Thuốc Pancreatin là thuốc cần sử dụng thận trọng trong trường hợp tắc ống dẫn mật hoặc trường hợp có nồng độ cao bilirubin ở huyết tương. Lưu ý bệnh nhân không được nhai, không ngậm viên thuốc Pancreatin. Vậy thuốc Pancreatin có tác dụng gì?
1. Thuốc Pancreatin có tác dụng gì?
Công dụng thuốc Pancreatin là thay thế các men tiêu hoá khi cơ thể bệnh nhân không thể tự sản sinh đủ. Một số tình trạng bệnh có thể gây thiếu hụt enzym như bệnh xơ nang, viêm tụy, ung thư tuyến tụy hoặc người bệnh có phẫu thuật tuyến tụy. Pancreatin cũng được sử dụng để điều tình trạng Steatorrhea (tình trạng phân lỏng, có mỡ).
2. Thuốc Pancreatin được dùng như thế nào?
Sử dụng thuốc Pancreatin đúng theo chỉ dẫn trên nhãn thuốc hoặc theo chỉ định của bác sĩ. Bác sĩ đôi khi có thể thay đổi liều dùng thuốc Pancreatin để chắc chắn bệnh nhân có kết quả tốt nhất. Không sử dụng thuốc Pancreatin với số lượng lớn hơn, nhỏ hơn hoặc kéo dài hơn so với chỉ định của bác sĩ.
Pancreatin cần được sử dụng chung với thức ăn hoặc đồ ăn nhẹ cùng với nhiều nước. Không giữ viên thuốc Pancreatin trong miệng vì thuốc có thể gây kích thích bên trong miệng của bệnh nhân. Không nghiền, nhai hoặc bẻ viên thuốc pancreatin mà cần nuốt nguyên viên. Thuốc Pancreatin được bảo quản ở nhiệt độ phòng, tránh ẩm, tránh ánh sáng, không bảo quản trong phòng tắm, tránh xa tầm tay trẻ em và thú nuôi.
3. Liều dùng của thuốc Pancreatin
Liều dùng thuốc Pancreatin cho người lớn mắc hội chứng kém hấp thu:
- Liều khởi đầu: khoảng 8000- 24,000 đơn vị USP lipase hoạt tính dùng trước hoặc trong bữa ăn chính hoặc trong các bữa ăn nhẹ.
- Đôi khi có tăng liều thuốc Pancreatin lên đến 36.000 đơn vị USP lipase có thể được khuyến cáo.
- Tổng liều thuốc Pancreatin dùng hàng ngày với liều lượng chia đều cách nhau khoảng 1- 2 giờ trong suốt cả ngày.
Liều thuốc Pancreatin thông thường cho người lớn mắc bệnh khó tiêu: Khoảng 1200 - 2400 đơn vị USP lipase hoạt tính, dùng thuốc Pancreatin trước hoặc trong bữa ăn hoặc ăn nhẹ.
Liều thuốc Pancreatin cho trẻ em vẫn chưa được nghiên cứu và quyết định. Hãy hỏi ý kiến bác sĩ nếu muốn dùng thuốc Pancreatin cho trẻ.
4. Tác dụng phụ của thuốc Pancreatin
Bệnh nhân có thể sẽ gặp tác dụng phụ khi dùng thuốc Pancreatin:
- Thuốc Pancreatin khá an toàn khi dùng cho những người có vấn đề về tuyến tụy, những người không thể tiêu hóa thức ăn một cách bình thường. Tuy nhiên, một số sản phẩm thuốc Pancreatin bị nhiễm khuẩn Salmonella có thể gây ra bệnh. Hãy chắc chắn dùng thuốc Pancreatin từ nguồn đáng tin cậy.
- Thuốc Pancreatin có thể gây ra buồn nôn, nôn, tiêu chảy, ngứa miệng, kích ứng da, dị ứng. Liều thuốc Pancreatin cao có thể gây ra các vấn đề như cao huyết áp do axit uric, tổn thương đại tràng;
- Không phải bệnh nhân cũng biểu hiện các tác dụng phụ của thuốc Pancreatin như trên, trên thực tế có thể có các tác dụng phụ khác không được đề cập. Nếu bệnh nhân có bất kỳ thắc mắc nào về các tác dụng phụ của thuốc Pancreatin hãy tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ.
5. Thận trọng khi sử dụng thuốc Pancreatin
- Bệnh nhân không nên dùng thuốc Pancreatin nếu người bệnh bị dị ứng với protein thịt lợn hoặc nếu bị viêm tụy khởi phát đột ngột hay có vấn đề tuyến tụy đột ngột trở xấu;
- Để đảm bảo thuốc Pancreatin sử dụng an toàn, cho bác sĩ biết nếu bệnh nhân bị gút, hen suyễn hoặc dị ứng;
Những điều cần lưu ý nếu bệnh nhân đang mang thai hoặc cho con bú muốn sử dụng thuốc Pancreatin:
Vẫn chưa có đầy đủ các nghiên cứu để xác định rủi ro khi dùng thuốc Pancreatin trong thời kỳ mang thai hoặc cho con bú. Trước khi dùng thuốc Pancreatin, hãy luôn hỏi ý kiến bác sĩ để cân nhắc giữa lợi ích và nguy cơ. Thuốc Pancreatin thuộc nhóm thuốc C đối với thai kỳ, theo Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA).
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.