Điều trị cúm A/H1N1 thế nào?

Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Bác sĩ Võ Hà Băng Sương - Bác sĩ Nội tổng quát - Khoa Khám bệnh & Nội khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Phú Quốc.

Dịch cúm A hay dịch cúm H1N1 gần như xảy ra vào mỗi năm, nhất là vào mùa đông xuân. Vậy điều trị bệnh cúm do dịch cúm A/H1N1 gây ra như thế nào?

1. Điều trị bệnh cúm do dịch cúm A/H1N1 gây ra

Đa phần các trường hợp mắc bệnh cúm A sẽ tự khỏi trong khoảng 7 - 10 ngày. Tuy nhiên, khi nghi ngờ bị nhiễm virus cúm thì người bệnh cần được cách ly để tránh lây truyền virus cho mọi người xung quanh. Hầu hết người bệnh được điều trị tại chỗ, trừ trường hợp bệnh tiến triển nặng hoặc gây ra biến chứng thì cần được đưa đến các cơ sở y tế để có thể được thực hiện hồi sức tích cực hoặc xác định nguyên nhân gây bệnh và điều trị thích hợp.

Tùy theo mức độ bệnh, bác sĩ sẽ lựa chọn các phương pháp điều trị cúm A như sau:

1.1 Điều trị tại nhà

  • Để người bệnh nghỉ ngơi nhiều nhất có thể.
  • Uống thuốc hạ sốt theo chỉ định của bác sĩ.
  • Uống nhiều nước, ăn uống chế độ hợp lý, bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng, đồ ăn dễ tiêu hóa, hạn chế uống nước lạnh.
  • Tắm nước ấm, bận quần áo nhẹ, thông thoáng để giảm nhiệt độ cơ thể.
  • Nếu trường hợp sau 7 ngày các triệu chứng vẫn chưa thuyên giảm, đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế để cấp cứu kịp thời.
  • Trong thời gian đó, người bệnh nên hạn chế ra ngoài những nơi công cộng hoặc tiếp xúc với nhiều người, nếu có thì phải mang khẩu trang y tế.

1.2 Điều trị tại cơ sở y tế

  • Những trường hợp tiến triển nặng, người nhà cần đưa bệnh nhân đến các cơ sở khám chữa bệnh để kịp thời cấp cứu và điều trị để được theo dõi, xét nghiệm và chỉ định dùng thuốc kháng virus phù hợp.
  • Điều trị triệu chứng để phòng ngừa biến chứng như co giật do sốt, mất nước..
  • Thuốc được chỉ định để điều trị cúm A không biến chứng cho trẻ trên 1 tuổi và người lớn là Tamiflu. Nếu thuốc được dùng trong 48 giờ, thời gian điều trị sẽ rút ngắn còn 1-3 ngày. Các trường hợp biến chứng nặng sẽ được bác sĩ chỉ định điều trị cùng các loại thuốc kháng sinh khác.
  • Lưu ý thuốc Tamiflu không phải là thuốc đặc trị chữa cúm A mà chỉ là thuốc hỗ trợ điều trị, do đó hiệu quả tối đa nhất khi sử dụng trong vòng 24 giờ.
Cúm
Sử dụng khẩu trang khi đến nơi đông người trong mùa dịch cúm A/H1N1

2. Phòng ngừa dịch cúm A/H1N1 bằng chủng ngừa vắc-xin

Tiêm phòng vắc-xin
Có thể phòng ngừa dịch cúm A/H1N1 bằng chủng ngừa vắc-xin cúm

Hiện nay, có thể phòng ngừa dịch cúm A/H1N1 bằng chủng ngừa vắc-xin cúm.

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec cung cấp cho khách hàng cả trẻ nhỏ và người lớn dịch vụ tiêm phòng vắc-xin cúm. Ngoài cúm A/H1N1, vắc-xin còn có thể giúp phòng ngừa 2 loại virus gây bệnh cúm khác là cúm A/H3N2 và cúm B.

Sau khi tiêm khoảng 2 - 3 tuần, vắc-xin sẽ tạo kháng thể để giúp cơ thể phòng ngừa với các loại virus gây bệnh cúm. Vắc-xin duy trì tác dụng trong khoảng 6 - 12 tháng. Do đó, để phòng ngừa dịch cúm A/H1N1 cũng như các virus cúm khác, cả người lớn và trẻ nhỏ nên tiêm chủng hàng năm.

Trong trường hợp người bệnh đã bị nhiễm virus cúm và tiêm vắc-xin thì sau khi tiêm vẫn có khả năng bị bệnh cúm.

Để đạt hiệu quả phòng ngừa cao nhất, cả trẻ em và người lớn cần lưu ý tiêm đúng lịch và tiêm đủ mũi, đặc biệt là mũi nhắc lại.

Dịch cúm A/H1N1 gây ra bệnh cúm với các triệu chứng như ho, sốt, sổ mũi, ... Hầu hết bệnh có thể tự khỏi và người bệnh có thể tự chăm sóc và điều trị tại nhà. Tuy nhiên, cần lưu ý nếu bệnh tiến triển nặng, người bệnh cần được đưa đến cơ sở y tế để được các bác sĩ thăm khám và điều trị, xử lý kịp thời các biến chứng.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

93.7K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan