩn HP dạ dày thông qua test hơi thở và sàng lọc sớm ung thư dạ dày bằng nội soi rất cần thiết để chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Mặc dù tỷ lệ tiến triển thành ung thư từ vi khuẩn HP không cao, nhưng bệnh vẫn đe dọa sức khỏe của người bệnh. Đặc biệt, người có tiền sử về vấn đề tiêu hóa hoặc có người thân từng mắc vi khuẩn HP nên chủ động phòng tránh và điều trị. Phát hiện sớm vi khuẩn HP giúp quá trình điều trị hiệu quả hơn.

6. Phương pháp điều trị vi khuẩn HP dạ dày

Điều trị vi khuẩn HP dạ dày tập trung vào mục tiêu loại bỏ vi khuẩn gây bệnh, chữa lành niêm mạc dạ dày và ngăn vết loét tái phát, đặc biệt là giảm nguy cơ phát triển ung thư. Người bệnh cần 1-2 tuần để thấy các phương pháp điều trị bắt đầu phát huy hiệu quả.

6.1 Điều trị thuốc cho vi khuẩn HP dạ dày

Trị nhiễm vi khuẩn HP thường yêu cầu sử dụng ít nhất hai loại kháng sinh khác nhau cùng một lúc. Các loại thuốc bao gồm:

  • Thuốc ức chế bơm proton (PPI) như omeprazole, esomeprazole, lansoprazole, pantoprazole, giúp giảm sản xuất axit trong dạ dày.
  • Bismuth subsalicylat bao phủ và bảo vệ vết loét khỏi axit dạ dày, thường kết hợp với kháng sinh để tiêu diệt vi khuẩn HP.
  • Thuốc kháng sinh như amoxicillin, clarithromycin, metronidazole hoặc tinidazol, tetracycline, levofloxacin.

Cần lưu ý rằng, thuốc có thể gây tác dụng phụ như buồn nôn, nôn mửa, đau bụng, thay đổi vị giác tạm thời... Người bệnh nên tuân thủ đúng chỉ định của bác sĩ để tránh tình trạng kháng thuốc.

Sau ít nhất bốn tuần điều trị, người bệnh cần thực hiện xét nghiệm lại để đánh giá hiệu quả. Nếu vi khuẩn vẫn còn tồn tại, điều trị đợt hai có thể được đề xuất với ít nhất một loại thuốc kháng sinh khác.

6.2 Phương pháp điều trị tại nhà cho vi khuẩn HP dạ dày

Hiệu quả điều trị vi khuẩn HP dạ dày không chỉ phụ thuộc vào bác sĩ mà còn vào lối sống của người bệnh. Để điều trị hiệu quả và giảm nguy cơ tái phát, người bệnh nên:

  • Ngủ đủ giấc và giảm căng thẳng.
  • Hạn chế tiêu thụ bia rượu, cà phê, nước có gas, chất kích thích.
  • Bổ sung rau củ và thực phẩm chứa lợi khuẩn như sữa chua, kim chi.
  • Hạn chế thực phẩm chiên rán, cay nóng, chứa nhiều axit.
  • Tránh tự ý sử dụng thuốc giảm đau, đặc biệt là NSAID.

Nếu cần sử dụng thuốc giảm đau, người bệnh nên thảo luận với bác sĩ để được hỗ trợ.

7. Cách phòng ngừa vi khuẩn HP dạ dày

Hiện nay, vẫn chưa có vacxin phòng ngừa vi khuẩn HP được phát triển. Để bảo vệ bản thân khỏi vi khuẩn này, chúng ta có thể tuân thủ các biện pháp sau:

  • Rửa tay thường xuyên, đặc biệt là khi chuẩn bị thức ăn, trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.
  • Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm bằng cách tiêu thụ thực phẩm có nguồn gốc rõ ràng, hạn chế ăn ngoài hàng quán và không ăn thực phẩm ôi thiu, hỏng.
  • Duy trì vệ sinh trong quá trình chế biến thức ăn bằng cách sử dụng nguồn nước sạch và dụng cụ nhà bếp sạch sẽ.
  • Chế biến thức ăn đảm bảo ăn chín và uống nước sôi.
  • Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng bao gồm carbohydrate, chất béo, protein, vitamin, khoáng chất và nước.
  • Tập thể dục thường xuyên để tăng cường hệ miễn dịch và thúc đẩy quá trình thải độc, bao gồm cả vi khuẩn HP.
  • Giữ tinh thần thoải mái, tránh căng thẳng tâm lý.
  • Thăm khám tiêu hóa định kỳ để phát hiện sớm các vấn đề liên quan đến dạ dày.
  • Chủ động bảo vệ bản thân khi sống chung với người mắc bệnh vi khuẩn HP. 

Xây dựng thói quen ăn uống lành mạnh giúp ngăn ngừa vi khuẩn HP dạ dày.
Xây dựng thói quen ăn uống lành mạnh giúp ngăn ngừa vi khuẩn HP dạ dày.

Dù không có tác dụng phòng bệnh, việc duy trì một lối sống lành mạnh bao gồm không hút thuốc, kiểm soát căng thẳng, hạn chế uống rượu và tiêu thụ các thực phẩm cay nóng cũng giúp làm lành vết loét, giảm đau và ngăn ngừa các biến chứng.

8. Một số câu hỏi thường gặp khi vi khuẩn HP dạ dày

8.1. Dạ dày có vi khuẩn HP có thể tự khỏi không?

Vi khuẩn HP dạ dày không thể tự khỏi hoàn toàn mà không được điều trị. Các biện pháp tự chăm sóc tại nhà chỉ nhằm giảm đau và giảm các triệu chứng ngay lập tức. Người bệnh cần tuân theo phác đồ điều trị của bác sĩ, sử dụng thuốc theo hướng dẫn đúng, và kết hợp với lối sống khoa học để tiêu diệt vi khuẩn một cách triệt để và ngăn ngừa tái phát.

8.2. Vi khuẩn HP dạ dày có tái phát không?

Khả năng vi khuẩn HP dạ dày tái phát rất cao và có thể xảy ra dưới hai hình thức:

  • Tái nhiễm: Điều này xảy ra khi đã điều trị thành công và khỏi hoàn toàn, sau đó, người bệnh lại nhiễm phải vi khuẩn HP mới.
  • Tái phát: Sau khi sử dụng thuốc, lượng vi khuẩn HP giảm đến mức không thể phát hiện nhưng sau một thời gian do một số nguyên nhân, vi khuẩn lại tăng lên và có thể được phát hiện thông qua các xét nghiệm.

Nguyên nhân của sự tái phát viêm loét dạ dày do vi khuẩn HP có thể là do người bệnh không tuân thủ các lời khuyên của bác sĩ hoặc có lối sống không lành mạnh, không khoa học.

8.3. Phương pháp xét nghiệm máu để phát hiện vi khuẩn HP dạ dày có đáng tin cậy không?

Khi mắc bệnh HP, cơ thể sẽ sản xuất kháng thể trong máu để chống lại vi khuẩn. Do đó, việc kiểm tra kháng thể kháng HP trong máu có thể giúp xác định liệu người bệnh có nhiễm vi khuẩn hay không. Tuy nhiên, phương pháp này có tỷ lệ kết quả dương tính giả cao hơn so với các phương pháp khác như xét nghiệm phân, kiểm tra hơi thở hoặc nội soi.  

Nguyên nhân là vì kháng thể kháng HP vẫn có thể xuất hiện trong máu ngay cả khi vi khuẩn không nằm trong dạ dày mà ở các phần khác như ruột, xoang mũi, hay khoang miệng; hoặc trong trường hợp các bệnh nhân đã được điều trị thành công và không còn vi khuẩn HP trong dạ dày nhưng các kháng thể vẫn tiếp tục tồn tại trong máu sau nhiều tháng đến 1,5 năm.

Bệnh vi khuẩn HP có thể được điều trị. Do đó, quan trọng là người bệnh nên đi khám bác sĩ ngay khi phát hiện các dấu hiệu của bệnh để có điều trị kịp thời và tránh nguy cơ phát triển biến chứng nguy hiểm.

Tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec sử dụng đồng vị carbon 13C trong test hơi thở chẩn đoán vi khuẩn H. pylori với loại máy ưu việt hàng đầu có gắn 02 túi khí, vừa cho giá trị chẩn đoán rất cao (> 95%) vừa đảm bảo an toàn cho người bệnh.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng. 

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe CumarGold New - chứa Nano Curcumin

Hỗ trợ giảm đau dạ dày, lành nhanh vết loét

Cumargold New

CumarGold New chứa Nano Curcumin và Gừng chuẩn hoá

CumarGold New có sự tổng hoà của Nano Curcumin chuyển giao từ Viện hoá học - Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam với tinh chất gừng chuẩn hoá (nhập khẩu châu Âu) và chiết xuất piperin trong hạt tiêu đen đem đến công dụng:

  • Hỗ trợ bảo vệ niêm mạc dạ dày
  • Hỗ trợ giảm các triệu chứng của viêm loét dạ dày, tá tràng,
  • Hỗ trợ giảm tác dụng của hóa trị, xạ trị.

CumarGold New được khuyến cáo sử dụng cho các trường hợp:

  • Người bị viêm loét dạ dày, tá tràng cấp và mạn tính, trào ngược dạ dày thực quản.
  • Người có nguy cơ hoặc đang mắc các bệnh ung bướu.
  • Người đang và sau điều trị bằnghoá trị hay xạ trị.

Sản phẩm có bán tại các nhà thuốc toàn quốc.

Để tìm điểm bán gần bạn nhất, vui lòng xem TẠI ĐÂY.

Hoặc gọi tổng đài (miễn cước) 18001796.

Thông tin chi tiết về sản phẩm xem tại: https://cumargold.vn/

Lưu ý:không nên dùng cho phụ nữ mang thai, người mẫn cảm với bất cứ thành phần nào của sản phẩm.

Thực phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

(XNQC số: 00996/2019/ATTP-XNQC)

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe