Rào cản đối với tầm soát ung thư đại trực tràng do Covid-19

Bài viết của Thạc sĩ, Bác sĩ Mai Viễn Phương - Bác sĩ nội soi tiêu hóa - Khoa Khám bệnh & Nội khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park.

Ung thư đại trực tràng (CRC) được chẩn đoán nhiều thứ ba và gây tử vong cao thứ hai trên toàn thế giới. Việc áp dụng phương pháp tầm soát ung thư đại trực tràng đã cải thiện về tỷ lệ mắc bệnh và tử vong. Tuy nhiên, khi đại dịch bệnh do coronavirus 2019 (COVID-19) bắt đầu xảy ra, nguồn lực chăm sóc sức khỏe bị thu hẹp khỏi các dịch vụ tầm soát ung thư đại trực tràng, khiến lượng bệnh nhân đang chờ xét nghiệm sàng lọc tồn đọng.

Điều này có thể có ảnh hưởng đáng kể đến tỷ lệ tử vong do ung thư đại trực tràng, vì việc sàng lọc chậm trễ có thể dẫn đến ung thư giai đoạn cuối khi chẩn đoán. Các chiến lược để khắc phục sự gián đoạn liên quan đến COVID-19 bao gồm sử dụng xét nghiệm ung thư dựa trên phân, phát triển quy trình sàng lọc dựa trên các yếu tố nguy cơ cá nhân, mở rộng sức khỏe từ xa và tăng khả năng tiếp cận mở nội soi.

1. Tần suất ung thư đại trực tràng

Ung thư đại trực tràng (CRC), bao gồm ung thư ruột kết và trực tràng, là dạng ung thư được chẩn đoán nhiều thứ ba trên toàn cầu. Nó bao gồm hơn 10% tất cả các chẩn đoán ung thư, ước tính khoảng 1,9 triệu ca chẩn đoán ung thư đại trực tràng vào năm 2020. Về tỷ lệ tử vong, ung thư đại trực tràng đứng hàng thứ hai trong số các bệnh ung thư gây tử vong nhiều nhất trên toàn thế giới. Nó gây ra hơn 900000 ca tử vong hàng năm, thường là do chẩn đoán ở các giai đoạn lâm sàng tiên tiến.

Cụ thể, ở Hoa Kỳ, có 147950 ca chẩn đoán ung thư đại trực tràng dự kiến ​​cho năm 2020, với 53200 ca tử vong do ung thư đại trực tràng. Các nghiên cứu cho thấy, sự khác biệt đáng kể theo khu vực về tỷ lệ mắc bệnh là do khác biệt về hành vi và lối sống cũng như chênh lệch khả năng tiếp cận tầm soát ung thư đại trực tràng. Sự khác biệt về chủng tộc và kinh tế xã hội trong ung thư đại trực tràng cũng tồn tại, với tỷ lệ mắc cũng như tử vong cao nhất ở người da đen không phải gốc Tây Ban Nha và người Mỹ da đỏ/thổ dân Alaska (AI/ANs), đặc biệt khả năng chẩn đoán ung thư đại trực tràng cao hơn ở những người có tình trạng kinh tế xã hội thấp.

2. Gánh nặng kinh tế của ung thư đại trực tràng

Về gánh nặng kinh tế, dữ liệu Chương trình Giám sát, Dịch tễ học và Kết quả Cuối cùng của Chương trình Medicare năm 2007-2012 cho thấy, mức chi tiêu trung bình 63063 đô la cho mỗi bệnh nhân cho ung thư đại trực tràng. Giai đoạn nâng cao hơn khi chẩn đoán có liên quan đến chi tiêu hàng năm cao hơn. Sự ra đời của việc xét nghiệm tầm soát ung thư đại trực tràng tốt là một động lực chính cho khả năng sống sót cao hơn. Nỗ lực phát hiện sớm và cắt bỏ các polyp cho phép chẩn đoán bệnh trước đây chưa biết. Chẩn đoán này ở giai đoạn sớm và cắt bỏ các polyp tiền ung thư hoặc chưa di căn đã làm giảm tỷ lệ tử vong trong thời gian dài.

Tại Hoa Kỳ, dữ liệu của Chương trình Giám sát, Dịch tễ học và Kết quả Cuối năm 1991-2011 cho thấy, tỷ lệ mắc bệnh giảm 35% với tỷ lệ tử vong giảm 37% liên quan đến các chương trình sàng lọc. Một nghiên cứu về hiệu quả chi phí cho thấy nếu tăng tỷ lệ sàng lọc lên 80%, có thể tránh được nhiều ca tử vong do ung thư đại trực tràng hơn gấp 3 lần với mức chi phí bằng một phần ba chi phí hiện tại.

tầm soát ung thư đại trực tràng
Tầm soát ung thư đại trực tràng tốt là một động lực chính cho khả năng sống sót cao hơn.

3. Tình hình dịch bệnh coronavirus 2019 (COVID-19) trên thế giới

Bệnh do coronavirus 2019 (COVID-19) bắt đầu vào cuối năm 2019, ngày 30 tháng 3 năm 2020, nó đã lan sang 203 quốc gia và đã chính thức tuyên bố một đại dịch toàn cầu. Tính đến ngày 1 tháng 5 năm 2021, có tổng cộng 84474195 trường hợp được xác nhận, với 1848704 trường hợp tử vong trên toàn cầu. 222 quốc gia, khu vực hoặc vùng lãnh thổ khác nhau bị ảnh hưởng với các ca bệnh.

Các tác động ban đầu do COVID-19 là nghiêm trọng do cả sự lây lan truyền nhiễm và thiếu chuẩn bị cũng như dự đoán thích hợp. Tại Hoa Kỳ, đã có sự huy động và phân phối nhanh chóng các nguồn lực chăm sóc sức khỏe hiện có và nỗ lực về khoảng cách xã hội. Xu hướng ở nhiều quốc gia bị ảnh hưởng, chẳng hạn như Ý, Pháp, Vương quốc Anh, Đức và Tây Ban Nha, là đợt bùng phát ban đầu vào tháng 3 năm 2020, tiếp theo là số ca bệnh giảm sau tháng 5 năm 2020. Sau đó, một đợt bùng phát mới của COVID-19 vào khoảng tháng 11 năm 2020, dẫn đến “làn sóng thứ hai”.

4. Các khuyến cáo chung ở các nước

Đại dịch COVID-19 đã tiếp diễn từ tháng 3 năm 2020 đến nay và hậu quả phải được xem xét. Trong thời gian này, bệnh nhân được khuyến cáo tránh đến bệnh viện và khoa cấp cứu không cần thiết. Các đợt thăm khám không khẩn cấp cũng như các thủ tục và phẫu thuật tự chọn đã bị hủy bỏ trong các đợt dịch. Những thay đổi trong việc sử dụng dịch vụ chăm sóc sức khỏe trong thời gian này có thể dẫn đến những ảnh hưởng nghiêm trọng về lâu dài.

Cụ thể, những thách thức mới đã nảy sinh liên quan đến việc phòng ngừa và điều trị ung thư, khi các cuộc phẫu thuật và tầm soát ung thư bị hủy bỏ, kế hoạch điều trị bị gián đoạn. Điều này làm nảy sinh nhiều rào cản đối với việc tầm soát ung thư đại trực tràng, do vậy cần được giải quyết nhanh chóng.

5. Rào cản đối với tầm soát ung thư đại trực tràng do Covid-19

COVID-19 đã gây ra một sự gián đoạn lớn trong việc sử dụng dịch vụ chăm sóc sức khỏe, vì bệnh nhân được khuyến khích tránh bệnh viện và lên lịch lại các buổi khám bệnh không thường xuyên cũng như các thủ tục tự chọn. Để bảo tồn các nguồn lực chăm sóc sức khỏe và hướng chúng tới những nỗ lực chống lại COVID-19, các dịch vụ sàng lọc ung thư cho bệnh nhân đã bị tạm dừng.

Kể từ ngày 12 tháng 3 năm 2020, Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ khuyến nghị hoãn các kế hoạch tầm soát ung thư. Các đơn vị nội soi được khuyến nghị ưu tiên các thủ tục cần thiết và đặc biệt xem xét việc hoãn những thủ tục không khẩn cấp. Việc giảm đáng kể quy trình nội soi này ảnh hưởng lớn đến khối lượng tầm soát ung thư đại trực tràng và có thể ảnh hưởng lâu dài đến các chẩn đoán này. Tại Hoa Kỳ, từ ngày 20 tháng 1 năm 2020 đến ngày 21 tháng 4 năm 2020, tỷ lệ tầm soát ung thư đại trực tràng ước tính đã giảm 85%. Đến ngày 16 tháng 6 năm 2020, tỷ lệ vẫn thấp hơn 36% so với mức COVID-19 trước đó.

6. Sự sụt giảm trong các thủ tục nội soi cũng được phản ánh

Một nghiên cứu cắt ngang phân tích yêu cầu bảo hiểm y tế cho bệnh nhân trên khắp Hoa Kỳ cho thấy, số lượt khám tại phòng khám giảm 68% khi so sánh từ tháng 4 năm 2020 với tháng 4 năm 2019. Trong thời gian này, số lượt khám bệnh từ xa đã tăng 40,81%. Mặc dù sự gia tăng tương đối của y tế từ xa là đáng kể, nhưng sự gia tăng tuyệt đối không bù đắp được việc giảm số lượt khám tại phòng khám.

Điều này có thể chỉ ra rằng, những bệnh nhân có các triệu chứng ung thư không đặc hiệu như mệt mỏi, sụt cân hoặc thay đổi thói quen đi tiêu không chọn trình bày với bác sĩ của họ. Những người trình bày qua tư vấn video hoặc điện thoại có thể đã bỏ sót các chẩn đoán do thiếu khám sức khỏe và bác sĩ không thể sử dụng trực giác của mình.

Bệnh nhân cũng có thể cảm thấy xấu hổ và khó chịu hơn khi bày tỏ lo ngại về các triệu chứng đáng báo động ở dạng y tế từ xa. Khi bệnh nhân xuất hiện các triệu chứng ung thư được phát hiện trong quá trình thăm khám của họ, việc quản lý vẫn có thể bị trì hoãn. Nếu chỉ thực hiện nội soi cấp cứu, bệnh nhân có các triệu chứng gợi ý ung thư đại trực tràng sẽ còn kéo dài thời gian chẩn đoán.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Tài liệu tham khảo

Kadakuntla A, Wang T, Medgyesy K, Rrapi E, Litynski J, Adynski G, Tadros M. Colorectal cancer screening in the COVID-19 era. World J Gastrointest Oncol 2021; 13(4): 238-251 [PMID: 33889276 DOI: 10.4251/wjgo.v13.i4.238]

257 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan