Thuốc Zenpep: Công dụng, chỉ định và lưu ý khi dùng

Một số bệnh lý đặc biệt liên quan đến hệ tiêu hóa khiến cơ thể không sản xuất đủ lượng enzym cần thiết, gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Khi đó, bệnh nhân cần được bổ sung enzym tiêu hóa thông qua nhiều sản phẩm khác nhau, trong đó có thuốc Zenpep.

1. Thuốc Zenpep là thuốc gì?

Zenpep chứa các enzym tiêu hóa có tác dụng phá vỡ cấu trúc, giúp tiêu hóa chất béo, tinh bột và các protein trong thực phẩm.

Thuốc Zenpep thường được sử dụng ở những người bệnh gặp một số tình trạng bất thường tuyến tụy, dẫn đến không bài tiết hoặc bài tiết không đủ lượng enzym tiêu hóa cần thiết vào tá tràng để tiêu hóa thức ăn (các tình trạng đó có thể bao gồm viêm tụy mãn tính, xơ nang tụy, ung thư tuyến tụy, cắt bỏ toàn bộ tuyến tụy, phẫu thuật bắc cầu hệ tiêu hóa).

2. Cách sử dụng thuốc Zenpep

Một số nhãn hiệu bổ sung enzym tiêu hóa sẽ bao gồm các hướng dẫn sử dụng thuốc do dược sĩ cung cấp. Nếu thuốc Zenpep có sẵn, người bệnh hãy đọc kỹ hướng dẫn trước khi bắt đầu sử dụng, nếu có bất kỳ thắc mắc nào chưa rõ hãy tham khảo ý kiến ​​bác sĩ hoặc dược sĩ để được giải đáp.

Sử dụng thuốc Zenpep bằng đường uống trong các bữa ăn chính và bữa ăn nhẹ theo chỉ dẫn của bác sĩ. Khi uống cần nuốt toàn bộ viên nang, không được nghiền nát, nhai hoặc ngậm viên nang trong miệng, vì làm như vậy có thể gây kích ứng miệng và cũng có thể thay đổi tác dụng thuốc.

Người bệnh khó nuốt có thể mở viên nang thuốc Zenpep và trộn hoạt chất bên trong vào một lượng nhỏ thức ăn mềm lỏng không cần phải nhai và sử dụng bình thường.

Tuy nhiên, lưu ý không trộn thuốc Zenpep với thức ăn hoặc chất lỏng có tính kiềm (như sữa, kem, trà). Tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ để biết thêm thông tin về những loại thực phẩm/chất lỏng có thể hòa tan với enzym tiêu hóa này (ví dụ như sữa non, sữa mẹ) để tránh những rủi ro không cần thiết.

Sau hòa trộn, người bệnh hãy nuốt hỗn hợp thuốc Zenpep ngay lập tức và đảm bảo không nhai thuốc. Sau đó có thể uống thêm nước lọc hoặc nước trái cây để đảm bảo đã nuốt toàn bộ thuốc Zenpep.

Liều dùng enzym tiêu hóa bổ sung dựa trên tình trạng sức khỏe, chế độ ăn uống, cân nặng và phản ứng với điều trị của người bệnh. Không sử dụng nhiều thuốc Zenpep hơn trong một ngày so với quy định của bác sĩ. Tình trạng sẽ không cải thiện nhanh hơn và nguy cơ mắc các tác dụng phụ sẽ tăng lên.

Bổ sung nhiều nước trong quá trình dùng thuốc Zenpep trừ khi bác sĩ cho bệnh nhân cách khác.

Sử dụng thuốc Zenpep thường xuyên để đạt được nhiều lợi ích nhất từ ​​nó. Người bệnh hãy bổ sung enzym tiêu hóa này trong mỗi bữa ăn chính hoặc bữa ăn nhẹ.

Nếu bác sĩ đã khuyến nghị người bệnh tuân theo một chế độ ăn kiêng đặc biệt thì việc tuân thủ chế độ đó là rất quan trọng để có được lợi ích cao nhất từ thuốc Zenpep.

Bệnh nhân không tự ý thay đổi nhãn hiệu hoặc dạng bào chế của enzym tiêu hóa mà không hỏi ý kiến ​​bác sĩ hoặc dược sĩ. Các sản phẩm khác nhau có thể chứa hàm lượng enzym tiêu hóa khác nhau.


Sử dụng thuốc Zenpep bằng đường uống
Sử dụng thuốc Zenpep bằng đường uống

3. Phản ứng phụ của thuốc Zenpep

Các tác dụng không mong muốn hay gặp của thuốc Zenpep bao gồm tiêu chảy, táo bón, đau đầu, đau bụng, chướng bụng, đầy hơi, ho, buồn nôn hoặc nôn ói. Nếu bất kỳ triệu chứng nào của thuốc Zenpep kéo dài hoặc trầm trọng hơn, bệnh nhân hãy báo cao nhanh chóng cho bác sĩ hoặc dược sĩ.

Hãy nhớ rằng bác sĩ đã kê đơn thuốc Zenpep vì họ đã đánh giá rằng lợi ích mang lại phải vượt trội tác hại của các tác dụng phụ.

Hãy cho bác sĩ biết ngay lập tức nếu xảy ra bất kỳ tác dụng phụ hiếm gặp nhưng rất nghiêm trọng nào sau đây khi dùng thuốc Zenpep: táo bón nặng, khó chịu ở dạ dày/bụng, đi tiểu thường xuyên, tiểu đau, đau khớp.

Phản ứng dị ứng rất nghiêm trọng với thuốc Zenpep là rất hiếm gặp. Tuy nhiên, bệnh nhân cần tìm kiếm sự chăm sóc y tế ngay lập tức nếu nhận thấy các triệu chứng của tình trạng dị ứng thuốc Zenpep nghiêm trọng, bao gồm: phát ban khu trú hoặc toàn thân, ngứa kèm sưng phù mặt/lưỡi/họng, chóng mặt, khó thở.

4. Lưu ý khi sử dụng thuốc Zenpep

Trước khi dùng pancrelipase, bệnh nhân hãy nói với bác sĩ hoặc dược sĩ nếu có tiền sử bị dị ứng với hoạt chất này hoặc nếu có bất kỳ dị ứng nào khác. Sản phẩm thuốc Zenpep có thể chứa các thành phần tá dược không hoạt động, có thể gây ra phản ứng dị ứng.

Trước khi sử dụng thuốc Zenpep, người bệnh cần cho bác sĩ biết về bệnh sử của bản thân, đặc biệt là: tình trạng sưng đột ngột và nghiêm trọng của tuyến tụy (viêm tụy cấp tính), các bệnh mãn tính ở tuyến tụy đột ngột xấu đi, bệnh gút, bệnh thận, axit uric cao trong máu (tăng acid uric máu), các vấn đề đường ruột (như tắc ruột).

Nếu bệnh nhân đang bị bệnh tiểu đường, cần kiểm tra lượng đường trong máu thường xuyên theo chỉ dẫn, Nếu các chỉ số đường huyết bất thường, bác sĩ có thể cần điều chỉnh các thuốc tiểu đường, chương trình tập thể dục hoặc chế độ ăn uống.

Trong thời kỳ mang thai, thuốc Zenpep chỉ nên sử dụng khi thật cần thiết và phải thảo luận về những rủi ro và lợi ích với bác sĩ trước khi dùng. Chưa có nghiên cứu về việc thuốc Zenpep có đi vào sữa mẹ hay không, do đó cần tham khảo ý kiến ​​bác sĩ trước khi cho con bú.


Tiêu chảy là tác dụng không mong muốn khi sử dụng thuốc Zenpep
Tiêu chảy là tác dụng không mong muốn khi sử dụng thuốc Zenpep

5. Tương tác của thuốc Zenpep

Tương tác thuốc có thể thay đổi cách hoạt động của thuốc Zenpep hoặc làm tăng nguy cơ mắc các tác dụng phụ nghiêm trọng. Một số sản phẩm có thể tương tác với thuốc Zenpep bao gồm: acarbose, miglitol. Nếu bệnh nhân bỏ lỡ một liều thuốc Zenpep, hãy dùng liều kế tiếp cùng với bữa ăn chính hoặc bữa ăn nhẹ tiếp theo, đừng gấp đôi liều.

Bảo quản thuốc trong nhiệt độ phòng, tránh ánh sáng và hơi ẩm, tránh xa tầm tay trẻ con và vật nuôi, không đặt thuốc trong phòng tắm. Không xả thuốc Zenpep xuống bồn cầu hoặc đổ vào cống trừ khi thuốc đã hết hạn hoặc không còn cần thiết.

Việc nắm rõ thông tin về thuốc Zenpep trước khi sử dụng luôn mang đến hiệu quả tích cực cũng như hạn chế rủi ro cho bệnh nhân. Nếu có bất cứ thắc mắc, khách hàng có thể gửi câu hỏi tới Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec để nhận được những tư vấn chuyên sâu từ đội ngũ bác sĩ, dược sĩ nhiều năm kinh nghiệm.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Nguồn tham khảo: webmd.com

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe