Trang chủ Bệnh Tăng huyết áp nguyên phát: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị
Tăng huyết áp nguyên phát: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị

Tổng quan bệnh Tăng huyết áp nguyên phát

  • Tăng huyết áp nguyên phát hay còn gọi là tăng huyết áp vô căn là một loại tăng huyết áp mà không xác định được nguyên nhân rõ ràng. Căn bệnh này chiếm tới 95% trên tổng số người bị bệnh tăng huyết áp và thường gặp ở những người trong độ tuổi 40 hoặc 50 trở lên. 5% còn lại thuộc về bệnh tăng huyết áp thứ phát hay tăng huyết áp có nguyên nhân.

  • Huyết áp là áp lực dòng máu lên thành mạch trong suốt quá trình tim bơm máu tới các mô trong cơ thể con người. Cơ chế tăng huyết áp nguyên phát hay tăng huyết áp nói chung là hiện tượng mà áp lực nói trên tăng lên trong quá trình bơm máu so với bình thường gây tăng áp lực cho tim, để lại những biến chứng tim mạch nghiêm trọng như tai biến mạch máu não, suy tim, bệnh mạch vành, nhồi máu cơ tim.

Nguyên nhân bệnh Tăng huyết áp nguyên phát

Tăng huyết áp nguyên phát đến nay vẫn chưa tìm ra nguyên nhân gây bệnh.

Triệu chứng bệnh Tăng huyết áp nguyên phát

  • Tăng huyết áp nguyên phát thường không biểu hiện triệu chứng trên lâm sàng, kể cả đối với tăng huyết áp ở mức độ cao.

  • Thường thì khi người bệnh đi khám sức khỏe định kỳ mới phát hiện ra bệnh thông qua dấu hiệu thay đổi huyết áp.

Một số trường hợp tăng huyết áp nguyên phát có thể xuất hiện dấu hiệu như:

  • Đau đầu âm ỉ.

  • Chóng mặt.

  • Tức ngực.

  • Chảy máu cam nhiều hơn bình thường.

  • Tiểu máu.

  • Thay đổi thị giác.

Đường lây truyền bệnh Tăng huyết áp nguyên phát

Bệnh tăng huyết áp nguyên phát là bệnh lý không lây truyền.

Đối tượng nguy cơ bệnh Tăng huyết áp nguyên phát

Những yếu tố sau đây làm tăng nguy cơ mắc bệnh tăng huyết áp nguyên phát:

  • Người già: do hệ thống thành mạch không còn độ đàn hồi nên dễ có nguy cơ tăng huyết áp. Yếu tố này có thể đi kèm với yếu tố giới tính: phụ nữ có độ tuổi trên 60 dễ bị tăng huyết áp hơn đàn ông cùng độ tuổi và đàn ông dưới 45 tuổi lại có nguy cơ mắc bệnh nhiều hơn phụ nữ ở giai đoạn này.

  • Di truyền: những người có tiền sử gia đình có ba mẹ, anh chị em có tiền sử bị bệnh lý về tim mạch có nguy cơ mắc bệnh tăng huyết áp vô căn nhiều hơn.

  • Những người mắc bệnh lý đái tháo đường, béo phì: do lối sống thiếu khoa hoặc kèm chế độ ăn uống không hợp lý và thói quen ít vận động, tập thể dục thể thao nên càng ngày càng mắc các bệnh lý đái tháo đường, béo phì- là yếu tố nguy cơ quan trọng dẫn đến bệnh tăng huyết áp.

  • Ăn quá nhiều muối: khi ăn quá nhiều muối, cơ thể sẽ bị giữ nước nhiều dẫn đến tăng huyết áp.

  • Những yếu tố di truyền do có nguồn gốc từ Châu Phi và vùng Caribe: yếu tố di truyền cũng như những tác động từ môi trường của những người vùng châu Phi và Caribe khiến họ mắc bệnh tăng huyết áp nhiều hơn. Ở giai đoạn sau của bệnh, sẽ xuất hiện những bệnh hiểm nghèo như bệnh tim, bệnh mù.

  • Ngoài ra, hút thuốc lá và lạm dụng bia rượu cũng là nguy cơ bệnh tăng huyết áp.

  • Những người căng thẳng kéo dài là đối tượng nguy cơ của bệnh tăng huyết áp.

Phòng ngừa bệnh Tăng huyết áp nguyên phát

Để ngăn ngừa bệnh tăng huyết áp nguyên phát xảy ra, cần thực hiện các biện pháp sau:

  • Chế độ dinh dưỡng khoa học, ăn nhiều trái cây, rau củ quả, thực phẩm ít chất béo, thực phẩm giàu kali. Tránh sử dụng những loại thức ăn có chứa nhiều dầu mỡ, chất béo bão hòa, muối, đường, đồ ăn nhanh... để ngăn ngừa huyết áp cao.

  • Chú trọng giảm muối trong khẩu phần ăn: duy trì hàm lượng natri đến 1500mg/ngày để không bị bệnh tăng huyết áp. Giảm lượng muối mà cơ thể tiêu thụ bằng nhiều cách: giảm nêm muối, chú ý đến hàm lượng muối có trong các thực phẩm từ biển...

  • Duy trì thể trạng không bị béo phì, dựa vào chỉ số BMI.

  • Tập thể dục thể thao, có chế độ rèn luyện sức khỏe hợp lý. Tập thể dục ít nhất 30 phút mỗi ngày.

  • Không sử dụng thuốc lá, bia rượu thường xuyên để giảm nguy cơ mắc bệnh.

  • Giảm thiểu những căng thẳng trong cuộc sống. Nếu đang gặp phải căng thẳng, cần thư giãn, thực hiện các biện pháp thực hành để giúp giảm căng thẳng.

  • Thường xuyên theo dõi huyết áp của bản thân tại nhà. Nếu có chỉ định của bác sĩ, cần uống thuốc đều đặn theo chỉ định đó và đến gặp bác sĩ khi có dấu hiệu bất thường.

Các biện pháp chẩn đoán bệnh Tăng huyết áp nguyên phát

Để chẩn đoán bệnh nhân tăng huyết áp nguyên phát, cần đo huyết áp cho bệnh nhân. Nếu kết quả đo huyết áp cao hơn so với mức bình thường, bệnh nhân sẽ được chỉ định kiểm tra huyết áp tại nhà trong một khoảng thời gian liên tục mà bác sĩ đưa ra. Bệnh nhân ghi nhận huyết áp được theo dõi thường xuyên tại nhà và bác sĩ dựa vào đó để đánh giá tình trạng huyết áp của bệnh nhân.

Ngoài đo huyết áp, bệnh nhân sẽ được chỉ định làm thêm một số kỹ thuật để góp phần đánh giá ảnh hưởng của tình trạng tăng huyết áp đến sức khỏe, bao gồm:

  • Soi đáy mắt.

  • Khám tim, phổi.

Những chỉ định cận lâm sàng được đưa ra để đánh giá tình trạng bệnh lý về tim, thận có nguyên nhân từ việc tăng huyết áp bao gồm:

  • Xét nghiệm nồng độ Cholesterol có trong máu.

  • Siêu âm tim.

  • Đo điện tâm đồ.

  • Xét nghiệm các chỉ số đánh giá chức năng thận.

Các biện pháp điều trị bệnh Tăng huyết áp nguyên phát

Vì tăng huyết áp nguyên phát chưa phát hiện được rõ ràng nguyên nhân gây bệnh nên điều trị căn bệnh này cũng gặp những vấn đề khó khăn, và mục tiêu điều trị chỉ để khắc phục những triệu chứng mà bệnh này gây ra.

Đối với tăng huyết áp nguyên phát nhẹ

  • Không cần sử dụng thuốc

  • Thay đổi lối sống khoa học, lành mạnh , đề phòng tăng huyết áp đột ngột.

Đối với tăng huyết áp nguyên phát nặng:

  • Sử dụng các nhóm thuốc sau để điều trị: thuốc lợi tiểu, thuốc ức chế canxi, thuốc chẹn beta, thuốc tác động lên hệ thần kinh trung ương, thuốc ức chế men chuyển và thuốc ức chế thụ thể Angiotensin.

  • Kết hợp với việc thay đổi lối sống để khắc phục cũng như đề phòng biến chứng của bệnh.

Đối với tăng huyết áp nguyên phát trầm trọng:

Báo hiệu khi chỉ số huyết áp lên đến 180/110mmHg, bệnh nhân cần nhập viện để theo dõi và điều trị theo chỉ định của bác sĩ đối với từng ca bệnh.

  • Một số lưu ý khi điều trị tăng huyết áp nguyên phát như sau:

  • Thay đổi lối sống được nhắc đến ở trên bao gồm những việc làm sau:

  • Chế độ ăn uống khoa học, ăn nhiều chất xơ, kali và hạn chế natri, dầu mỡ, chất béo bão hòa.

  • Tập thể dục mỗi ngày.

  • Ngăn chặn béo phì, giảm cân khi đã béo phì.

  • Không sử dụng thuốc lá.

  • Hạn chế uống bia rượu.

  • Đẩy lùi căng thẳng khỏi cuộc sống.

Lưu ý khi điều trị

  • Không được tự ý ngưng dùng thuốc khi thấy huyết áp tạm thời trở lại bình thường mà chưa có chỉ định của bác sĩ.

  • Không được tự mua thuốc điều trị khi chưa có chỉ dẫn của bác sĩ.

 

Xem thêm:

Câu chuyện khách hàng Sống khỏe Sức khỏe tổng hợp