Ung thư thực quản: Nguyên nhân, triệu chứng, tiên lượng bệnh và cách điều trị

Ung thư thực quản xếp vị trí thứ 8 trong danh sách các bệnh ung thư phổ biến trên toàn cầu. Tuy nhiên, loại bệnh này có tiên lượng đặc biệt xấu do các triệu chứng ung thư thực quản thường chỉ được phát hiện khi đã ở giai đoạn muộn - khi khối u đã di căn và tiến triển nghiêm trọng. 

Bài viết này được viết dưới sự hướng dẫn chuyên môn của các bác sĩ thuộc khoa Ung Bướu - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec.

1. Ung thư thực quản là gì?

Ung thư thực quản khởi nguồn từ các tế bào bên trong lòng thực quản. Theo thời gian, khối u ngày càng xâm nhập sâu vào các lớp thành thực quản. Do thực quản không có thanh mạc nên khối u dễ dàng lan rộng sang các cơ quan lân cận.

Các tế bào ung thư tách rời khỏi khối u ban đầu và xâm nhập vào mạch máu hay mạch bạch huyết xung quanh thực quản. Từ đó nhanh chóng di căn sang các hạch ngay từ giai đoạn sớm. Ngoài ra, tế bào ung thư cũng có khả năng di căn xa đến các mô khác trong cơ thể như phổi, gan, xương.

2. Triệu chứng ung thư thực quản là gì?

Ung thư thực quản ở giai đoạn sớm thường không gây ra bất kỳ triệu chứng nào. Khi bệnh tiến triển, các dấu hiệu phổ biến nhất là:

  • Nuốt nghẹn: Bệnh nhân cảm thấy thức ăn bị vướng, mắc kẹt trong thực quản và có thể bị nôn trở ra. Tình trạng nuốt nghẹn ngày càng trầm trọng hơn từ thức ăn đặc đến thức ăn lỏng. Khi xuất hiện triệu chứng ung thư thực quản này thì thường bệnh đã ở giai đoạn muộn. 
Ung thư thực quản có thể gây ra cảm giác nuốt nghẹn, thức ăn vướng trong thực quản
Ung thư thực quản có thể gây ra cảm giác nuốt nghẹn, thức ăn vướng trong thực quản

Nôn: Xảy ra khi tình trạng nuốt nghẹn trở nên rõ rệt. Bệnh nhân có thể nôn trong hoặc ngay sau khi ăn. Chất nôn là thức ăn mới nuốt vào, không lẫn dịch vị và có thể có một ít máu.

Tăng tiết nước bọt: Do nuốt nghẹn, nước bọt không thể đi xuống dạ dày được nên bệnh nhân thường xuyên phải nhổ ra.

Sụt cân: Bệnh nhân suy nhược, gầy gò, thiếu máu.

Triệu chứng khác: Dấu hiệu cho thấy khối u đã xâm lấn ra ngoài thực quản: Khó thở; ho; sặc; khàn tiếng (một giọng nói khàn hay ho mà không hết trong vòng 2 tuần); đau (đau khi nuốt: cảm giác nặng, tức sau xương ức khi nuốt, đau ngực hoặc lưng, đau bụng vùng thượng vị).

3. Nguyên nhân gây ung thư thực quản là gì?

Nguyên nhân chính xác gây ra bệnh vẫn chưa được làm sáng tỏ hoàn toàn. Ung thư thực quản phát sinh khi các tế bào trong lòng đường tiêu hóa này bị đột biến ADN, khiến chúng phát triển và phân chia không kiểm soát.  

Những tế bào bất thường này tích tụ thành một khối u ở thực quản và có thể phát triển xâm lấn các cấu trúc xung quanh, lan truyền đến các bộ phận khác của cơ thể.

Có hai loại chính của ung thư thực quản:

  • Ung thư biểu mô tế bào vảy: Chiếm tỷ lệ 95%, khởi phát từ các tế bào vảy lót niêm mạc thực quản. Loại ung thư này thường phát triển ở phần trên và giữa của thực quản.
  • Ung thư biểu mô tuyến: Chiếm 2,5-8% các trường hợp ung thư thực quản nguyên phát. Loại này khởi phát từ mô tuyến ở phần dưới của thực quản, nơi tiếp giáp với dạ dày.

Các loại khác rất hiếm gặp, chiếm chưa tới 1% bao gồm ung thư tế bào nhỏ, u sắc tố ác tính, lympho và sarcom.

4. Các yếu tố nguy cơ gây bệnh

Các yếu tố gây bệnh và triệu chứng ung thư thực quản bao gồm:

  • Hút thuốc
  • Uống rượu
  • Chế độ ăn uống thiếu trái cây và rau quả, sử dụng thực phẩm và nước uống giàu Nitrit và Nitrat (chất gây ra Nitrosamin - tác nhân gây ung thư). Thói quen tiêu thụ thức ăn và nước uống nóng cũng như các chất gây cọ xát niêm mạc của thực quản.
  • Béo phì
  • Trào ngược dạ dày - thực quản (GERD).
  • Barrett thực quản
  • Co thắt tâm vị không được chữa trị.
  • Hội chứng Plummer-Vinson: Một loại bệnh thường gặp ở phụ nữ, có triệu chứng như thiếu máu nhược sắc, viêm lưỡi thể teo, viêm thực quản kèm nuốt nghẹn.
  • Túi thừa của thực quản.
  • Bỏng thực quản do tiếp xúc với hóa chất.
  • Xạ trị trong vùng ngực hoặc bụng trên. 
Hút thuốc là là yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh
Hút thuốc là là yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh

5. Biến chứng của bệnh là gì?

Khi ung thư thực quản phát triển, bệnh có thể gây ra các biến chứng như sau:

  • Tắc nghẽn thực quản: Ung thư gây ra tình trạng thức ăn, chất lỏng khó hoặc không thể đi qua thực quản.
  • Đau đớn.
  • Chảy máu: Mặc dù xuất huyết thường diễn ra chậm rãi nhưng đôi khi tình trạng này có thể xảy ra đột ngột và nghiêm trọng.

6. Tần suất xuất hiện ung thư thực quản như thế nào?

Theo ước tính của Hiệp hội Ung thư Hoa kỳ, có khoảng 16.910 trường hợp mắc bệnh ung thư thực quản trong năm 2016:

  • Trong đó nam giới chiếm 13.460 ca và phụ nữ là 3.450 ca.  
  • Khoảng 15.690 ca tử vong, bao gồm 12.720 nam giới và 2.970 phụ nữ.
  • Thống kê cho thấy, nguy cơ mắc bệnh ở nam giới cao gấp 3-4 lần so với phụ nữ. Tỷ lệ mắc bệnh ở đàn ông rơi vào khoảng 1/125, trong khi con số này ở phụ nữ là 1/435.

7. Có mấy giai đoạn ung thư thực quản?

Khi được chẩn đoán mắc ung thư thực quản, bác sĩ sẽ xác định mức độ để có các phương pháp điều trị phù hợp. Bệnh được phân thành 4 giai đoạn từ I đến IV. 

Ung thư thực quản có 4 giai đoạn từ I-IV
Ung thư thực quản có 4 giai đoạn từ I-IV

8. Chẩn đoán ung thư thực quản bằng cách nào?

Các phương pháp xét nghiệm và tiến trình chẩn đoán ung thư thực quản bao gồm:

  • Chụp X-quang
  • Nội soi: Phương pháp này giúp xác định chính xác vị trí, hình dạng của khối u, mức độ hẹp lòng thực quản cũng như tình trạng loét và sùi trên bề mặt khối u. Ngoài ra, nội soi còn cho phép sinh thiết u để xác định chẩn đoán.
  • Các xét nghiệm sau góp phần đánh giá giai đoạn trước phẫu thuật: Siêu âm qua nội soi; CT scan; PET scan; Nội soi ổ bụng, ngực

9. Điều trị ung thư thực quản như thế nào?

Các phương pháp điều trị ung thư thực quản được chọn lựa dựa trên loại tế bào ung thư, giai đoạn của bệnh, tình trạng sức khỏe tổng thể và yêu cầu cụ thể của bệnh nhân. Dưới đây là một số phương pháp điều trị phổ biến:

9.1 Phẫu thuật

Phẫu thuật để loại bỏ khối u có thể được thực hiện độc lập hoặc kết hợp với các phương pháp khác.

9.2 Cắt u tại chỗ qua nội soi

Trong trường hợp khối u nhỏ và giới hạn ở niêm mạc của thực quản, có thể thực hiện cắt u qua nội soi bằng phương pháp cắt niêm (EMR) hoặc dưới niêm (ESD).

9.3 Phẫu thuật cắt bỏ một phần hoặc toàn bộ thực quản

Nếu khối u lấn khỏi niêm mạc, thực quản có thể được cắt đi và tái tạo lại bằng nhiều cách khác nhau. Mặc dù cắt thực quản kèm theo nạo hạch giúp bệnh nhân có tiên lượng sống tốt hơn nhưng cũng đi kèm với rủi ro biến chứng phẫu thuật như: nhiễm trùng, chảy máu và rò miệng nối.

Phẫu thuật cắt bỏ thực quản có thể được thực hiện thông qua hai phương pháp chính là mổ mở hoặc phẫu thuật nội soi. Phương pháp phẫu thuật được thực hiện như thế nào còn phụ thuộc vào tình trạng tổng quát, kinh nghiệm và kỹ năng của bác sĩ phẫu thuật.  

Tùy theo triệu chứng bệnh mà bác sĩ sẽ lựa chọn phương pháp phẫu thuật thích hợp.
Tùy theo triệu chứng bệnh mà bác sĩ sẽ lựa chọn phương pháp phẫu thuật thích hợp.

9.4 Phương pháp ít xâm lấn bằng robot

Đây là phương pháp mới với robot cầm tay, thường được áp dụng trong các phẫu thuật tiêu hóa, tiết niệu và phụ khoa. Phương pháp này mang lại nhiều ưu điểm so với cả phẫu thuật nội soi kinh điển và mổ robot thông thường, bao gồm:

  • Dụng cụ có đầu phẫu thuật linh hoạt giống như khớp cổ tay, giúp tiếp cận được những góc hẹp, tăng khả năng bóc tách và giảm tổn thương cho các vùng xung quanh.
  • Hệ thống đèn nội soi tự động hóa thông qua giọng nói, laser hoặc theo dõi bằng mắt giúp bác sĩ có thể kiểm soát và quản lý quá trình phẫu thuật một cách chính xác, an toàn.
  • Phẫu thuật robot ít xâm lấn có đường mổ nhỏ, ít đau, ít nguy cơ nhiễm trùng, giúp bệnh nhân ít mất máu và phục hồi nhanh hơn.
  • Chi phí thực hiện phẫu thuật bằng phương pháp này thường thấp hơn so với phẫu thuật robot truyền thống.

Đối với các biến chứng như nghẹt trong quá trình tiến triển của bệnh, các phương pháp điều trị có thể bao gồm:

  • Các phương pháp làm giảm tắc nghẽn thực quản: Đặt stent xuyên bướu qua nội soi, nối tắc thực quản – dạ dày bằng ruột, xạ trị, hóa trị, điều trị bằng laser, liệu pháp quang động,
  • Cung cấp dinh dưỡng: Mở dạ dày hoặc ruột non ra da bằng một ống để nuôi ăn, quá trình này cho phép chất dinh dưỡng được đưa trực tiếp vào dạ dày hoặc ruột non.

9.5 Hóa trị

Thuốc hóa trị thường được sử dụng trước hoặc sau phẫu thuật cho những người mắc bệnh. Hóa trị cũng có thể được kết hợp với xạ trị. Trong trường hợp ung thư đã lan tràn ra ngoài thực quản, hóa trị có thể được sử dụng độc lập để giảm các triệu chứng gây ra bởi bệnh. Bên cạnh đó, các tác dụng phụ của thuốc hoá trị sẽ tuỳ thuộc vào loại thuốc bệnh nhân sử dụng. 

Thuốc hóa trị thường được sử dụng trước hoặc sau phẫu thuật ở những người bị ung thư thực quản.
Thuốc hóa trị thường được sử dụng trước hoặc sau phẫu thuật ở những người bị ung thư thực quản.

9.6 Xạ trị

Xạ trị thường được sử dụng kết hợp với hóa trị trong điều trị ung thư thực quản. Phương pháp này có thể được áp dụng trước hoặc sau phẫu thuật. Xạ trị cũng được sử dụng để giảm các biến chứng của bệnh như khi một khối u phát triển đủ lớn để gây nghẹt thực quản.

Tuy nhiên, xạ trị có thể gây ra các tác dụng phụ như phản ứng cháy nắng trên da, cảm giác đau hoặc khó chịu khi nuốt và tổn thương ngẫu nhiên đến các cơ quan lân cận như tim, phổi.

9.7 Điều trị nhắm trúng đích:

Liệu pháp nhắm trúng đích là một phương pháp nhắm vào các gen cụ thể, protein hoặc môi trường mô góp phần cho sự phát triển và sống còn của tế bào ung thư. Phương pháp này có tác dụng ngăn sự phát triển và lây lan của các tế bào ung thư mà không gây thiệt hại cho các tế bào khỏe mạnh.

9.8 Liệu pháp giảm nhẹ

Liệu pháp giảm nhẹ có thể được áp dụng đối với những người gặp khó khăn với các triệu chứng ung thư thực quản hoặc tác dụng phụ của quá trình điều trị. Ví dụ, người bệnh có thể gặp phải đau đớn do điều trị hoặc sự phát triển của khối u. Bác sĩ sẽ can thiệp để giảm đau bằng cách điều trị nguyên nhân gây ra hoặc sử dụng thuốc. Tuy nhiên, cơn đau có khả năng kéo dài và các phương pháp giảm nhẹ như châm cứu, xoa bóp, kỹ thuật thư giãn có thể giúp đối phó tình trạng này.

10. Làm thế nào để ngăn ngừa ung thư thực quản?

Để giảm nguy cơ mắc bệnh, mọi người có thể thực hiện các bước sau:

  • Bỏ hút thuốc: Nếu mọi người không hút thuốc lá, đừng bao giờ thử.
  • Hạn chế uống rượu bia: Hạn chế bản thân để không tiêu thụ quá 1 lon bia/ngày nếu là nữ hoặc không quá 2 lon/ngày nếu là nam.  
  • Tăng cường ăn trái cây và rau quả: Nên ổ sung vào chế độ ăn các loại trái cây và rau quả nhiều màu sắc.
  • Duy trì trọng lượng khỏe mạnh: Nếu đang thừa cân hoặc béo phì, hãy tìm kiếm các biện pháp giúp giảm cân một cách chậm và ổn định.  
Ăn nhiều trái cây và rau quả để giảm nguy cơ ung thư thực quản
Ăn nhiều trái cây và rau quả để giảm nguy cơ ung thư thực quản

11. Làm thế nào để phát hiện sớm ung thư thực quản?

Phát hiện sớm các triệu chứng ung thư thực quản thông qua việc tầm soát là một phương pháp quan trọng để giúp nhận biết bệnh ở giai đoạn sớm. Khi đó, người bệnh vẫn có thể điều trị một cách hiệu quả, tăng cơ hội sống sót và tăng sức khỏe.

Tính đến thời điểm hiện tại, vẫn chưa có xét nghiệm và chiến lược tầm soát ung thư thực quản. Tuy nhiên, những người có nguy cơ cao mắc bệnh, chẳng hạn thực quản Barrett thường được theo dõi chặt chẽ để sớm phát hiện ung thư và tiền ung thư.

12. Tiên lượng bệnh như thế nào?

Thông thường, bệnh có thể được điều trị nhưng hiếm khi có thể chữa khỏi hoàn toàn do hầu hết các bệnh nhân thường được chẩn đoán ở giai đoạn muộn. Tuy nhiên, bệnh nhân có thực quản Barrett nặng và ít tế bào ung thư có thể có kết quả tương đối thành công.

Tỉ lệ sống trung bình trong vòng 5 năm cho toàn bộ các trường hợp ung thư thực quản thường dao động từ 5% đến 30%. Kết quả này thường thấp vì hầu hết các bệnh nhân thường được chẩn đoán và phát hiện các triệu chứng ở giai đoạn muộn, khi ung thư đã lan rộng và khó điều trị. Tiên lượng cho các loại ung thư biểu mô tế bào vảy và ung thư tuyến thường không khác biệt nhiều.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng. 

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe ONCOLYSIN

Hỗ trợ giảm ung bướu, nâng cao sức đề kháng

Hỗ trợ thanh nhiệt, giải độc, tăng khả năng chống oxy hóa, giúp nâng cao sức đề kháng cho cơ thể.

ONCOLYSIN

Thành phần: Oncolysin (cao Sơn đậu căn, Methylsulfonylmethan, Kẽm salicylat); Cao củ Sả; cao Bạch hoa xà thiệt thảo 75mg; Cao lá Đu đủ 50mg; cao Bán biên liên 50mg; Cao Xạ đen 50mg; Iod; Selen.

Đối tượng sử dụng: Người bị suy giảm sức đề kháng và các trường hợp giảm sức đề kháng cơ thể do xạ trị, hóa trị. Người tiếp xúc với các tác nhân gây oxy hóa.

Hướng dẫn sử dụng: Nên uống 4 - 6 viên/ngày, chia 2 lần, trước bữa ăn 30 phút hoặc sau khi ăn 1 giờ. Nên sử dụng liên tục một đợt từ 3 - 6 tháng để có kết quả tốt.

Số GPQC: 00682/2019/ATTP-XNQC

Tiếp thị bởi: Công ty TNHH Dược phẩm Á Âu.

Xem thêm thông tin về Oncolysin TẠI ĐÂY!

*Sản phẩm được bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc.

*Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe