Triệu chứng trẻ bị tiêu chảy cấp do Rotavirus

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ chuyên khoa I Trần Thanh Phước - Trung tâm Nhi - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City.

Rotavirus là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tiêu chảy cấp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Triệu chứng bệnh Rotavirus thường xuất hiện đột ngột, nếu không được xử lý kịp thời có thể dẫn đến mất nước, rối loạn điện giải đe dọa tính mạng của trẻ.

1. Bệnh tiêu chảy do virus rota ở trẻ em

Không chỉ ở Việt Nam mà ngay cả trên toàn thế giới, Rotavirus cũng là một trong những tác nhân nguy hiểm gây bệnh tiêu chảy ở trẻ nhỏ. Hầu hết trẻ em trong độ tuổi từ 2 - 3 tuổi đều có ít nhất một lần nhiễm rotavirus. Virus Rota có 4 tuýp: A, B, C, D trong đó tuýp A là tuýp hay gặp nhất.

Tiêu chảy do virus rota gây khó chịu cho cả trẻ nhỏ và phụ huynh. Bệnh có thể tự điều trị tại nhà, tuy nhiên, trong trường hợp mất nước nghiêm trọng thì cần phải đưa trẻ đến bệnh viện để truyền dịch. Khi mắc tiêu chảy cấp do Rotavirus gây ra tình trạng mất nước , rối loạn điện giải ,nguy cơ cao dẫn đến tử vong.

Rotavirus có thể dễ dàng lây truyền qua đường phân - miệng, theo đường hô hấp. Trẻ em có thể nhiễm cả trước và sau khi bị ốm kèm theo tiêu chảy.

2. Triệu chứng bệnh rotavirus

Sau khi trẻ nhiễm virus rota khoảng 1 - 2 ngày, trẻ có thể bắt đầu xuất hiện các triệu chứng bệnh rotavirus. Một số trường hợp có thể ủ bệnh lâu hơn, kéo dài từ 4 - 7 ngày. Các triệu chứng của tiêu chảy cấp do Rotavirus bao gồm:

  • Nôn mửa
  • Tiêu chảy
  • Đi phân lỏng toàn nước
  • Sốt nhẹ
  • Đau bụng
  • Quấy khóc
  • Ho
  • Chảy nước mũi
  • Mệt mỏi.

Trẻ nhiễm virus rota có thể nôn ói trong khoảng 6 - 12 giờ rồi mới bắt đầu xuất hiện tiêu chảy. Tình trạng nôn mửa kéo dài khoảng 2 - 3 ngày. Thời gian đầu trẻ nôn rất nhiều, mức độ nôn giảm dần khi bắt đầu bị tiêu chảy.

Phân lỏng toàn nước, có thể có màu xanh như dưa cải hay xuất hiện đờm, nhớt. Tiêu chảy do virus Rota thì phân sẽ không có máu, đây là đặc điểm quan trọng để chẩn đoán phân biệt với ỉa chảy do vi khuẩn. Tiêu chảy sẽ ngày càng tăng dần trong vài ngày rồi mới bắt đầu giảm. Quá trình tiêu chảy diễn ra trong khoảng từ 3 - 9 ngày.

Thời gian tiêu chảy kéo dài, vừa nôn vừa tiêu chảy, cơ thể khó chịu bú kém, ăn kém khiến trẻ dễ bị mất nước. Cần bổ sung đủ nước và chất điện giải cho trẻ. Nếu bị thiếu nước và mất muối trầm trọng có thể dẫn đến trụy mạch đe dọa trực tiếp tính mạng của trẻ. Các triệu chứng của mất nước bao gồm: liên tục khát nước, môi khô, da khô, lưỡi khô, tiểu ít, quấy khóc.

Tuy tiêu chảy cấp do virus Rota có thể điều trị tại nhà nhưng nếu có các dấu hiệu nghiêm trọng cần đưa trẻ đến ngay bệnh viện để kiểm tra. Cần đến gặp bác sĩ khi trẻ có các dấu hiệu sau đây:

  • Tiêu chảy nặng
  • Phân có chứa máu
  • Nôn mửa liên tục quá 3 giờ đồng hồ
  • Sốt cao trên 39 độ
  • Quấy khóc không thể dỗ
  • Mê man
  • Kích thích
  • Có dấu hiệu của tình trạng mất nước

Tiêu chảy cấp do Rotavirus không những khiến trẻ khó chịu mà còn có nguy cơ ảnh hưởng trực tiếp tới tính mạng của trẻ. Cách tốt nhất là chủ động phòng tránh bệnh bằng cách chủng ngừa vắc xin. Hiện nay, có 2 loại vắc-xin phòng tiêu chảy do Rota đang được sử dụng rộng rãi, bao gồm: Vắc-xin Rotarix được sản xuất tại Bỉ và Vắc-xin Rotateq được sản xuất tại Mỹ. Hai loại vắc-xin này đều được sản xuất bởi các công ty dược lớn trên thế giới và được đánh giá cao về hiệu quả chủng ngừa.

Vắc xin Rotarix (Bỉ): uống 2 liều; liều đầu tiên uống vào lúc 6 tuần tuổi và sau 4 tuần uống liều tiếp theo. Nên cho trẻ uống vắc xin Rota virus trước 24 tuần tuổi.

Vắc xin Rotateq (Mỹ): uống 3 liều; liều đầu tiên trong khoảng 7-12 tuần tuổi, hai liều còn lại cách nhau một tháng, liều thứ 3 phải kết thúc trước tuần thứ 32


Tiêu chảy cấp do Rotavirus khiến trẻ khó chịu và có nguy cơ ảnh hưởng trực tiếp tới tính mạng của trẻ
Tiêu chảy cấp do Rotavirus khiến trẻ khó chịu và có nguy cơ ảnh hưởng trực tiếp tới tính mạng của trẻ

Chủ động phòng tránh tiêu chảy cấp do virus Rota bằng cách chủng ngừa vắc-xin
Chủ động phòng tránh tiêu chảy cấp do virus Rota bằng cách chủng ngừa vắc-xin

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec cung cấp dịch vụ tiêm phòng với đa dạng các loại vắc-xin, phục vụ nhu cầu tiêm phòng của nhiều đối tượng khác nhau như sau:

  • Khách hàng sẽ được các bác sĩ chuyên khoa thăm khám, sàng lọc đầy đủ các vấn đề về thể trạng và sức khỏe, tư vấn về vắc - xin phòng bệnh và phác đồ tiêm, cách theo dõi và chăm sóc sau tiêm chủng trước khi ra chỉ định tiêm vắc-xin theo khuyến cáo mới nhất của Bộ Y tế & Tổ chức Y tế thế giới nhằm đảm bảo hiệu quả tốt nhất và an toàn nhất cho khách hàng.
  • Đội ngũ bác sĩ và điều dưỡng giàu kinh nghiệm, chuyên nghiệp, hiểu tâm lý và áp dụng cách giảm đau hiệu quả trong quá trình tiêm chủng.
  • Khách hàng sẽ được các bác sĩ chuyên khoa thăm khám, sàng lọc đầy đủ các vấn đề về thể trạng và sức khỏe, tư vấn về vắc - xin phòng bệnh và phác đồ tiêm, cách theo dõi và chăm sóc sau tiêm chủng trước khi ra chỉ định tiêm vắc-xin theo khuyến cáo mới nhất của Bộ Y tế & Tổ chức Y tế thế giới nhằm đảm bảo hiệu quả tốt nhất và an toàn nhất cho khách hàng.
  • 100% khách hàng tiêm chủng được theo dõi 30 phút sau tiêm và đánh giá lại sức khỏe trước khi ra về.
  • Được theo dõi đa khoa trước, trong và sau tiêm chủng tại Hệ thống y tế Vinmec và luôn có ekip cấp cứu sẵn sàng phối hợp với phòng tiêm chủng xử trí các trường hợp sốc phản vệ, suy hô hấp – ngừng tuần hoàn, đảm bảo xử lý kịp thời, đúng phác đồ khi có sự cố xảy ra.
  • Phòng tiêm chủng thoáng mát, có khu chơi, giúp trẻ có cảm giác thoải mái như đang dạo chơi và có tâm lý tốt trước và sau khi tiêm chủng.
  • Vắc-xin được nhập khẩu và bảo quản tại hệ thống kho lạnh hiện đại, với dây chuyền bảo quản lạnh (Cold chain) đạt tiêu chuẩn GSP, giữ vắc-xin trong điều kiện tốt nhất để đảm bảo chất lượng.
  • Bố mẹ sẽ nhận tin nhắn nhắc lịch trước ngày tiêm và thông tin tiêm chủng của bé sẽ được đồng bộ với hệ thống thông tin tiêm chủng Quốc gia.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Nguồn tham khảo: Cục Y tế dự phòng - Bộ Y tế

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe