Cefotaxime là thuốc gì?

Cefotaxime thường được dùng bằng đường tiêm, tiêm tĩnh mạch hoặc tiêm bắp. Cefotaxime uống chỉ được dùng trong điều trị bệnh lậu sau khi dùng đường tiêm để chữa khỏi bệnh hoàn toàn.

1. Cefotaxime là thuốc gì?

Thuốc Cefotaxime là thuốc kháng sinh cephalosporin thế hệ 3, thuộc nhóm thuốc kháng nấm, kháng virus, chống nhiễm khuẩn, điều trị ký sinh trùng với phổ kháng khuẩn rộng, có thành phần chính là Cefotaxime sodium. Hoạt chất này có tác dụng ức chế tổng hợp thành tế bào vi khuẩn.

Thuốc Cefotaxime được bào chế dưới dạng thuốc bột pha tiêm, bột pha với dung dịch tiêm. Thuốc được chỉ định dùng trong điều trị các tình trạng sau:

2. Cách dùng và liều dùng thuốc Cefotaxime

Cefotaxime được bác sĩ chỉ định tiêm bắp hoặc tiêm tĩnh mạch. Đối với tiêm tĩnh mạch, để tránh tác dụng phụ nghiêm trọng thì tiêm thuốc từ từ trong tối thiểu 3 phút.

Liều dùng thuốc Cefotaxime tối đa là 12g/ngày, liều dùng tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe của người bệnh và mục đích điều trị, cụ thể như sau:

  • Bệnh lậu: Tiêm bắp 1 liều duy nhất 1g.
  • Lậu lan tỏa: Tiêm tĩnh mạch 1g mỗi 8 giờ và tiếp tục dùng trong 1 - 2 ngày khi bệnh cải thiện. Sau đó chuyển sang điều trị bằng Cefotaxime uống trong tối thiểu 1 tuần.
  • Nhiễm khuẩn không biến chứng: Tiêm bắp hoặc tiêm tĩnh mạch 1g mỗi 12 giờ.
  • Nhiễm khuẩn vừa đến nặng: Tiêm bắp hoặc tiêm tĩnh mạch 1 - 2g mỗi 8 giờ.
  • Nhiễm khuẩn nặng đe dọa tính mạng: Tiêm tĩnh mạch 2g mỗi 4 giờ. Liều tiêm tối đa là 12g/ngày.
  • Nhiễm khuẩn huyết: Tiêm tĩnh mạch 2g mỗi 6 - 8 giờ.
  • Nhiễm khuẩn hệ thần kinh trung ương, viêm màng não: Tiêm tĩnh mạch 2g mỗi 6 giờ. Thời gian điều trị bằng Cefotaxime tùy thuộc chủng vi khuẩn, 1 tuần đối với viêm màng não không biến chứng và từ 2 - 3 tuần đối với viêm màng não có biến chứng.
  • Nhiễm khuẩn đường hô hấp, viêm phổi trong cộng đồng: Liều 1g mỗi 6 - 8 giờ.
  • Nhiễm khuẩn mủ xanh đường hô hấp: Liều 6g mỗi ngày.
  • Điều trị dự phòng nhiễm khuẩn trong phẫu thuật: 1 liều duy nhất 1 - 2g từ 30 - 60 phút trước khi phẫu thuật.
  • Dự phòng nhiễm khuẩn trong sinh mổ: Tiêm tĩnh mạch Cefotaxime 1g sau kẹp rốn, tiêm tĩnh mạch hoặc tiêm bắp sau 6 và 12 giờ tiếp theo.
  • Trẻ sơ sinh dưới 1 tuần tuổi: Tiêm tĩnh mạch 50mg/kg/lần, 12 giờ/lần.
  • Trẻ sơ sinh từ 1 - 4 tuần tuổi: Tiêm tĩnh mạch 50mg/kg/lần, 8 giờ/lần.
  • Trẻ sơ sinh từ 1 tháng tuổi đến dưới 12 tuổi, cân nặng dưới 50kg: 50-100mg/kg/ngày, chia dùng 2 - 4 lần. Nếu bị nhiễm khuẩn nặng có thể áp dụng liều cao hơn như điều trị viêm màng não và trường hợp cần thiết có thể lên đến 200mg/kg và 150mg/kg ở trẻ sơ sinh.
  • Trẻ có cân nặng trên 50kg: Dùng Cefotaxime với liều như người lớn nhưng tối đa là 12g/ngày.
  • Người bị suy thận nặng có độ thanh thải creatinin thấp hơn 10 ml/phút: Giảm một nửa liều sau liều tấn công ban đầu trong khi vẫn giữ số lần tiêm thuốc trong ngày, tối đa 2g/ngày.
  • Người bị suy gan: Không cần điều chỉnh liều, điều chỉnh trong trường hợp nếu có suy thận kèm theo.

Điều trị với Cefotaxime quá liều nếu thấy có triệu chứng tiêu chảy nặng trong thời gian dài thì cần xem xét người bệnh bị viêm đại tràng có màng giả, khi đó cần ngừng dùng thuốc và thay thế loại kháng sinh khác có tác dụng điều trị viêm đại tràng. Hoặc thấy người bệnh có biểu hiện ngộ độc thì cần ngừng thuốc và xử trí ngay.

3. Tác dụng phụ của thuốc Cefotaxime

Thuốc Cefotaxime có thể gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn với tần suất như sau:

  • Tác dụng phụ thường gặp nhất: Buồn nôn, nôn, viêm ruột kết, tiêu chảy, tại chỗ tiêm đau ngứa, có phản ứng viêm, viêm tắc tĩnh mạch.
  • Các tác dụng ít gặp hơn gồm: Thay đổi vi khuẩn ở ruột, vi khuẩn kháng thuốc gây bội nhiễm, giảm bạch cầu.
  • Hiếm gặp: Các phản ứng quá mẫn, thậm chí là sốc phản vệ, thiếu máu tan máu, tiểu cầu và bạch cầu hạt giảm, tiêu chảy do Clostridium difficile, viêm kết tràng có màng giả, bilirubin và các enzym gan tăng.

Nếu thấy có biểu hiện nào nêu trên, người bệnh cần liên hệ ngay với dược sĩ, bác sĩ hoặc đến cơ sở y tế để được tư vấn hướng dẫn.

4. Một số lưu ý khi dùng thuốc Cefotaxime

  • Điều tra kỹ tiền sử dị ứng của người bệnh với penicilin, cephalosporin hoặc các loại thuốc khác trước khi điều trị với Cefotaxime vì Cefotaxime có thể gây dị ứng chéo giữa penicilin với cephalosporin.
  • Kiểm tra chức năng thận vì thuốc có thể gây độc ở thận nếu dùng đồng thời.
  • Khi xét nghiệm đường niệu với chất khử, không sử dụng phương pháp enzyme, thuốc có thể gây dương tính giả.
  • Ở bệnh nhân suy thận nặng, cần giảm liều dùng Cefotaxime.
  • Ở người có tiền sử co giật cần thận trọng khi dùng thuốc. Bệnh nhân suy thận không giảm liều vì có thể làm tăng nguy cơ co giật. Nếu thấy xảy ra co giật cần ngừng dùng thuốc ngay và được xử trí điều trị co giật.
  • Chỉ được điều trị Cefotaxime ở phụ nữ đang mang thai trong trường hợp cần thiết vì thuốc có thể truyền qua nhau thai trong tam cá nguyệt thứ hai.
  • Phụ nữ nuôi con cho bú có thể được điều trị với Cefotaxime, tuy nhiên nếu thấy trẻ có dấu hiệu tiêu chảy, nổi ban cần thận trọng và không dùng thuốc là tốt nhất.
  • Thuốc Cefotaxime nếu dùng cùng với colistin làm tăng nguy cơ tổn thương thận, azlocillin ở người bị suy thận gây động kinh cục bộ và bệnh não, ureido - penicillin ở người có chức năng thận yếu làm giảm độ thanh thải.

Cefotaxime là thuốc kháng sinh, được dùng để điều trị các loại nấm, khuẩn, ký sinh trùng gây nhiễm trùng ở đường hô hấp, trong máu, hệ thần kinh cũng như cơ quan niệu và sinh dục. Cefotaxime cũng được dùng để dự phòng nhiễm khuẩn trong phẫu thuật, sinh mổ.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe