Unfortunately, the content on this page is not available in
English.
Please press continue to read the content in Vietnamese.
Thank you for your understanding!
Tổng quan bệnh Parkinson
Bệnh Parkinson là một trong những bệnh về thần kinh, thường xảy ra khi nhóm tế bào trong não bị thoái hóa, không thể kiểm soát được vận động của cơ bắp, khiến cho con người đi lại khó khăn, cử động chân chạp, chân tay bị run cứng. Khi bệnh tiến triển có thể ảnh hưởng đến các tế bào thần kinh, làm thiếu hụt dopamine.
Hiện nay, vẫn chưa có một phương pháp để có thể chữa khỏi hoàn toàn bệnh nhân bị mắc bệnh Parkinson mà chỉ có những biện pháp giúp cải thiện chất lượng cuộc sống, trì hoãn tiến trình tiến triển của bệnh.
Vậy bệnh parkinson là gì? Bệnh parkinson nguyên nhân như thế nào? Và bệnh parkinson có di truyền hay không?
Nguyên nhân bệnh Parkinson
Các nhà khoa học chưa có lý giải về nguyên nhân các tế bào não sản sinh chất dẫn truyền thần kinh bị thoái hóa và chết đi mà chỉ có thể đưa ra một số yếu tố gây bệnh khác nhau như: do tuổi tác (lớn tuổi), do di truyền, do yếu tố môi trường, thậm chí có thể là do virus...
Triệu chứng bệnh Parkinson
Bệnh nhân bị bệnh Parkinson có một số biểu hiện, dấu hiệu bệnh như sau:
-
Tính cách thay đổi: Do bộ não thường chịu trách nhiệm về suy nghĩ, hành động, nhìn nhận và phản ứng với tình huống, nên bất kỳ thay đổi nào trong tính cách cũng là nguyên nhân sớm của bệnh Parkinson.
-
Phối hợp các hoạt động chậm chạp: đây là một trong những dấu hiệu rõ rệt nhất của bệnh Parkinson khi mới ở giai đoạn đầu. Với các biểu hiện như: bất kỳ thay đổi tư thế như quay đầu, quay người, cài khuy, buộc dây giày... được làm với tốc độ chậm, không rõ ràng.
-
Giảm cảm giác về mùi: ở giai đoạn đầu, bệnh Parkinson thường ảnh hưởng đến khứu giác của con người, làm cho bệnh nhân không có khả năng phân biết mùi của thực phẩm, tình trạng này ngày càng nặng nếu không được chũa trị kịp thời.
-
Các vấn đề về đường ruột: với các dấu hiệu như táo bón hoặc các vấn đề về tiêu hóa phổ biến, đặc biệt với người lớn tuổi.
-
Đau vai: bệnh đau vai kéo dài, kể cả khi có sự can thiệp của y tế như dùng thuốc mà không thuyên giảm là một trong những dấu hiệu của bệnh Parkinson.
-
Mệt mỏi: Biểu hiện mệt mỏi thường xuyên kèm với một trong những dấu hiệu sớm của bệnh Parkinson sẽ là nguy cơ cao của .
-
Có một số thay đổi trong những thói quen sinh hoạt hàng ngày như: thay đổi chữ viết, giọng nói, tính khí thất thường.
-
Một số biểu hiện bệnh dễ dàng gặp phải như: run nhẹ khi bệnh đã tiến triển, gặp vấn đề khi di chuyển, rối loạn giấc ngủ, liệt cơ mặt, ngất xỉu, mất sự cân bằng.
Đối tượng nguy cơ bệnh Parkinson
Bệnh Parkinson thường có nguy cơ cao ở những người cao tuổi, tăng dần theo độ tuổi, đặc biệt từ 60 tuổi trở lên. Xét về giới tính, nam giới có khả năng mắc bệnh Parkinson cao hơn nữ giới.
Các yếu tố làm tăng nguy cơ bị bệnh Parkinson như: tuổi tác, yếu tố di truyền, giới tính, tiếp xúc với độc tố.
Phòng ngừa bệnh Parkinson
Các biện pháp phòng ngừa bệnh Parkinson như sau:
-
Tắm nắng thường xuyên để bổ sung đủ vitamin D cho cơ thể. Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, hầu hết các bệnh nhân mắc bệnh Parkinson đều có nồng độ Vitamin D thấp.
-
Uống trà xanh hàng ngày có tác dụng ngăn không cho độc tố có thể giết chết tế bào thần kinh thâm nhập vào não.
-
Sử dụng cà phê hợp lý giúp ngăn ngừa nhiều vấn đề sức khỏe, trong đó giúp hạn chế nguy cơ mắc bệnh.
-
Tránh xa môi trường độc hại, đặc biệt thuốc diệt trừ sâu...
-
Bổ sung nguồn dinh dưỡng từ những loại hoa quả giàu flavonoid.
-
Có chế độ tập thể dục khoa học.
Các biện pháp chẩn đoán bệnh Parkinson
Để chuẩn đoán bệnh Parkinson, các bác sĩ chưa có xét nghiệm nào có thể dùng để chuẩn đoán và khẳng định bệnh Parkinson mà chỉ kết luận thông qua dấu hiệu bệnh nhân qua một thời gian dài để kết luận.
Các biện pháp điều trị bệnh Parkinson
Biện pháp để điều trị bệnh Parkinson chủ yếu dựa vào thuốc và luyện tập phục hồi. Trong một số trường hợp phải phẫu thuật não để chữa trị. Đơn thuốc được điều chỉnh dựa vào tình trạng bệnh.
Xem thêm:
- Ảnh hưởng của COVID-19 đến sức khỏe tim mạch
- Vì sao bạn dễ bị đau đầu sau khi ngủ trưa?
- Khi nào cần phẫu thuật u cột sống?
- Phẫu thuật dị tật đốt sống chẻ đôi bằng đường vào phía sau
- Điều trị bệnh nhược cơ: Thông tin cần biết
- Tê bì chân tay khi ngủ, vì sao?
- Tìm hiểu về bệnh tăng trương lực cơ thần kinh (neuromyotnia), còn gọi là hội chứng Isaac
- Các mẹo dân gian chữa đau thần kinh tọa
- Trẻ 8 tuổi thường xuyên tê chân khi ngủ có sao không?
- Đau đầu mỗi lần sốt, giật nhói và co giật cơ đùi bắp tay sát xương sườn là dấu hiệu bệnh gì?