Nước ăn chân hay còn gọi là nấm kẽ chân là tình trạng rất thường gặp vào mùa mưa. Khi chân thường xuyên bị ẩm ướt chính là cơ hội vàng cho nấm kẽ chân phát triển. Vậy điều trị nước ăn chân như thế nào cho nhanh khỏi?
1. Nguyên nhân dẫn đến bệnh nước ăn chân
Nước ăn chân là bệnh ngoài da tuy không nguy hiểm cho người bệnh nhưng nếu không điều trị nước ăn chân kịp thời, bệnh có thể gây biến chứng bội nhiễm hoặc trở thành mãn tính khiến việc điều trị trở nên phức tạp hơn.
Nguyên nhân gây bệnh nước ăn chân là do nấm ký sinh thuộc họ Trichophyton gây ra. Khi mưa nhiều, ngập úng, nước rất dễ bị nhiễm vi sinh vật gây bệnh (vi khuẩn, virus, vi nấm), đặc biệt là những chỗ bùn lầy. Khi lội xuống nước bẩn, tác nhân gây bệnh sẽ bám dính vào da và hình thành chứng nước ăn chân. Nước ăn chân chủ yếu lây truyền ở những khu vực vi nấm bám vào vùng da ẩm ướt ở bàn chân, đặc biệt là vùng da kẽ ngón chân, ngón tay... Khi nhiễm vi nấm, ngứa là biểu hiện đầu tiên do da đang bị tổn thương. Lúc này động tác gãi do cố ý hay vô thức sẽ khiến da bị phồng rộp, trầy xước, từ đó khiến vết loét trở nên đau đớn, sưng nề, viêm. Nếu vùng da này bị bội nhiễm vi khuẩn sẽ làm cho tổn thương vị viêm tấy, mưng mủ, cơ thể có thể bị sốt, mệt mỏi, nổi hạch bẹn...
Những người dễ gặp tình trạng nước ăn chân như:
- Những người lao động thường xuyên tiếp xúc trực tiếp với nước bẩn hoặc đất cát bẩn.
- Những người phải mang giày ủng lâu khiến chân luôn trong trạng thái ẩm ướt, dẫn đến ngứa, nứt, loét kẽ ngón chân.
- Các trường hợp không vệ sinh thân thể sạch sẽ khiến ngón chân tích tụ bụi bẩn là những điều kiện thuận lợi cho nấm phát triển, gây bệnh nước ăn chân.
2. Điều trị nước ăn chân như thế nào?
Trước khi tiến hành điều trị nước ăn chân, người bệnh cần rửa sạch chân với nước sạch để loại bỏ vi khuẩn, ký sinh trùng, nấm trên da (nếu có). Nếu vùng da bị tổn thương nhưng chưa trầy xước, chưa có vết loét thì nên rửa với xà phòng hoặc nước sát khuẩn, sau đó ngâm chân với nước muối ấm.
Để điều trị nước ăn chân, bệnh nhân có thể sử dụng các thuốc kháng nấm để bôi thuốc vào chỗ chân bị ngứa. Trong trường hợp nhẹ, người bệnh chỉ cần bôi thuốc vào chỗ chân bị ngứa bằng các thuốc chứa hoạt chất kháng nấm (clotrimazole, econazole, ketoconazole, miconazole...). Nếu tổn thương nước ăn chân bắt đầu chảy dịch nhiều, có bám bụi bẩn, dị vật... thì chỉ cần lau sạch tổn thương trước khi bôi thuốc.
Khi sử dụng thuốc bệnh nhân chỉ bôi một lớp mỏng thuốc mỡ trị nước ăn chân lên da, sau đó dàn đều lên bề mặt tổn thương là đủ, không nên bôi quá nhiều thuốc mỡ trị nước ăn chân vì có thể gây cảm giác nóng, rát ở tổn thương và gây lãng phí thuốc.
- Trong trường hợp nặng có thể dùng thuốc chống nấm bằng đường uống như: fluconazole, itraconazole, ketoconazole, griseofulvin...
- Để chống ngứa bệnh nhân cần dùng thêm các thuốc kháng histamin như: loratadin, chlopheniramin...
Bên cạnh việc dùng thuốc mỡ trị nước ăn chân, người bệnh cần chú ý không nên đi giày, tất ẩm trong nhiều giờ, đặc biệt vào mùa mưa. Mùa mưa khiến môi trường ẩm ướt, giày tất lâu khô, không được sử dụng đồ ướt tạo môi trường thuận lợi cho nấm phát triển, dễ tái phát, tái nhiễm. Nếu chân ướt, hay ra mồ hôi cần phải hong khô, lau sạch bằng vải mềm rồi mới đi tất, giày. Ban đêm khi ngủ nên để bàn chân trần không đi tất.
Việc điều trị nước ăn chân không khó, tuy nhiên khi sử dụng các loại thuốc kháng nấm đường bôi tại chỗ hay dùng đường uống cũng cần hết sức thận trọng, do thuốc có thể gây ra một số bất lợi hoặc chống chỉ định trong một số trường hợp. Tốt nhất nên dùng thuốc điều trị nước ăn chân theo chỉ định của bác sĩ và đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng.
3. Các loại thuốc điều trị thuốc ăn chân thường gặp
Các loại thuốc bôi thuốc vào chỗ chân bị ngứa điều trị nước ăn chân thường dùng như:
- Dung dịch BSI 2% (hay còn gọi là cồn hắc lào với thành phần gồm: acid benzoic, acid salicylic, iod và cồn 70 độ);
- Dung dịch BSI: chỉ dùng ngoài da, tránh làm dây thuốc lên mắt, môi, niêm mạc, hậu môn, vùng sinh dục, vùng da bị nứt nẻ;
- Cồn ASA (thành phần có: acid acetylsalicylic, natri salicylat pha trong cồn 70 độ): có tác dụng tốt với bệnh nấm da như hắc lào, lang ben, nấm móng, nước ăn chân...; có thể bôi trực tiếp thuốc lên vùng da bị bệnh.
- Các loại thuốc mỡ trị nước ăn chân chứa thuốc chống nấm như: nizoral, canesten, ketoconazol, miconazol... Khi sử dụng thuốc mỡ trị nước ăn chân loại này cần lau sạch, làm khô vết thương trước khi bôi thuốc, có thể kết hợp với uống thuốc chống nấm như griseofulvin, nizoral hoặc sporal...
4. Lưu ý khi điều trị nước ăn chân
- Khi điều trị nước ăn chân luôn giữ cho kẽ chân được khô, không để vùng tổn thương tiếp xúc với nước, đặc biệt là nước bẩn;
- Không gãi hoặc tác động lực khiến chỗ ngứa bị xước, dẫn đến loét nhiều hơn;
- Tránh các yếu tố nghi ngờ hoặc biết chắc chắn là nguyên nhân gây nước ăn chân.
- Nếu sau khi áp dụng các biện pháp nêu trên và bôi thuốc vào chỗ chân bị ngứa nhưng tình trạng ngứa vẫn tăng, tổn thương kẽ chân tiếp tục nặng hơn, khi đó bệnh nhân cần đi khám tại chuyên khoa da liễu để được bác sĩ chỉ định dùng thuốc điều trị phù hợp hơn;
- Không tự ý dùng thuốc điều trị nước ăn chân khi chưa biết rõ nguyên nhân gây bệnh.
Hướng dẫn dùng thuốc mỡ trị nước ăn chân trên bài viết hy vọng đã giúp bạn đọc có thêm các thông tin hữu ích.