Coreg là thuốc kê đơn, dùng điều trị suy tim từ nhẹ đến nặng và bệnh lý tăng huyết áp. Để đảm bảo hiệu quả sử dụng Coreg thuốc, người bệnh cần tuân theo chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa.
1. Thuốc Coreg công dụng là gì?
Thuốc Coreg thuộc nhóm thuốc tim mạch. Sản xuất dưới dạng viên nén bao phim màu trắng, hình bầu dục với hàm lượng 3.125mg 6.25mg, 12.5mg, 25mg
Thành phần của thuốc Coreg bao gồm:
- Hoạt chất chính: Carvedilol.
- Tá dược: Silicon dioxide dạng keo, crospovidone, hypromellose, lactose, magnesi stearat, polyethylen glycol, polysorbate 80, povidone, sucrose và titan dioxide.
Thuốc Coreg được khuyến cáo sử dụng cho người trưởng thành.
Bác sĩ kê đơn chỉ định thuốc Coreg trong các trường hợp:
- Điều trị suy tim mãn tính từ nhẹ đến nặng do thiếu máu cục bộ hoặc bệnh cơ tim.
- Giảm tỷ lệ tử vong do tim mạch ở những bệnh nhân ổn định về mặt lâm sàng đã sống sót qua giai đoạn cấp tính của nhồi máu cơ tim và có phân suất tống máu thất trái nhỏ hơn hoặc bằng 40%.
- Kiểm soát tăng huyết áp vô căn. Nó có thể được sử dụng một mình hoặc kết hợp với các thuốc hạ huyết áp khác, đặc biệt là thuốc lợi tiểu loại Thiazide
Chống chỉ định:
- Hen phế quản hoặc các tình trạng co thắt phế quản có liên quan. Các trường hợp tử vong do tình trạng hen suyễn đã được báo cáo sau khi dùng liều đơn Coreg.
- Block AV độ 2 hoặc độ 3.
- Bệnh về xoang.
- Nhịp tim chậm nghiêm trọng (trừ khi có máy tạo nhịp tim vĩnh viễn).
- Bệnh nhân bị sốc tim hoặc suy tim mất bù cần sử dụng liệu pháp tăng co bóp tĩnh mạch.
- Bệnh nhân suy gan nặng.
- Bệnh nhân có tiền sử phản ứng quá mẫn nghiêm trọng (ví dụ, hội chứng Stevens-Johnson, phản ứng phản vệ, phù mạch) với bất kỳ thành phần nào của thuốc này hoặc các thuốc khác có chứa Carvedilol.
- Trẻ em dưới 18 tuổi.
2. Cách sử dụng - Liều dùng thuốc Coreg
2.1. Cách dùng thuốc Coreg
- Thuốc Coreg dùng đường uống, nên uống thuốc cùng với bữa ăn để làm chậm hấp thu và giảm tỷ lệ tác dụng phụ.
- Tuân thủ đúng liệu trình bác sĩ chỉ định, không tự ý thêm bớt hay ngừng thuốc đột ngột.
2.2. Liều dùng của thuốc Coreg
Suy tim: liều dùng phải được chỉ định bởi bác sĩ chuyên khoa và theo dõi chắc chắn trong khi tăng chuẩn độ.
- Trước khi bắt đầu sử dụng Coreg, nên giảm thiểu tình trạng giữ nước ở mức tối thiểu.
- Liều khởi đầu khuyến cáo của Coreg là 3,125 mg 2 lần mỗi ngày trong 2 tuần.
- Nếu dung nạp được, bệnh nhân có thể tăng liều lên 6.25, 12.5 và 25mg hai lần mỗi ngày trong khoảng thời gian liên tiếp ít nhất 2 tuần.
- Bệnh nhân nên được duy trì ở liều thấp hơn nếu không dung nạp được liều cao hơn. Liều tối đa 50mg 2 lần mỗi ngày đã được dùng cho bệnh nhân suy tim nhẹ đến trung bình nặng trên 85 kg.
- Nên giảm liều Coreg nếu bệnh nhân bị nhịp tim chậm (nhịp tim dưới 55 nhịp mỗi phút).
* Rối loạn chức năng thất trái sau nhồi máu cơ tim
- Khuyến cáo nên bắt đầu dùng Coreg với liều 6.25 mg hai lần mỗi ngày và tăng dần sau 3 đến 10 ngày, dựa trên khả năng dung nạp, đến 12.5 mg hai lần mỗi ngày, sau đó lại đạt đến liều mục tiêu 25 mg hai lần mỗi ngày.
