Điều trị cúm biến chứng ở trẻ em

Bài viết bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Thị Dinh - Bác sĩ Nhi - Trung tâm Nhi - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City

Bệnh cúm là căn bệnh hô hấp cấp tính và để lại nhiều biến chứng nguy hiểm đến sức khỏe người bệnh, nhất là các đối tượng trẻ em. Vì thế việc điều trị biến chứng do cúm gây ra cần được triển khai nhanh chóng và kịp thời.

1. Biến chứng nguy hiểm của bệnh cúm

Bệnh cúm là bệnh hô hấp cấp tính do vi - rút cúm A hoặc B (hiếm gặp hơn là vi - rút cúm C) gây ra. Theo đó, trẻ nhỏ là đối tượng thường xuyên mắc cúm cũng như dễ dàng gặp các biến chứng bệnh gây ra do hệ miễn dịch của trẻ chưa phát triển hoàn thiện, đặc biệt là trẻ mắc bệnh hen suyễn, có bất thường về phát triển tâm thần kinh, trẻ có bệnh mạn tính, trẻ có bệnh lý tim mạch, trẻ có bệnh lý về máu, nội tiết, thận, gan, hoặc bệnh lý rối loạn chuyển hóa, trẻ béo phì, trẻ phải sử dụng corticoid, aspirin hoặc hóa trị liệu kéo dài, trẻ nhiễm HIV thường có nguy cơ gặp các biến chứng bệnh cao hơn.

Một số biến chứng có thể xảy ra ở trẻ mắc cúm như sau:

Một số biến chứng do bệnh cúm gây ra nếu không được thăm khám và điều trị kịp thời có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của trẻ.

viêm tai giữa
Bệnh cúm không được điều trị có thể gây biến chứng viêm tai giữa ở trẻ nhỏ

2. Điều trị cúm biến chứng ở trẻ như thế nào?

Trẻ mắc cúm có biến chứng cần được theo dõi điều trị tại cơ sở y tế. Tùy theo biến chứng bệnh gây ra mà bác sĩ sẽ có các biện pháp xử trí cụ thể cho từng biến chứng như: hỗ trợ hô hấp, kháng sinh, điều trị suy tim, chống phù não...

Bên cạnh việc tuân thủ điều trị, khi trẻ mắc cúm cần được nghỉ học cách ly tại nhà hạn chế tiếp xúc gần, đồng thời hướng dẫn trẻ rửa tay thường xuyên với xà phòng, đeo khẩu trang tránh lây cho người khác và các thành viên trong gia đình.

Hầu hết trẻ mắc cúm sẽ hồi phục sau một đến hai tuần mà không cần điều trị. Tuy nhiên, cúm ở trẻ có thể xuất hiện các triệu chứng nghiêm trọng cần được theo dõi, bao gồm:

  • Trẻ thở nhanh hoặc khó thở
  • Da tím tái
  • Đau tức ngực hoặc bụng
  • Co giật
  • Nôn nhiều hoặc không uống nước được
  • Trẻ rất kích thích hoặc li bì khó đánh thức
  • Khóc không có nước mắt
  • Có dấu hiệu mất nước như chóng mặt khi đứng hoặc tiểu ít
  • Sốt kèm theo nổi ban

Để hạn chế tối đa biến chứng do cúm gây ra, khi trẻ có một trong các dấu hiệu trên, các bậc cha mẹ cần phải đưa trẻ đến cơ sở y tế để được điều trị kịp thời.

Tuy là một căn bệnh nguy hiểm và có thể xảy ra nhiều biến chứng nguy hiểm nhưng bệnh có thể phòng ngừa và kiểm soát bằng cách tiêm vắc - xin cúm hàng năm. Vì thế các bậc cha mẹ cần chú ý và chích ngừa đầy đủ các mũi vắc - xin đảm bảo sức khỏe cho trẻ.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

1.9K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan