1. Tìm hiểu về viêm đường tiết niệu
Viêm tiết niệu (còn được gọi viêm đường tiểu) là tình trạng vi khuẩn xâm nhập vào nước tiểu khiến cho các cơ quan bị viêm.
2.1. Phân loại viêm đường tiết niệu
Tùy theo diễn biến và vị trí mà bệnh chia thành nhiều loại.
- Phân theo vị trí trong hệ tiết niệu: Viêm tiết niệu trên (Thận ứ mủ, áp xe thận....) và Viêm tiết niệu dưới (Viêm niệu đạo, viêm tiền liệt tuyến, viêm tinh hoàn...)
- Phân theo diễn biến của bệnh: Nhiễm khuẩn đơn giản và phức tạp.
2.2. Triệu chứng viêm đường tiết niệu nữ, nam
Dấu hiệu bệnh viêm tiết niệu ở nam, nữ không phải lúc nào cũng có, dễ phát hiện. Nhưng thường người bị bệnh này thường có các triệu chứng sau:
- Muốn đi tiểu thường xuyên nhưng mỗi lần lại đi rất ít nước tiểu.
- Vùng kín bị đau buốt và nóng rát khi đi tiểu.
- Nước tiểu có màu cola, màu đỏ, màu hồng, xuất hiện nhiều bọt.
- Nước tiểu có mùi rất nặng.
- Với bà bầu thường đau vùng chậu.
2.3. Nguyên nhân bị viêm đường tiết niệu ở nữ, nam
Như nói ở trên, viêm tiết niệu là khi có vi khuẩn xâm nhập vào trong nước tiểu. Do đó, nguyên nhân khiến chúng ta dễ gặp phải bệnh này là:
- Viêm bàng quang.
- Quan hệ tình dục bừa bãi, không lành mạnh.
- Viêm niệu đạo.
- Vệ sinh vùng sinh dục sai sách.
- Với phụ nữ còn là do dùng băng vệ sinh có chất lượng không đảm bảo, không thay sau 3 – 4 tiếng dùng.
Nếu bạn đang băn khoăn bị viêm đường tiết niệu sau khi quan hệ thì phải làm sao thì hãy đọc bài viết Phải làm gì khi bị viêm đường tiết niệu sau khi quan hệ để hiểu rõ hơn nhé.
2. Cách trị viêm đường tiết niệu tại nhà cực hiệu quả mà dễ làm
Để hỗ trợ phòng tránh và chữa trị nhiễm trùng đường tiết niệu, người bệnh cần uống nước khoảng 2 – 3 lít/ngày. Bên cạnh đó, với người ở thể nhẹ có thể dùng cách chữa viêm đường tiết niệu nam nữ tại nhà như sau:
Dùng tỏi
Ngoài là món gia vị rất quen thuộc thì tỏi còn là vị thuốc hỗ trợ điều trị một số bệnh. Trong đó có viêm tiết niệu.
Chữa bằng tỏi như sau: Thái lát mỏng các tép tỏi và để bên ngoài khoảng 1 phút để tạo ra chất chống ung thư. Sau đó ăn 3 – 4 tép tỏi sống liên tục 4 – 5 ngày.
Giấm táo
Giấm táo rất giàu khoáng chất có thể ngăn ngừa được vi khuẩn gây nhiễm sinh sôi và phát triển mạnh mẽ. Do đó, dùng giấm táo trị viêm trong hệ tiết niệu rất an toàn và hiệu quả.
Cách làm: Pha 1 muỗng giấm táo với 2 muỗng mật ong để uống. Bạn nên duy trì đều đặn uống 1 cốc mỗi ngày.
Nha đam
Nha đam (lô hội) có tính sát khuẩn rất cao, chống viêm tốt. Do đó, không chỉ làm đẹp mà nha đam còn dùng để chữa bệnh. Khi dùng loại lá này sẽ giúp cơ thể sản sinh axit và ngăn ngừa viêm nhiễm.
Cách làm: Chỉ lấy lớp thịt màu trắng ở bên trong lá nha đam để lấy nước uống 2 lần/ngày. Tuy nhiên, phụ nữ đang cho con bú và trẻ dưới 12 tuổi không nên áp dụng cách này.
Rau mùi tây
Omega-3 và 6 trong rau mùi tây có rất nhiều. Chất này có tác dụng tốt cho viêm đường tiết niệu, giúp lợi tiểu, đặc biệt là bảo vệ cơ thể tốt nhất. Hơn nữa, nó còn đào thải độc tố, thanh lọc cơ thể.
Cách làm: Rửa sạch rau mùi tây rồi mang đi đun cùng với nước lọc tới khi sôi. Khi nước nguội, bạn có thể uống mỗi ngày. Tuy nhiên, người bị dạ dày không nên áp dụng cách này.
Rau diếp cá
Rau diếp cá có công dụng hỗ trợ điều trị bệnh bí tiểu, viêm đường tiết niệu, u nhọt... rất tốt.
Cách làm: Ăn trực tiếp hoặc giã/ép để lấy nước uống.
3. Thuốc điều trị viêm đường tiết niệu
Nếu như bệnh viêm tiết niệu ở thể nặng, phát triển, người bệnh cần uống thuốc điều trị theo kê đơn của bác sĩ. Bạn nên nhớ là mỗi đối tượng sẽ được bác sĩ chỉ định dùng thuốc kháng sinh chữa viêm tiết niệu khác nhau:
- Thuốc Midasol.
- Thuốc TanaMisolBlue.
- Thuốc Micfasoblue.
- Thuốc Mictasol Blue.
- Thuốc Domitazol.
- ...
Trên đây là 5 cách chữa viêm đường tiết niệu tại nhà dễ làm mà hiệu quả. Dành cho người bệnh ở thể nhẹ. Để đảm bảo chữa khỏi bệnh, an toàn, tránh các rủi ro, người bệnh nên tới bệnh viện uy tín để thăm khám và điều trị đúng cách.
Để đặt lịch thăm khám tại Vinmec, Quý khách vui lòng gọi số HOTLINE hoặc có thể đặt trên website theo link TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng MyVinmec để đặt lịch khám tự động nhanh chóng.