Varonem là một loại thuốc thường được dùng để chỉ định điều trị chứng ợ nóng, giảm acid trong trường hợp bị viêm hoặc loét dạ dày – tá tràng, trào ngược dạ dày – thực quản... Người bệnh khi được chỉ định dùng loại thuốc này để điều trị bệnh thì nên nắm rõ những thông tin về thuốc được cung cấp dưới đây. Để từ đó sử dụng thuốc đúng cách, đủ liều lượng giúp điều trị bệnh hiệu quả và nhanh chóng hơn.
1. Varonem là thuốc gì?
Varonem thuốc có chứa thành phần chính là nhôm hydroxyd (dưới dạng gel khô tương đương với nhôm oxyd 262,5mg) hàm lượng 525mg và Magnesium hydroxyd hàm lượng 600mg. Thuốc được bào chế dạng hỗn dịch uống, đóng gói hộp 10 gói, 20 gói, 30 gói x 10ml, trong mỗi gói 10ml có chứa 525mg nhôm hydroxyd và 600mg magnesium hydroxyd, cùng các tá dược khác vừa đủ 1 gói.
2. Công dụng thuốc Zorolab 1000
2.1. Tác dụng thành phần thuốc
Thành phần nhôm hydroxyd trong thuốc có khả năng làm tăng dịch pH dạ dày là do ức chế tác dụng tiêu protid của pepsin.
Còn thành phần magnesi hydroxyd là hợp chất vô cơ tan trong acid dịch vị, từ đó giúp pH dạ dày tăng lên, làm giảm triệu chứng tăng acid. Thuốc cũng làm giảm acid trong thực quản và làm giảm tác dụng của men pepsin.
2.2. Chỉ định
Thuốc Varonem được dùng để chỉ định trong các trường hợp sau:
- Trị chứng ợ nóng.
- Giảm acid dịch vị do bị viêm loét dạ dày – tá tràng hoặc trào ngược dạ dày thực quản.
2.3. Chống chỉ định
Không dùng thuốc Varonem đối với một trong số các trường hợp sau đây:
- Mẫn cảm với một trong các thành phần có trong công thức thuốc.
- Bệnh nhân bị suy thận nặng vì thuốc có chứa hoạt chất magnesi.
- Trẻ em dưới 15 tuổi.
3. Cách dùng, liều dùng
Để công dụng thuốc Varonem phát huy hiệu quả điều trị bệnh thì người bệnh cần dùng thuốc đúng cách và đúng liều lượng theo chỉ định của bác sĩ.
3.1. Cách dùng
Thuốc dùng theo đường uống và cắt bỏ mỗi gói rồi cho vào cốc uống ngay, không cần phải pha loãng thuốc trước khi uống và cũng không cần phải tráng thuốc khi dùng.
3.2. Liều dùng
- Người lớn và trẻ em trên 15 tuổi: Uống 1 gói/ lần khi có triệu chứng ợ nóng hoặc dư acid dịch vị, không được uống quá 6 gói mỗi ngày.
- Thời gian điều trị không quá 10 ngày và cần phải có ý kiến của bác sĩ điều trị.
Lưu ý: Liều dùng thuốc sẽ phụ thuộc vào diễn tiến của bệnh, cũng như tình trạng cụ thể của từng bệnh nhân. Vì thế, cần tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên môn để được tư vấn và chỉ định liều dùng thuốc phù hợp nhất.
4. Tác dụng phụ
Khi sử dụng thuốc Varonem có thể gây ra một số tác dụng không mong muốn cho người bệnh như là: tiêu chảy, táo bón, ngứa, ban đỏ, nổi mề đay, phản ứng phản vệ, tăng magnesi huyết và tăng nhôm huyết có thể gặp ở bệnh nhân suy thận, giảm phospho huyết, tăng calci niệu khi dùng thuốc trong thời gian dài.
Chú ý: Nếu gặp phải một trong các tác dụng phụ của thuốc hoặc có các dấu hiệu bất thường khác khi sử dụng thuốc, thì người bệnh cần thông báo với bác sĩ ngay để được tư vấn và hướng dẫn cách xử trí phù hợp.
5. Tương tác thuốc
Varonem thuốc là một loại thuốc kháng acid có thể xảy ra tương tác thuốc với một số thuốc đường uống khác dẫn đến làm giảm hấp thu của các loại thuốc khác khi dùng đồng thời.
Vì thế, để tránh tương tác thuốc thì người bệnh nên báo cáo đầy đủ với bác sĩ về các loại thuốc đang dùng, kể cả thực phẩm chức năng bảo vệ sức khỏe, thảo dược. Để từ đó, bác sĩ đưa ra tư vấn, cũng như có chỉ định điều chỉnh liều lượng, thời gian dùng thuốc hợp lý.
Nên uống thuốc Varonem và các thuốc kháng acid khác ít nhất sau 2h uống các loại thuốc sau đây: Acid acetylsalicylic, thuốc kháng H2, nhóm Biphosphonat, Chloroquine, Cyclin, nhóm Digitalis, Ethambutol, Sắt (dạng muối), Fluoroquinolones, hormon tuyến giáp, Indomethacin, Isoniazid, Ketoconazol, Lanzoprazol, thuốc giảm đau Phenothiazin, Metoprolol, Penicillamin, Phospho, propranolol, Sulpirid, Rosuvastatin, Ulipristal.
6. Lưu ý và thận trọng
Để thuốc Varonem công dụng được phát huy hết hiệu quả điều trị bệnh nhanh chóng và an toàn thì người dùng cũng cần lưu ý và thận trọng:
- Dùng thuốc khi có chỉ định của bác sĩ và cần tuân thủ đúng cách dùng, liều dùng được bác sĩ kê đơn và chỉ định. Không nên tự ý tính toán hay thay đổi liều lượng hoặc bỏ dở liệu trình dùng thuốc khi chưa được bác sĩ chỉ định.
- Để tăng hiệu quả điều trị bằng thuốc, người bệnh cần duy trì một chế độ ăn uống và sinh hoạt khoa học, hợp lý, tránh các thức ăn, đồ uống gây ảnh hưởng đến dạ dày.
- Thận trọng khi dùng thuốc cho phụ nữ mang thai, chỉ sử dụng thuốc này khi thật sự cần thiết và theo chỉ định của bác sĩ, đã cân nhắc lợi ích nhiều hơn rủi ro.
- Chưa có nghiên cứu chứng minh thuốc có phân bố qua sữa mẹ hay không, tuy nhiên, để đảm bảo an toàn thì phụ nữ cho con bú nên tham khảo ý kiến của bác sĩ và chỉ dùng thuốc khi có chỉ định của bác sĩ.
- Thuốc nên được bảo quản ở nơi thoáng mát, tránh ẩm và tránh ánh nắng mặt trời với nhiệt độ dưới 30 độ C, tránh để thuốc gần với tầm với của trẻ nhỏ.
7. Quên liều, quá liều
Quên liều: Nếu quên uống 1 liều thì uống ngay khi nhớ ra trong vòng 1-2h. Tuy nhiên không nên uống gộp 2 liều cùng lúc để hạn chế tình trạng quá liều hoặc gia tăng tác dụng phụ.
Quá liều: Khi dùng thuốc Varonem nếu chức năng thận bình thường thì thường không dẫn đến tình trạng quá liều và các tác dụng phụ nghiêm trọng. Tuy nhiên, nếu sử dụng thuốc ở bệnh nhân bị suy thận thì rất có thể gây nhiễm độc magnesi huyết với các triệu chứng: hạ huyết áp, buồn nôn, nôn, đau bụng, tiêu chảy, giảm phản xạ, mỏi cơ, liệt thần kinh cơ, chậm nhịp tim...
Cách xử trí: Cần theo dõi bệnh nhân và nếu có dấu hiệu quá liều thì hành điều trị triệu chứng, có thể gây nôn. Trong trường hợp bệnh nhân có suy thận nên thẩm tách máu hoặc thẩm phân phúc mạc nếu cần thiết.
Trên đây là thông tin về công dụng thuốc Varonem cũng như cách dùng, liều dùng thuốc và những chú ý khi dùng. Những thông tin này không nhằm mục đích chẩn đoán hay điều trị mà chỉ mang tính tham khảo. Vì thế, để sử dụng thuốc đạt hiệu quả điều trị bệnh tốt nhất thì người bệnh nên thăm khám bác sĩ chuyên khoa để được chỉ định tốt nhất.