Unfortunately, the content on this page is not available in
English.
Please press continue to read the content in Vietnamese.
Thank you for your understanding!
Tổng quan bệnh U tuyến thượng thận
Tuyến thượng thận là tuyến nội tiết nằm ở phía trên 2 thận có nhiệm vụ sản xuất các hoocmon quan trọng để điều hòa cơ thể như cân bằng nước – điện giải, chống stress, điều hòa huyết áp…
U tuyến thượng thận là một bệnh lý u hiếm gặp phát triển bên trong tuyến thượng thận. Do phát triển bắt đầu từ bên trong tuyến thượng thận nên khối u gây ra tình trạng thay đổi các hormon làm tổn hại đến các cơ quan và gây nguy hiểm đến sức khỏe người bệnh.
Nguyên nhân bệnh U tuyến thượng thận
U tuyến thượng thận – thường là u lành tính - là một bệnh lý hiếm gặp với nguyên nhân hiện nay vẫn chưa được biết rõ. Bệnh thường không liên quan đến yếu tố di truyền, ảnh hưởng đến một trong hai tuyến thượng thận đôi khi là cả hai.
Triệu chứng bệnh U tuyến thượng thận
Các triệu chứng thường gặp trong bệnh u tủy thượng thận gồm có:
-
Cơn tăng huyết áp kịch phát với biểu hiện huyết áp tăng cao từ 250 – 280 mmHg/120-140 mmHg. Các cơn tăng huyết áp kịch phát thường xảy ra đột ngột, một số trường hợp các cơn tăng huyết áp kịch phát xảy trên nền người bệnh có cao huyết áp thường xuyên. Các cơn tăng huyết áp kịch phát kéo dài từ vài phút đến vài giờ. Sau mỗi cơn tăng huyết áp, người bệnh có triệu chứng mệt mỏi do mất nước có thể gây ra rối loạn điện giải, trụy mạch gây nguy hiểm cho người bệnh.
-
Nhịp tim nhanh>100 lần /phút có thể lên đến 140 – 180 lần /phút.
-
Da xanh, vã mồ hôi, cơ thể ớn lạnh.
-
Đau đầu, buồn nôn, khó thở.
Một số triệu chứng ít gặp:
-
Lo lắng
-
Bồn chồn.
-
Táo bón, sút cân
Các triệu chứng bệnh có thể được kích hoạt bởi sau một sang chấn về tâm lý, stress, gắng sức... Những yếu tố này làm cho các triệu chứng bệnh nặng và trầm trọng hơn.
Đối tượng nguy cơ bệnh U tuyến thượng thận
Bệnh U tuyến thượng thận thường gặp ở những người trẻ tuổi (từ 20 – 50 tuổi). Những người mắc phải các rối loạn di truyền có khả năng mắc bệnh cao hơn. Một số rối loạn di truyền gây ra nguy cơ mắc bệnh như: U tân sinh đa tuyến nội tiết, u sợi thần kinh...
Phòng ngừa bệnh U tuyến thượng thận
U tuyến thượng thận có nguy hiểm không?
-
U tuyến thượng thận gây ảnh hưởng đến hoạt động của các cơ quan làm ảnh hưởng nghiệm trọng đến sức khỏe của người bệnh.
-
Các cơn tăng huyết áp thường xuyên và kịch phát làm ảnh hưởng đến hệ thống tim mạch gây ra các bệnh lý tổn thương đáy mắt, xuất huyết, bệnh lý suy tim, suy thận, rối loạn nước - điện giải, trụy mạch...
-
Các hoocmon sinh dục bị ảnh hưởng dẫn đến tình trạng giảm ham muốn tình dục, giảm sản xuất và chất lượng tinh trùng dẫn đến vô sinh.
-
Các triệu chứng giống với bệnh trầm cảm xuất hiện: Các cơ vận động bị ảnh hưởng với các triệu chứng căng cơ, chuột rút; cơ thể mệt mỏi, chán ăn, gầy sút cân...
Các biện pháp chẩn đoán bệnh U tuyến thượng thận
-
Chẩn đoán hình ảnh: các kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh công nghệ cao như CT scan, MRI, PET giúp phát hiện và tầm soát các khối u với độ chính xác cao.
-
Xét nghiệm sinh hóa: Định lượng nồng độ các hormon tuyến thận thận giúp đưa ra định hướng phục vụ cho chẩn đoán bệnh. Trong quá trình chuẩn đoán người bệnh cần tuân theo sự hướng dẫn của nhân viên y tế để có kết quả chính xác nhất.
-
Xét nghiệm di truyền: Việc xét nghiệm di truyền giúp cho việc xác định u tuyến thượng thận có liên quan đến các bệnh lý di truyền hay không để đưa ra phương hướng điều trị cần thiết đồng thời nêu ra việc sàng lọc u tuyến thượng thận với các thành viên trong gia đình.
-
Chủ yếu dựa trên các thăm khám lâm sàng và chụp X-quang xương để phát hiện các biểu hiện bệnh ở xương cũng như các triệu chứng thần kinh đi kèm. Ngoài ra có thể xét nghiệm máu để đo các chỉ số Vitamin D, Canxi, Photpho đánh giá sự thiếu hụt để định hướng điều trị cho phù hợp.
Các biện pháp điều trị bệnh U tuyến thượng thận
U tuyến thượng thận có nên mổ không?
Hiện nay, phương pháp điều trị chính là phẫu thuật cắt bỏ tuyến thượng thận và khối u bằng nội soi. Sau khi phẫu thuật, tuyến thượng thận khỏe mạnh còn lại vẫn sẽ đảm bảo thực hiện chức năng của mình. Các triệu chứng bệnh sẽ thuyên giảm và trở lại bình thường. Trong trường hợp chỉ còn một tuyến thượng thận, phẫu thuật sẽ giúp loại bỏ khối u và bảo tồn các mô nguyên vẹn giúp đảm bảo chức năng của tuyến.
Trường hợp là ung thư, việc phẫu thuật giúp loại bỏ các mô ung thư sẽ giúp cho việc kiểm soát chức năng và hoạt động của tuyền.
U tuyến thượng thận ở trẻ em
Bệnh U tuyến thượng thận của trẻ em là một bệnh lý rất hiếm gặp, có tính chất gia đình và di truyền. Đây là một dạng ung thư nguyên bào thần kinh khởi đầu ở tủy tuyến thượng thận, là một bệnh lý nguy hiểm và ảnh hưởng đến tính mạng của trẻ.
Bệnh lý có thể lành tính hoặc ác tính gây ra việc tiết ra quá nhiều hormon trong cơ thể. Trẻ bị bệnh đôi khi không có triệu chứng cụ thể, triệu chứng thường gặp là sự chèn ép của khối u trong ổ bụng và đau xương trong trường hợp di căn làm trẻ khó khăn khi đi lại. Ngoài ra trên cơ thể trẻ còn xuất hiện các tổn thương da được phát hiện khi tắm cho trẻ.
Việc chẩn đoán bệnh dựa vào các triệu chứng lâm sàng của trẻ cùng với các kết quả xét nghiệm và chẩn đoán hình ảnh phát hiện khối u. Phương pháp ngoại khoa cắt bỏ khối u là phương pháp điều trị đặc hiệu giúp điều trị tận gốc cho trẻ.
Xem thêm:
- Xét nghiệm máu có chẩn đoán được bệnh lao không?
- Chỉ số MCV, MCH thấp cải thiện như thế nào?
- Chỉ số định lượng CRP ở mức 40.6 có nguy hiểm không?
- Xét nghiệm troponin T trong đánh giá suy tim, nhồi máu cơ tim
- Ý nghĩa của các chỉ số xét nghiệm sinh hóa máu
- Chỉ số GGT và Cyfra cao có nguy hiểm không?
- Nên bổ sung vitamin D cho trẻ đến khi nào thì dừng lại?
- Thalassemia là bệnh gì và có điều trị được không?
- Ý nghĩa của chỉ số xét nghiệm sinh hoá GGT
- Xét nghiệm sinh hóa amoniac NH3 trong máu