Các yếu tố nguy cơ đối với khối u não và tủy sống

Yếu tố nguy cơ là bất cứ yếu tố nào làm tăng khả năng phát triển khối u não hoặc u tủy sống của một người. Các loại ung thư khác nhau có các yếu tố nguy cơ khác nhau. Một số yếu tố nguy cơ bạn có thể thay đổi như hút thuốc. Một số yếu tố nguy cơ bạn không thể thay đổi bao gồm tuổi hay lịch sử gia đình.

1. Yếu tố nguy cơ dẫn tới ung não và u tủy sống

Một người có khả năng có một hoặc thậm chí vài yếu tố nguy cơ. Điều đó không đồng nghĩa với việc người đó sẽ mắc bệnh. Ngược lại nhiều người bị u não hoặc u tủy sống mà không có bất kỳ yếu tố nguy cơ nào.

Nhiều loại khối u khác nhau có thể khởi phát trong não hoặc u tủy sống. Mặc dù chúng có thể có một số yếu tố nguy cơ chung, những khối u khác nhau này cũng có thể có các yếu tố nguy cơ khác nhau.

Nhìn chung, hầu hết các khối u não không liên quan đến bất kỳ yếu tố nguy cơ nào và không có nguyên nhân rõ ràng. Tuy nhiên có một số yếu tố được cho rằng có thể làm tăng nguy cơ bị u não.

U tủy sống
Nhiều loại khối u khác nhau có thể khởi phát trong não hoặc u tủy sống

1.1. Tiếp xúc với bức xạ

Yếu tố nguy cơ từ môi trường được ghi nhận nhiều nhất ở bệnh u não là tiếp xúc với bức xạ, thường là do xạ trị trong điều trị một số bệnh khác. Ví dụ: Trẻ em bị hắc lào trên da đầu (nhiễm nấm) đôi khi có thể được điều trị bằng xạ trị liều thấp, điều này sau đó được xác nhận làm tăng nguy cơ mắc một số loại u não khi trẻ lớn lên.

Ngày nay, hầu hết các khối u não gây ra do bức xạ do điều trị các bệnh ung thư khác. Các chuyên gia đã ghi nhận u não xảy ra thường xuyên nhất ở những người được phóng xạ vào não khi còn nhỏ để điều trị bệnh bạch cầu. Những khối u não này thường phát triển khoảng 10 đến 15 năm sau bức xạ, nhưng đôi khi chúng có thể không xuất hiện cho đến hàng chục năm sau.

Các khối u do bức xạ vẫn còn khá hiếm, nhưng do nguy cơ gia tăng (cũng như các tác dụng phụ khác), xạ trị chỉ được thực hiện sau khi cân nhắc cẩn thận giữa lợi ích và rủi ro có thể xảy ra. Đối với hầu hết bệnh nhân mắc các bệnh ung thư khác ở não hoặc đầu, lợi ích của xạ trị vượt xa nguy cơ phát triển khối u não nhiều năm sau đó.

1.2. Tiền sử gia đình

Hầu hết những người bị u não không có tiền sử gia đình về u não, nhưng trong một số trường hợp hiếm hoi, các khối u tại não và tủy sống có yếu tố gia đình. Nhìn chung, bệnh nhân mắc hội chứng ung thư gia đình có xu hướng có nhiều khối u khởi phát lần đầu tiên trong đời khi họ còn trẻ. Một số gia đình có các rối loạn được xác định rõ, chẳng hạn như:

1.2.1. U sợi thần kinh loại 1 (NF1)

Rối loạn di truyền này, còn được gọi là bệnh von Recklinghausen, là hội chứng phổ biến nhất liên quan đến các khối u não hoặc tủy sống. Những người bị tình trạng này có nguy cơ cao mắc u tuyến tiền liệt, u màng não và một số loại u thần kinh đệm, cũng như u sợi thần kinh (khối u lành tính của dây thần kinh ngoại vi). Những thay đổi xảy ra trong gen NF1 sẽ gây ra rối loạn này. Những thay đổi này được thừa hưởng từ cha mẹ ở 50% số trường hợp. Ở những người còn lại, những đột biến gen NF1 xảy ra trước khi trẻ được chào đời.

Xạ trị
Ngày nay, hầu hết các khối u não gây ra do bức xạ do điều trị các bệnh ung thư khác

1.2.2. U sợi thần kinh loại 2 (NF2)

Loại u này ít phổ biến hơn nhiều so với NF1 và có liên quan đến u tế bào tiền đình (u thần kinh âm thanh), hầu như luôn xảy ra ở cả hai bên đầu. Loại di truyền này làm tăng nguy cơ phát triển u màng não hoặc u tủy sống. Những thay đổi trong gen NF2 thường là nguyên nhân gây ra bệnh u xơ thần kinh loại 2. Giống như NF1, những thay đổi gen được di truyền trong khoảng một nửa số trường hợp. Trong nửa còn lại, chúng xảy ra trước khi chào đời ở những đối tượng trẻ em không có tiền sử gia đình.

1.2.3. Bệnh xơ cứng củ

Những người bị tình trạng này có thể bị u tế bào hình sao khổng lồ dưới lớp đệm (SEGA). Đây là những khối u tế bào hình sao cấp thấp phát triển bên dưới các tế bào hình sao của tâm thất. Họ cũng có thể có các khối u lành tính khác ở não, da, tim, thận và các cơ quan khác. Tình trạng này là do những thay đổi trong gen TSC1 hoặc TSC2. Những thay đổi gen này có thể được di truyền từ cha mẹ, nhưng thường chúng xuất hiện ở những người không có tiền sử gia đình.

1.2.4. Hội chứng Von Hippel-Lindau

Những người bị tình trạng này có xu hướng xuất hiện các khối u lành tính hoặc ung thư ở các bộ phận khác nhau trên cơ thể, bao gồm cả u nguyên bào máu (khối u mạch máu lành tính) trong não, tủy sống, võng mạc, khối u tai trong, thận, tuyến thượng thận, và tuyến tụy. Nó được gây ra bởi những thay đổi trong gen VHL. Thông thường, những thay đổi về gen là do di truyền, nhưng trong một số trường hợp là do đột biến trước khi sinh ra.

1.2.5. Hội chứng Li-Fraumeni

Những người bị tình trạng này có nguy cơ phát triển u thần kinh đệm cao hơn. Ngoài ra họ còn có nguy cơ mắc ung thư vú, sacôm mô mềm, bệnh bạch cầu, ung thư tuyến thượng thận và một số loại ung thư khác. Nó được gây ra bởi những thay đổi trong gen TP53.

1.2.6. Hội chứng Turcot

Hội chứng Turcot (còn được gọi là hội chứng polyposis khối u não) mô tả những người có nhiều polyp ruột kết và có nguy cơ cao ung thư đại trực tràng, cũng như có nguy cơ cao mắc một số loại khối u não. Nhưng hội chứng này thực chất được tạo thành do hai tình trạng di truyền khác nhau:

  • Khi liên kết với bệnh đa bội nhiễm tuyến phụ gia đình (FAP), có một đột biến trong gen APC. Ở những người có đột biến gen này, các khối u não thường là u nguyên bào tủy.
  • Khi có liên quan đến hội chứng Lynch (còn được gọi là ung thư đại trực tràng không đa polyp di truyền), đột biến nằm ở một trong những gen sửa chữa không phù hợp, chẳng hạn như MLH1 hoặc PMS2. Ở những người có một trong những đột biến gen này, các khối u não thường là u thần kinh đệm.
Hệ miễn dịch suy giảm khiến trẻ dễ mắc bệnh tiêu chảy cấp
Những người có hệ thống miễn dịch suy yếu có thể có nguy cơ phát triển các khối u lympho não hoặc tủy sống

1.3. Các hội chứng khác

Một số bệnh di truyền khác cũng làm tăng nguy cơ mắc một số loại u não và tủy sống, bao gồm:

Một số gia đình có thể có rối loạn di truyền không được xác định rõ ràng hoặc thậm chí chỉ xuất hiện ở 1 cá thể của gia đình đó.

2. Có hệ thống miễn dịch suy yếu

Những người có hệ thống miễn dịch suy yếu có thể có nguy cơ phát triển các khối u lympho não hoặc tủy sống (được gọi là u lympho thần kinh trung ương nguyên phát). Ung thư bạch huyết là bệnh ung thư của tế bào lympho (một loại tế bào bạch cầu chống lại bệnh tật). U lympho thần kinh trung ương nguyên phát ít phổ biến hơn u lympho phát triển bên ngoài não.

Hệ thống miễn dịch suy yếu có thể do bẩm sinh (xuất hiện khi mới sinh), hoặc có thể do đang điều trị các bệnh ung thư khác, hoặc đang điều trị để ngăn chặn đào thải các cơ quan được cấy ghép hoặc như trong các bệnh như hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải (AIDS).

3. Các yếu tố có tác động không chắc chắn, gây tranh cãi hoặc chưa được chứng minh

3.1. Sử dụng điện thoại di động

Điện thoại di động phát ra tia tần số vô tuyến (RF) (một dạng năng lượng trên phổ điện từ giữa sóng đài FM và các tia được sử dụng trong lò vi sóng, ra đa và đài vệ tinh. Điện thoại di động không phát ra bức xạ ion hóa, loại có thể gây ung thư bằng cách làm hỏng DNA bên trong tế bào. Tuy nhiên, vẫn có những lo ngại rằng điện thoại có ăng-ten được tích hợp sẵn khi được đặt gần đầu khi sử dụng có thể làm tăng nguy cơ mắc các khối u não.

Một số nghiên cứu đã gợi ý rằng nguy cơ mắc các khối u não hoặc u tế bào tiền đình (u thần kinh âm thanh) tăng lên khi sử dụng điện thoại di động, nhưng hầu hết các nghiên cứu lớn hơn cho đến nay đều không tìm thấy sự gia tăng nguy cơ, cả tổng thể hoặc giữa các loại khối u cụ thể. Tuy nhiên, có rất ít nghiên cứu về thời gian sử dụng lâu dài (10 năm trở lên). Việc sử dụng điện thoại di động có thể chưa đủ lâu để xác định những rủi ro có thể xảy ra khi sử dụng suốt đời. Công nghệ điện thoại di động cũng tiếp tục thay đổi và không rõ điều này có thể ảnh hưởng như thế nào đến nguy cơ mắc ung thư não.

Những rủi ro này đang được nghiên cứu, nhưng có lẽ phải mất nhiều năm nữa mới có thể đưa ra kết luận chắc chắn. Nếu bạn lo lắng, có nhiều cách để giảm mức độ phơi nhiễm của cá nhân bạn, chẳng hạn như sử dụng loa của điện thoại hoặc tai nghe, với mục đích đặt điện thoại xa khỏi đầu.

3.2. Những yếu tố khác

Các yếu tố từ môi trường khác như tiếp xúc với vinyl clorua (hóa chất được sử dụng để sản xuất nhựa), sản phẩm dầu mỏ và một số hóa chất khác có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh u não trong một số nghiên cứu, nhưng lại không có mối liên quan ở một số nghiên cứu khác.

Tiếp xúc với aspartame (một chất thay thế đường), tiếp xúc với trường điện từ ở đường dây điện và máy biến áp, và nhiễm một số loại vi-rút nhất định được cho là các yếu tố nguy cơ có thể xảy ra, nhưng hầu hết các nhà nghiên cứu đều đồng ý rằng không có bằng chứng thuyết phục giữa các yếu tố này với việc phát triển khối u não.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

346 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan