Các dạng rối loạn cơ vòng Oddi

Bài viết bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Mai Viễn Phương - Khoa Khám bệnh & Nội khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park

Hiện nay không có bất kỳ một loại test hay sự quan sát nào đáng tin cậy đầy đủ để chẩn đoán rối loạn chức năng cơ vòng Oddi vì vậy cần có sự kết hợp giữa lâm sàng và sinh hóa, X quang và máy đo áp lực cơ vòng.

1. Vai trò của đo áp lực cơ vòng Oddi

Theo Rosch, Koch và Demling 1976 đo áp lực cơ vòng Oddi rất có lợi cho việc đánh giá kết quả lâu dài của việc cắt cơ vòng Oddi qua nội soi. Tuy rằng vài nghiên cứu cho thấy hiệu quả của cắt cơ vòng Oddi qua nội soi không dự đoán được (Staritz, Ewe và Zum Buschenfelde 1986), nhưng hầu hết nghiên cứu đều nghĩ không cần đo áp lực sau cắt cơ vòng Oddi qua nội soi nếu không đau tái phát (Ponce 1983, Geenen 1984).

Mặc dù đo áp lực cơ vòng Oddi được sử dụng để đánh giá trong rối loạn của ống mật và tụy (sỏi ống gan) Toouli 1982; Carr-Locke và Gregg 1984, viêm tụy cấp và mạn Johnson, Novis 1985; Okazaki, Yamamoto và Ito 1986 cũng như các rối loạn khác thì kỹ thuật này chỉ có tầm quan trọng tương đối trong chẩn đoán. Kỹ thuật này có vai trò thiết yếu trong chẩn đoán hẹp cơ nhú.

2. Các quan điểm khác nhau về hiệu quả của co cơ vòng Oddi theo chu kỳ trên dẫn lưu mật

Có nhiều quan điểm khác nhau về hiệu quả của co cơ vòng Oddi theo chu kỳ trên dẫn lưu mật. Theo một số tác giả hoạt động cơ vòng Oddi theo chu kỳ có tính chất nhu động dẫn đến tống mật vào tá tràng (Toouli và Watts). Theo một số tác giả khác, chính hoạt động này làm chậm quá trình dẫn mật và dịch tụy. Người ta dùng các đầu dò cực nhỏ để đo áp lực cơ vòng Oddi trên nội soi, trị số áp lực thấp hơn so với trị số áp lực khi đo bằng bơm pít. Đo điện cơ đổ + áp lực cho thấy hoạt động điện của cơ vòng Oddi theo nhịp (do tăng điện thế hoạt động) tương ứng pha lên của sóng biểu diễn áp lực cơ vòng Oddi (Bortolotti 1985). Touli 1982 cho rằng không khác biệt áp lực cơ vòng Oddi giữa bệnh nhân còn túi mật và bệnh nhân đã cắt túi mật. Tuy nhiên Tanaka, Ikeda và Nakayama 1984 đã thực hiện thí nghiệm sau: Đặt siêu đầu dò vào ống mật trên 7 bệnh nhân trước và sau khi cắt túi mật + gây có cơ vòng bằng Morphin. Trước khi cắt túi mật, morphin không gây có cơ. Chích thêm Carulein (Decapeptide mạnh hơn 20 lần ) thì co bóp túi mật và gia tăng áp lực ống mật. Áp lực cơ bản (nền) cũng tăng cao sau cắt túi mật, có nghĩa là túi mật có vai trò bể chứa trong dung hòa áp lực.


Phương pháp đo áp lực cơ vòng qua nội soi.
Phương pháp đo áp lực cơ vòng qua nội soi.

3. Các bất thường áp lực cơ vòng Oddi

Bất thường áp lực cơ vòng Oddi chia làm 4 loại:

  • Co thắt (Toouli 1984).
  • Tăng tần số có chu kỳ (Bar-Meir 1979).
  • Hướng di chuyển bất thường của sóng chu kỳ (Toouli 1982).
  • Đáp ứng nghịch kỳ (Hogan 1982).

Theo nghiên cứu của Meshkinpour 1984, bất thường áp lực của cơ vòng Oddi trên 10 bệnh nhân có đau hạ sườn phải tái phát, tăng men gan nhẹ từng đợt, chụp ống mật và tụy bình thường. Áp lực nền của cơ vòng Oddi cao hơn có ý nghĩa so với 9 bệnh nhân bình thường, tăng tần số sóng chu kỳ ngược dòng, biến độ và tần số của cơ vòng Oddi bình thường.
Theo nghiên cứu (Touli 1985) trên 38 bệnh nhân sau cắt túi mật (35 nữ) có đau từng cơn và dãn ống mật hoặc tăng men gan thoáng qua (10 bệnh nhân) không có cả 2 triệu chứng trên (6 bệnh nhân) kết quả đo rõ ràng trên 32 bệnh nhân, 25 bệnh nhân có bất thường kết quả đo (so với bệnh nhân chứng), các bất thường bao gồm:

  • Tăng cơ ngược chiều quá mức 12 bệnh nhân.
  • Tăng tần số có chu kỳ 11 bệnh nhân.
  • Tăng áp lực nền 8 bệnh nhân.
  • Đáp ứng nghịch thường 10 bệnh nhân.

Người ta thấy tăng nghịch thường áp lực cơ vòng Oddi sau bơm túi mật Cholecystokinin hoặc Ceruletide xảy ra từ 10 đến 62 bệnh nhân được nghi ngờ có rối loạn vận động đường mật.
Các tác giả đã sử dụng máy Microtransduser để so sánh 17 bệnh nhân có cơn đau sau cắt túi mật với 9 người thuộc nhóm chứng. Morphine được dùng để làm tăng co thắt cơ vòng Oddi tiếp tục 30 phút sau người ta dùng Ceruletide để giãn cơ vòng Oddi. Kết quả 13 bệnh nhân đau tiến triển khi đáp ứng với Morphine kèm có gia tăng áp lực đường mật. 3 bệnh nhân có cơn đau nhưng không tăng áp lực đường mật và test kích thích bệnh nhân không bị đau mặc dù có tăng áp lực đường mật. Bởi vì một vài bệnh nhân đau tiến triển ở áp lực đường mật còn thấp, các tác giả thừa nhận có sự khác biệt về ngưỡng đau để đưa ra mức độ co thắt của cơ vòng.
Trong nghiên cứu cho thấy các bệnh nhân có hội chứng sau cắt túi mật có áp lực cơ vòng Oddi cao hơn nhóm chứng tuy không có sự khác biệt điển hình nào về áp lực ống mật chủ.

4. Làm thế nào để chẩn đoán đầy đủ các rối loạn chức năng cơ vòng Oddi

Hiện nay không có bất kỳ một loại test hay sự quan sát nào đáng tin cậy đầy đủ để chẩn đoán rối loạn chức năng cơ vòng Oddi vì vậy cần có sự kết hợp giữa lâm sàng và sinh hóa, X quang và máy đo áp lực cơ vòng. Mức độ viêm và xơ hóa của cơ vòng Oddi từ nhẹ đến trung bình hay nặng có thể được đánh giá đúng bằng nội soi hay không thì chưa được chắc chắn ngay cả trong sinh thiết. Trong một chừng mực nào đó rối loạn cơ vòng Oddi với sự xơ hóa được thể hiện qua việc không thể đặt được catte và mặt khác những thay đổi chức năng không biểu hiện qua nội soi. Ở những bệnh nhân có bất thường về đường mật và ống tụy (sỏi ống mật chủ) sẽ có thay đổi về áp lực nền.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Tài liệu tham khảo
1. Lê Quang Quốc Anh. Vấn đề căn bản của cắt cơ vòng Oddi và lấy sỏi mật qua nội soi. Những bệnh đường tiêu hóa. Hội nghị Khoa học Tiêu hóa Thành phố Hồ Chí Minh 1998, 35 - 40.
2. Lê Quang Quốc Ánh. Vai trò của nội soi ngược dòng trong bệnh lý mật -tụy. Kỷ yếu toàn văn các đề tài khoa học hội nghị ngoại khoa Việt Nam. Tạp chí ngoại
khoa. Huế 2002, 61-70.
3. David Fleischer. Endoscopic management of biliary tract obstruction. Techniques in therapeutic endoscopy. Saunders 1992,8.2-8.7.
4. Franklin E.Kasmin, David Cohen, Subash Batra. Needle-knife sphincterotomy in a tertiary referral center: efficacy and complications. Gastrointestinal Endoscopy. Vol. 44, 1996, 48 - 53.

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe