Vai trò của mổ nội soi trong điều trị các bệnh lý khớp vai

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ chuyên khoa II Mai Anh Kha - Bác sĩ ngoại Chấn thương chỉnh hình - Khoa Ngoại tổng hợp - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng.

Phẫu thuật nội soi khớp vai là một loại phẫu thuật “lỗ khóa” giúp bác sĩ có thể gián tiếp nhìn vào bên trong khớp được thực hiện để điều trị thương tổn do chấn thương dây chằng hoặc gân, các vấn đề về sụn, hỏng hoặc rách khớp, viêm khớp, viêm quanh khớp vai mà vết mổ khớp vai rất nhỏ.

1. Mổ nội soi khớp vai

Nội soi khớp là một thủ tục mà các bác sĩ phẫu thuật chỉnh hình sử dụng để kiểm tra, chẩn đoán và điều trị các vấn đề bên trong khớp.

Trong quá trình nội soi khớp vai, bác sĩ phẫu thuật sẽ đặt một máy ảnh nhỏ, được gọi là máy soi khớp, vào khớp vai của bạn. Camera hiển thị hình ảnh trên màn hình video và bác sĩ phẫu thuật sử dụng những hình ảnh này để điều hướng các dụng cụ phẫu thuật thu nhỏ.

Bác sĩ phẫu thuật sử dụng các vết mổ khớp vai rất nhỏ (vết cắt). Điều này giúp giảm đau cho bệnh nhân và rút ngắn thời gian phục hồi và trở lại các hoạt động thường nhật.

Nội soi khớp vai giúp chẩn đoán, điều trị và phục hồi sau phẫu thuật dễ dàng và nhanh chóng hơn. Những cải tiến đối với nội soi khớp vai diễn ra hàng năm khi các dụng cụ và kỹ thuật mới được phát triển.

Khớp vai là khớp phức tạp với khả năng thực hiện nhiều cử động hơn bất kỳ khớp nào trên cơ thể người. Khớp vai gồm xương cánh tay, xương bả vai, xương đòn, chỏm xương cánh tay hoạt động xung quanh ổ chảo, xung quanh ổ chảo có sụn viền ổ khớp. Bên ngoài khớp có bao khớp và bao hoạt dịch, xung quanh bao khớp là các gân cơ chóp xoay vai bám vào cổ xương cánh tay.

khớp vai
Cấu tạo của khớp vai

2. Mổ nội soi khớp vai được chỉ định trong những trường hợp nào?

Các tổn thương trong khớp vai thường gặp là tổn thương gân cơ chóp xoay do vận động quá nhiều, hao mòn theo tuổi tác hoặc do chấn thương. Bác sĩ của bạn có thể đề nghị nội soi khớp vai nếu bạn thấy đau vai nhưng điều trị bằng nội khoa không hiệu quả.

Thủ thuật này được chỉ định chủ yếu trong các trường hợp:

  • Chủ yếu cắt bỏ các mô bị viêm hoặc dị vật (sụn khớp) do bị viêm quanh khớp vai
  • Phẫu thuật tạo hình khâu lại gân cơ chóp xoay bị tổn thương
  • Phẫu thuật cắt bỏ gai xương, tạo lại hình mỏm cùng vai
  • Cắt bỏ hoặc tạo hình sụn viền ổ khớp
  • Tạo hình dây chằng
  • Trật khớp vai tái diễn.

Ngoài ra, nội soi khớp vai còn là phương pháp tiên tiến giúp các bác sĩ chấn thương chỉnh hình chẩn đoán tình trạng viêm nhiễm ở khớp vai để định hướng điều trị nội khoa.

3. Viêm quanh khớp vai và cách điều trị viêm quanh khớp vai

3.1 Viêm quanh khớp vai

Bệnh viêm quanh khớp vai là bệnh lý thường gặp ở khớp vai, gồm các thể đau và hạn chế vận động khớp vai, tổn thương ở phần mềm quanh khớp như gân, cơ, dây chằng, bao khớp. Bệnh để lâu dễ gây ra hội chứng đông đặc khớp vai nếu không được điều trị kịp thời.

Viêm đông khớp vai
Viêm đông khớp vai do không được điều trị kịp thời

Bệnh viêm quanh khớp vai được chia ra 4 thể:

  • Đau khớp vai đơn thuần
  • Đau vai cấp do lắng đọng tinh thể
  • Giả liệt khớp vai do đứt các gân
  • Hội chứng đông cứng khớp vai do viêm dính bao hoạt dịch.

3.2 Cách chữa viêm quanh khớp vai

Sử dụng các loại thuốc giảm đau là cách thông thường để điều trị viêm quanh khớp vai theo bậc thang của Tổ chức Y tế thế giới.

3.2.1 Có thể dùng một trong các loại thuốc

Acetaminophen, acetaminophen kết hợp với codein...Dùng thuốc chống viêm không steroid khác: diclofenac, piroxicam, celecoxib, floctafenine, meloxicam,...

3.2.2 Tiêm corticoid

Áp dụng tiêm corticoid tại chỗ thông qua sự hướng dẫn của siêu âm đối với các thể: Viêm khớp vai đơn thuần, đau vai cấp tính. Nhưng phải chú ý không tiêm corticoid ở bệnh nhân có đứt gân bán phần do thoái hóa vì có thể dẫn đến hoại tử gân và gây đứt gân.

3.2.3 Sử dụng vật lý trị liệu

Sử dụng vật lý trị liệu cũng là phương pháp hữu hiệu để điều trị viêm quanh khớp vai: Nếu không có sưng nóng có thể áp dụng liệu phát nhiệt như tia hồng ngoại, sóng ngắn, sóng siêu âm...

ghép khớp vai
Có thể sử dụng vật lý trị liệu để điều trị viêm quanh khớp vai

Xoa bóp để giảm đau tại chỗ. Trong giai đoạn viêm cấp có sưng đau nhiều thì phải hạn chế vận động vùng gân bị tổn thương như dùng nẹp, băng chun cố định một thời gian ngắn. Bệnh nhân cần được hướng dẫn tập vận động để phục hồi các động tác vận động của khớp vai.

3.2.4 Mổ nội soi khớp vai

Mổ nội soi khớp vai vẫn là phương pháp tốt nhất để chẩn đoán chính xác tổn thương và điều trị viêm quanh khớp vai. Phẫu thuật điều trị cho thể giả liệt, đặt biệt ở người trẻ tuổi có đứt các gân vùng khớp vai do chấn thương. Phẫu thuật để nối gân bị đứt. Phẫu thuật điều trị hạn chế chỉ định đối với người cao tuổi bị đứt gân do thoái hóa.

Để điều trị viêm quanh khớp vai hiệu quả người bệnh cần chú ý tư thế lao động, sinh hoạt phòng tránh chấn thương dù rất nhẹ nhưng lặp đi lặp lại cũng dễ gây tái phát viêm.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

757 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan