Căng thẳng có gây ung thư vú không?

Căng thẳng là một trong những yếu tố kích thích sự phát triển khối u ở vú. Vậy căng thẳng có gây ung thư vú không? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn câu trả lời về tác hại của căng thẳng gây ung thư vú.

1. Nguyên nhân gây ung thư vú

Ung thư vú là tình trạng do những đột biến gen xảy ra và khiến cho những tế bào tuyến vú được sản sinh một cách mất kiểm soát. Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng này, trong đó, khoảng 5 đến 7% là do di truyền và khoảng hơn 90% là do những yếu tố đến từ môi trường và lối sống của người bệnh. Cụ thể:

  • Môi trường: Theo những nghiên cứu gần đây, môi trường có ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe của chúng ta. Một số những yếu tố như khói bụi, hóa chất, vi sinh vật, tia X, tia tử ngoại,... chính là những yếu tố có liên quan đến các loại bệnh ung thư, trong đó có cả ung thư vú.
  • Lối sống: Các chuyên gia cho rằng, bệnh ung thư vú có liên quan đến tình trạng thừa cân, béo phì, thói quen hút thuốc và lười vận động.
  • Khả năng miễn dịch của cơ thể: Hệ miễn dịch của cơ thế cũng được cho là một trong những nguyên nhân gây ung thư vú. Bạn có thể hiểu đơn giản là nếu hệ miễn dịch khỏe mạnh thì nguy cơ ung thư sẽ thấp hơn. Ngược lại, khi hệ miễn dịch hoạt động kém thì những tế bào, những khối u ác tính sẽ vượt qua sự kiểm soát của chúng và hình thành bệnh, trong đó có bệnh ung thư vú.

Mặc dù ung thư vú cũng là một trong những loại ung thư có thể điều trị được, nhưng một khi nó đã di căn - tức là nó đã phát triển và lan rộng - thì nó có thể phát triển nhanh chóng và trở lên đa dạng.

2. Căng thẳng có gây ung thư vú không?

Vậy “căng thẳng có gây ung thư vú không?” Nghiên cứu trước đây mà Medical News Today đã đề cập cho thấy rằng việc tiếp xúc với căng thẳng mãn tính (dài hạn) là một yếu tố góp phần vào sự phát triển của tế bào ung thư trong bệnh ung thư vú.

Giờ đây, một nghiên cứu mới được thực hiện bởi một nhóm từ Đại học Basel và Bệnh viện Đại học Basel ở Thụy Sĩ đã phát hiện thêm bằng chứng cho thấy căng thẳng có thể thúc đẩy sự lây lan của các khối u ung thư vú,.

Nghiên cứu - mà nhóm thực hiện trên mô hình chuột - đã phát hiện ra rằng các hormone căng thẳng hỗ trợ sự di căn của ung thư vú. Các nhà khoa học cũng tuyên bố rằng các dẫn xuất của hormone căng thẳng có trong một số phương pháp điều trị chống viêm có thể thực sự “giải trừ” các tác nhân hóa trị .

Có rất nhiều giả thuyết nói về việc căng thẳng có thể sẽ góp phần vào nguy cơ phát triển ung thư vú như sau:

  • Kích hoạt liên tục các phản ứng về căng thẳng và tiếp xúc với các hormone liên quan sẽ có thể thúc đẩy sự phát triển và lây lan của các khối u.
  • Hệ thống miễn dịch có thể đóng vai trò quan trọng trong việc tìm kiếm và loại bỏ các tế bào ung thư. Nhưng căng thẳng đã mãn tính có thể sẽ khiến hệ thống miễn dịch của con người khó thực hiện những nhiệm vụ này hơn.
  • Kéo dài tình trạng căng thẳng sẽ có thể dẫn đến các tình trạng viêm nhiễm, góp phần gây nguy cơ ung thư.

Như vậy, có thể thấy căng thẳng là một trong những tác nhân gây nên tình trạng ung thư vú. Kiểm soát căng thẳng chính là góp phần giảm thiểu nguy cơ ung thư.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

174 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan