Bị tiêu chảy nên ăn gì đang trở thành một vấn đề của nhiều bệnh nhân khi mắc các vấn đề về đường ruột và hệ tiêu hoá nói chung, hay cụ thể hơn là việc chọn lọc các thực phẩm hàng ngày trong thời gian bị bệnh. Vậy, đâu là những thực phẩm được khuyên dùng và chế độ dinh dưỡng như thế nào là hợp lý cho những người bị tiêu chảy?
Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi BSCKI Lê Hữu Đồng - Trưởng khoa Khám bệnh & Nội khoa, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Nha Trang.
1. Người bị tiêu chảy nên ăn gì?
Khi bị tiêu chảy mà ăn phải các thực phẩm khó tiêu, hệ tiêu hoá của người bệnh sẽ khó hấp thụ các chất dinh dưỡng và làm trầm trọng thêm tình trạng tiêu chảy của người bệnh. Vậy, tiêu chảy nên ăn gì?
Các thực phẩm mà người bị tiêu chảy nên ăn bao gồm:
- Tinh bột: Gạo, bột gạo, khoai tây và cà rốt.
- Đạm: Thịt gà, thịt nạc, dầu thực vật
- Trái cây: Chuối, ổi chín, táo, hồng xiêm…
Chuối là một loại trái cây mềm, dễ tiêu hoá nên có thể làm dịu bao tử ngay lập tức. Ngoài ra, chuối cũng chứa nhiều kali, giúp cơ thể bổ sung các chất điện giải cần thiết. Bên cạnh đó, táo là loại trái cây chứa nhiều chất xơ hoà tan pectin và rất dễ tiêu hoá. Không chỉ vậy, táo còn giúp cơ thể bổ sung một lượng đường tự nhiên nhanh chóng. Tiêu thụ từ 2-3 quả táo mỗi ngày sẽ giúp giảm tình trạng tiêu chảy.
Các thực phẩm giàu tinh bột như gạo trắng có hàm lượng chất xơ thấp, vì thế hệ tiêu hoá không phải hoạt động quá nhiều. Các thực phẩm chứa tinh bột là một câu trả lời cho vấn đề bị tiêu chảy nên ăn gì, vì tinh bột sẽ giúp điều hoà lại cơ chế hoạt động của hệ tiêu hoá.
Bánh mì nướng cũng là một thực phẩm có tác dụng ngăn các triệu chứng tiêu chảy. Tinh bột trong bánh mì nướng giúp bổ sung năng lượng cho cơ thể và đồng thời làm chậm quá trình tiêu hoá của dạ dày.
Tuy nhiên, gạo nâu lại là loại gạo có nhiều chất xơ và cần tránh sử dụng cho người bị tiêu chảy.
Sữa chua cũng được biết đến là một thực phẩm chữa trị tiêu chảy hiệu quả. Sữa chua có chứa các lợi khuẩn (probiotic), giúp bao tử dễ chịu và góp phần tiêu diệt vi khuẩn xấu. Tuy nhiên, người bị tiêu chảy nặng cần lưu ý khi sử dụng sữa chua. Tốt nhất, hãy hỏi trước ý kiến bác sĩ trước khi tiêu thụ.
Bên cạnh việc tìm hiểu bị tiêu chảy nên ăn gì, người bệnh cũng cần phải bổ sung đủ nước cho cơ thể. Khi người bệnh bị tiêu chảy, cơ thể sẽ rất dễ gặp tình trạng mất nước. Nếu mất nước kéo dài có thể khiến cơ thể mệt mỏi và suy kiệt.
Người bệnh cũng cần chú ý chất lượng của nguồn nước, tốt nhất là sử dụng nước lọc. Ngoài ra, bệnh nhân có thể kết hợp thêm nước chanh và nước trái cây pha loãng. Các loại nước này sẽ bổ sung natri, kali và các khoáng chất hay chất điện giải cho cơ thể.
Một vài loại trà cũng được bác sĩ khuyến nghị dùng cho bệnh nhân đang bị tiêu chảy. Có thể kể đến như trà vỏ cam và trà hoa cúc. Trong trà hoa cúc có chứa tanin, giúp giảm co thắt ruột và qua đó hỗ trợ điều trị tiêu chảy, viêm đường ruột. Trà vỏ cam cũng được cho là có tác dụng làm sạch vi khuẩn trong dạ dày, thích hợp cho người đang bị tiêu chảy. Đây cũng là một câu trả lời phù hợp cho vấn đề bị tiêu chảy nên ăn gì và uống gì.
Hải sản, thịt tươi sống, thịt bò và các loại rau nhiều chất xơ là những thực phẩm mà người bị tiêu chảy cần tránh. Đây là các thực phẩm có thể làm trầm trọng thêm tình trạng rối loạn đường ruột ở người bệnh.
2. Chế độ dinh dưỡng cho người mắc bệnh tiêu chảy
Sau khi đã biết câu trả lời cho vấn đề bị tiêu chảy nên ăn gì, nhiều người bệnh vẫn không thể điều trị dứt điểm tình trạng tiêu chảy. Nguyên nhân rất có thể là vì bệnh nhân chưa có một chế độ ăn uống khoa học phù hợp với thể trạng hiện tại.
Khi xây dựng chế độ dinh dưỡng cho người bị tiêu chảy, cần tuân theo một số nguyên tắc như sau:
- Có thực phẩm bù nước và chất điện giải cho cơ thể. Để bù nước và các chất điện giải, bệnh nhân bị tiêu chảy nên bổ sung nước gạo rang, nước cơm, nước ép và nước khoáng.
- Chế độ ăn nên tăng dần về khối lượng. Bệnh nhân có thể chuyển thức ăn lỏng sang thức ăn đặc một cách tịnh tiến. Cụ thể, trong thời gian đầu, người bệnh có thể chọn súp, cháo lỏng. Sau đó, bệnh nhân có thể tiêu thụ ngũ cốc, bột, khoai lang nghiền, thịt nạc băm…
- Tránh các thực phẩm dễ lên men, thực phẩm sinh ra hơi trong ruột và khó hấp thu. Có thể kể đến các thực phẩm như trứng, phô mai, rau có nhiều xơ và thịt mỡ.
- Chú ý vào thời điểm ăn uống. Tuỳ thuộc theo tình trạng bệnh, bác sĩ và người nhà của bệnh nhân có thể sắp xếp giờ ăn hợp lý và bổ sung đủ chất cho người bệnh. Bên cạnh đó, cần hạn chế tình trạng bệnh nhân bỏ bữa vì có thể khiến bệnh trở nên trầm trọng hơn.
Tóm lại, bị tiêu chảy ăn gì là thông tin người bệnh cần nắm rõ. Chọn lựa thực phẩm đúng cách có thể giúp giảm triệu chứng và hỗ trợ quá trình hồi phục nhanh hơn. Tập trung vào các thực phẩm nhẹ nhàng như gạo trắng, chuối, táo và bánh mì nướng, đồng thời tránh xa các thực phẩm khó tiêu hóa, nhiều dầu mỡ và các sản phẩm từ sữa. Đừng quên bổ sung đủ nước để tránh mất nước và duy trì cân bằng điện giải. Nếu tình trạng tiêu chảy kéo dài hoặc trở nên nghiêm trọng, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn và điều trị kịp thời. Chăm sóc cơ thể đúng cách sẽ giúp nhanh chóng vượt qua tình trạng khó chịu này và trở lại cuộc sống bình thường.
Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec đã và đang cung cấp các dịch vụ tiêm chủng với nhiều loại vaccine đa dạng dành cho nhiều đối tượng khác nhau từ trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ, người lớn, phụ nữ trước và trong lúc mang thai. Trong đó, có hai loại vaccine phòng tiêu chảy do virus Rota bao gồm:
- Vaccine Rotarix được sản xuất bởi GSK tại Bỉ.
- Vaccine Rotateq, sản xuất bởi công ty MSD tại Hoa Kỳ.
Ngoài ra, những ưu điểm khi viêm vaccine tại Vinmec bao gồm:
- Đội ngũ các bác sĩ và điều dưỡng nhi chuyên nghiệp, giàu kinh nghiệm, hiểu tâm lý trẻ và áp dụng các phương pháp giảm đau hiệu quả cho trẻ trong quá trình tiêm chủng.
- 100% bệnh nhân khi tiêm chủng tại Vinmec được theo dõi 30 phút sau khi tiêm và đánh giá lại sức khoẻ trước khi ra về.
- Được theo dõi đa khoa trước, trong và sau khi tiến hành tiêm chủng tại Hệ thống y tế Vinmec. Bên cạnh đó, luôn có đội ngũ cấp cứu sẵn sàng phối hợp với phòng tiêm chủng nhằm xử lý các trường hợp sống phản vệ, suy hô hấp - ngừng tuần hoàn. Qua đó, đảm bảo xử lý kịp thời và đúng phác đồ khi có sự cố xảy ra.
- Vaccine được nhập khẩu và bảo quản lạnh tại hệ thống kho lạnh hiện đại, dây chuyển bảo quản lạnh đạt tiêu chuẩn GSP. Từ đó, vaccine được giữ trong điều kiện tốt nhất và đảm bảo được chất lượng.
Người bệnh cũng được các bác sĩ chuyên khoa thăm khám và sàng lọc đầy đủ các vấn đề về thể trạng và sức khoẻ, tư vấn vaccine phòng bệnh và phác đồ tiêm, cách theo dõi cũng như chăm sóc sau tiêm chủng trước khi ra chỉ định tiêm vaccine theo khuyến cáo mới nhất của Bộ Y tế và Tổ chức Y tế thế giới nhằm đảo bảo hiệu quả tốt nhất và an toàn nhất cho trẻ.
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.