- Có thể sử dụng liều khởi đầu thấp hơn (3.125 mg hai lần mỗi ngày) và/hoặc tốc độ tăng liều có thể chậm lại nếu có chỉ định lâm sàng (ví dụ, do huyết áp hoặc nhịp tim thấp, hoặc giữ nước).
- Bệnh nhân nên được duy trì ở liều thấp hơn nếu không dung nạp được liều cao hơn.
* Tăng huyết áp: Liều dùng phải được các nhân hoá theo từng bệnh nhân
- Liều khởi đầu khuyến cáo của Coreg là 6.25 mg hai lần mỗi ngày.
- Nếu liều lượng này được dung nạp, kiểm tra huyết áp tâm thu được đo khoảng 1 giờ sau khi dùng thuốc như hướng dẫn, nên duy trì liều dùng trong 7 đến 14 ngày. Sau đó tăng lên 12.5 mg hai lần mỗi ngày nếu cần, dựa trên huyết áp tâm trương, liều này cũng nên được duy trì trong 7 đến 14 ngày và sau đó có thể được điều chỉnh lên tới 25 mg hai lần mỗi ngày nếu dung nạp tốt hoặc khi cần thiết.
3. Lưu ý khi dùng thuốc Coreg
- Bệnh nhân mắc bệnh động mạch vành đang được điều trị bằng Coreg nên được khuyên không nên ngừng điều trị đột ngột.
- Nên ngừng sử dụng Coreg trong vòng 1 đến 2 tuần hoặc bất cứ khi nào có thể nếu cơn đau thắt ngực trở nên trầm trọng hơn, suy mạch vành cấp tính phát triển.
- Nếu tốc độ xung giảm xuống dưới 55 nhịp mỗi phút, nên giảm liều lượng.
- Tình trạng suy tim nặng hơn hoặc giữ nước có thể xảy ra khi tăng liều Carvedilol. Nếu các triệu chứng như vậy xảy ra, nên tăng thuốc lợi tiểu và không nên tăng liều Carvedilol cho đến khi tình trạng lâm sàng ổn định trở lại.
- Ở những bệnh nhân bị suy tim và đái tháo đường, liệu pháp carvedilol có thể dẫn đến tình trạng tăng đường huyết nặng hơn, điều này đáp ứng với việc tăng cường điều trị hạ đường huyết. Nên theo dõi đường huyết khi bắt đầu, điều chỉnh hoặc ngừng dùng Coreg.
- Thuốc chẹn beta có thể thúc đẩy hoặc làm trầm trọng thêm các triệu chứng suy động mạch ở bệnh nhân mắc bệnh mạch máu ngoại vi.
- Ở những bệnh nhân có các yếu tố nguy cơ này, nên theo dõi chức năng thận trong quá trình tăng liều Carvedilol và ngừng thuốc hoặc giảm liều nếu chức năng thận xấu đi.
- Thuốc chẹn beta-adrenergic có thể che lấp các dấu hiệu lâm sàng của cường giáp, chẳng hạn như nhịp tim nhanh. Ngừng đột ngột thuốc chẹn beta có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng cường giáp hoặc có thể thúc đẩy cơn bão giáp.
- Trong khi dùng nhóm thuốc chẹn beta, bệnh nhân có tiền sử phản vệ nghiêm trọng với nhiều chất gây dị ứng có thể sẽ phản ứng mạnh hơn với việc dùng thuốc lặp đi lặp lại, do ngẫu nhiên hoặc do chỉ định điều trị. Những bệnh nhân này có thể sẽ không đáp ứng với liều Epinephrine thông thường được sử dụng để điều trị phản vệ.
- Bệnh nhân khi dùng Coreg thuốc không nên lái xe hay vận hành máy móc.
- Phụ nữ có thai và đang cho con bú cần phải được sự đồng ý của bác sĩ điều trị trước khi dùng thuốc.
4. Tác dụng phụ của thuốc
Các tác dụng phụ phổ biến nhất của Coreg bao gồm:
- Chóng mặt
- Nhịp tim chậm
- Bệnh tiêu chảy
- Tăng cân
- Khô mắt
- Khó khăn khi sử dụng kính áp tròng.
Tác dụng phụ hiếm gặp:
- Toàn thân: Dị ứng, khó chịu, giảm thể tích tuần hoàn, sốt, phù chân
- Tim mạch: Quá tải dịch, hạ huyết áp tư thế, cơn đau thắt ngực trầm trọng hơn, blốc nhĩ thất, đánh trống ngực, tăng huyết áp
- Hệ thần kinh trung ương và ngoại vi: chóng mặt, dị cảm
- Hệ Gan Mật: GPT và GOT tăng.
- Chuyển hóa và dinh dưỡng: Tăng axit uric máu, hạ đường huyết, hạ natri máu, tăng phosphatase kiềm, tăng thể tích máu, đái tháo đường, tăng GGT, giảm cân, tăng kali máu, tăng creatinine.
- Cơ xương: Chuột rút cơ bắp
- Tiểu cầu, Chảy máu và Đông máu: Prothrombin giảm, ban xuất huyết, giảm tiểu cầu
- Tâm thần: Buồn ngủ
- Sinh sản, nam giới: Bất lực
- Giác quan đặc biệt: Nhìn mờ
- Hệ tiết niệu: Suy thận, albumin niệu, tiểu máu
Coreg có thể gây ra tác dụng phụ nghiêm trọng bao gồm:
- Cảm giác lâng lâng
- Nhịp tim chậm hoặc không đều
- Cảm giác lạnh hoặc tê ở ngón tay hoặc ngón chân
- Đau ngực
- Ho khan
- Thở khò khè
- Tức ngực
- Sưng tấy
- Tăng cân nhanh
- Cảm thấy khó thở
- Cơn khát tăng dần
- Đi tiểu nhiều
- Khô miệng, hơi thở có mùi trái cây.
5. Tương tác thuốc Coreg
- Chất ức chế CYP2D6 và chất chuyển hóa kém
Tương tác của Carvedilol với các chất ức chế mạnh isoenzyme CYP2D6 chưa được nghiên cứu, nhưng những thuốc này được cho là sẽ làm tăng nồng độ trong máu của đồng phân R(+) của carvedilol.
- Digitalis Glycoside
Cả glycoside digitalis và thuốc chẹn beta đều làm chậm dẫn truyền nhĩ thất, giảm nhịp tim. Sử dụng đồng thời có thể làm tăng nguy cơ nhịp tim chậm. Do đó, nên tăng cường giám sát digoxin khi bắt đầu, điều chỉnh hoặc ngừng sử dụng Coreg.
- Chất gây cảm ứng/ức chế chuyển hóa gan
Rifampin làm giảm khoảng 70% nồng độ carvedilol trong huyết tương. Cimetidine làm tăng AUC khoảng 30% nhưng không làm thay đổi Cmax.
- Amiodaron
Việc sử dụng đồng thời Amiodarone hoặc các chất ức chế CYP2C9 khác như Fluconazole với Coreg có thể làm tăng hoạt tính chẹn beta, dẫn đến làm chậm thêm nhịp tim hoặc dẫn truyền tim. Bệnh nhân nên được theo dõi các dấu hiệu của nhịp tim chậm hoặc blốc tim, đặc biệt khi một thuốc được thêm vào điều trị trước đó với thuốc kia.
- Thuốc chẹn canxi
Nếu dùng Coreg cùng với thuốc chẹn kênh canxi loại Verapamil hoặc Diltiazem, nên theo dõi điện tâm đồ và huyết áp.
- Insulin hoặc thuốc uống hạ đường huyết
Thuốc chẹn beta có thể làm tăng tác dụng hạ đường huyết của insulin và thuốc uống hạ đường huyết. Do đó, ở những bệnh nhân dùng insulin hoặc thuốc uống hạ đường huyết, nên theo dõi đường huyết thường xuyên.
- Gây tê
Nếu tiếp tục điều trị bằng Coreg trong chu kỳ phẫu thuật, cần đặc biệt lưu ý khi sử dụng các thuốc gây mê làm suy giảm chức năng cơ tim, chẳng hạn như Ether, Cyclopropane và Trichloroethylene.
6. Cách bảo quản thuốc Coreg
- Thời gian bảo quản Coumadin là 3 năm từ ngày sản xuất.
- Bảo quản thuốc trong bao bì gốc ở nhiệt độ phòng từ 15 đến dưới 30 độ C, tránh ánh nắng trực tiếp.
- Để thuốc nơi cao tránh xa tầm tay trẻ và ánh sáng mặt trời.
Trên đây là thông tin về công dụng, liều dùng và lưu ý khi sử dụng thuốc Coreg. Lưu ý, Coreg là thuốc kê đơn, người bệnh tuyệt đối không tự ý mua thuốc điều trị tại nhà vì có thể xảy ra tác dụng không mong muốn.
Nguồn tham khảo: dailymed.nlm.nih.gov, rxlist.com